Xuất hiện hai kỳ kinh trong một tháng có đáng lo?
Có hai kỳ kinh trong một tháng thường là do một số nguyên nhân đơn giản và không gây hại nhưng trong một số trường hợp, nó có thể chỉ ra một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn cần được điều trị. Vậy dấu hiệu đi kèm nào báo hiệu bệnh lý?
Thông thường, một người phụ nữ sẽ có kinh nguyệt mỗi tháng 1 lần, khoảng cách mỗi lần trung bình khoảng từ 28 – 30 ngày, một lần diễn ra từ 2 – 7 ngày. Nếu chu kỳ này có xu hướng ngắn lại, điều này có nghĩa là 1 tháng có kinh nguyệt 2 lần. Có đến 40-60% nữ giới gặp hiện tượng bất thường này ít nhất là một lần trong đời.
1. Nguyên nhân gây ra tình trạng có 2 kỳ kinh trong một tháng
1.1 Quên uống thuốc tránh thai
Việc quên uống thuốc tránh thai, uống không đúng giờ hoặc quên tiêm thuốc tránh thai dưới da là nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Những phụ nữ đang áp dụng các biện pháp tránh thai như uống thuốc hay tiêm thuốc dưới da đều sẽ gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt khi quên uống thuốc hoặc uống không đúng giờ. Từ đó sẽ gây ra rối loạn kinh nguyệt, có thể xuất hiện 2 kỳ kinh trong một tháng vì lượng hormone bị cắt giảm đột ngột. Tuy nhiên, đây không phải là một trường hợp khẩn cấp.
Quên uống thuốc tránh thai có thể gây rối loạn kinh nguyệt.
1.2 Chế độ sinh hoạt thiếu khoa học
Nhiều người duy trì thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh trong thời gian dài cũng gây ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt như: chậm kinh, rong kinh, mất kinh hoặc 1 tháng có kinh nguyệt 2 lần. Các yếu tố lối sống có thể thay đổi chu kỳ kinh nguyệt bao gồm:
Do tâm lý căng thẳngThường xuyên di chuyển như đi du lịch, đi công tác liên tục tại nhiều nơiTập thể dục nhiều hơn với cường độ mạnhThiếu ngủ
Tất cả những yếu tố này khiến cơ thể bạn bị căng thẳng, làm ảnh hưởng đến vùng dưới đồi và dẫn đến việc giải phóng hormone căng thẳng dư thừa (cortisol).
Tất cả lượng cortisol dư thừa đó sẽ thay đổi khả năng điều chỉnh hormone của cơ thể, điều này có thể dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt không đều và kinh nguyệt nhiều hơn hoặc ít hơn. Thông thường, quay trở lại thói quen bình thường cũng sẽ giúp chu kỳ của bạn trở lại đúng hướng.
1.3 Tăng cân hoặc béo phì
Video đang HOT
Tăng cân nhanh chóng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Đó là bởi vì nó ảnh hưởng đến phần não điều chỉnh hormone (vùng dưới đồi). Điều đó có thể dẫn đến sự dao động nội tiết tố có thể gây ra hai chu kỳ trong một tháng hoặc chu kỳ không thường xuyên.
Người béo phì với hàm lượng chất béo cao (mô mỡ) có thể làm mất cân bằng hormone giới tính và dẫn đến dư thừa estrogen có thể khiến chu kỳ kinh ngắn và ra nhiều kinh hơn. Giảm cân và duy trì cân nặng hợp lý cho cơ thể có thể giúp duy trì chu kỳ kinh nguyệt đều đặn.
1.4 Các vấn đề về bệnh lý
Chị em phụ nữ sẽ là đối tượng có nguy cơ cao bị rối loạn kinh nguyệt nếu mắc những bệnh lý sau:
Polyp tử cungViêm nhiễm phụ khoa (viêm âm đạo, viêm cổ tử cung…)Buồng trứng đa nangU xơ tử cung hoặc lạc nội mạc tử cung.
Bên cạnh dấu hiệu 1 tháng có kinh nguyệt 2 lần, người bệnh còn có các triệu chứng khác thường như: thiếu máu, đau lưng, chướng bụng… tùy vào từng bệnh lý mắc phải.
2. Khi nào hai kỳ kinh trong một tháng có thể báo hiệu tình trạng bệnh lý?
Nếu tình trạng rối loạn kinh nguyệt kéo dài cần đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn.
Nếu tình trạng có hai kỳ kinh trong một tháng chỉ xuất hiện một vài lần do chu kỳ kinh nguyệt ngắn (kinh nguyệt đến sớm trước 3 – 5 ngày hoặc chu kỳ kinh kéo dài chỉ trong 21 ngày), hoặc do chế độ sinh hoạt không điều độ gây ra thì sẽ không quá nghiêm trọng.
Nhưng nếu xảy ra thường xuyên, kèm theo những dấu hiệu như: ra khí hư bất thường, đau bụng dưới, máu kinh ra quá ít hoặc quá nhiều, có mùi hôi, màu đen sẫm… thì có thể là dấu hiệt của một số bệnh lý phụ khoa như u nang buồng trứng, u xơ tử cung, viêm buồng trứng… Hoặc rối loạn nội tiết tố như: buồng trứng đa nang, cường estrogen… Lúc này, cần nhanh chóng đi khám tại cơ sở y tế chuyên khoa kịp thời. Nếu để lâu không điều trị sẽ làm giảm chức năng sinh sản và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
3. Để có một chu kỳ kinh nguyệt khỏe mạnh
Cần tăng cường vận động: Ít hoạt động thể chất có thể là nguyên nhân gây mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể và khiến chu kỳ kinh nguyệt của bạn không đều. tập thể dục thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa béo phì, kiểm soát nội tiết tố của bạn và dẫn đến kinh nguyệt đều đặn. Vì vậy, hãy khiêu vũ, tham gia một lớp thể dục nhịp điệu, hoặc ra ngoài đi dạo… Nhưng hãy chắc chắn rằng bạn tập thể dục ít nhất 30-45 phút mỗi ngày.
Luôn giữ tinh thần thoải mái, ngủ đủ giấc: Một trạng thái tâm lý ổn định, vui vẻ sẽ xua tan mọi muộn phiền, giảm căng thẳng đáng kể. Ngoài ra cũng cần dành thời gian nghỉ ngơi sau ngày làm việc bận rộn.
Cần vận động, tập thể dục thường xuyên.
Để duy trì trạng thái tích cực, bạn nên tham gia những hoạt động như: đi bộ, đọc sách, nghe nhạc, massage thư giãn, tập yoga hoặc tập thể dục đều đặn mỗi ngày,…
Chu kỳ giấc ngủ của bạn đều đặn, nó có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Phải ngủ đúng giờ là vào hầu hết các ngày trong tuần và ngủ đủ 8-9 tiếng để điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và vì sức khỏe tổng thể.
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Trong thực đơn hàng ngày, nên bổ sung thêm nhiều các loại thực phẩm như rau xanh, trái cây tươi, các loại hạt… có tác dụng cân bằng nội tiết tố, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, tăng cường sức đề kháng giúp cơ thể trở nên dẻo dai, giàu sức sống hơn.
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách: Sau mỗi lần đi vệ sinh, nên vệ sinh sạch sẽ vùng kín bằng nước sạch và lau khô bằng khăn giấy. Ngoài ra, nên dùng những sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ lành tính, có độ pH phù hợp, tránh dùng xà phòng vì sẽ khiến mất cân bằng độ pH khu vực này.
Mỗi khi tới kỳ kinh, nên lựa chọn loại băng vệ sinh phù hợp, đảm bảo tiêu chí khô thoáng, ít hương liệu, không gây bí bách và kích ứng.
Quan hệ tình dục an toàn: Đời sống tình dục văn minh, an toàn là yếu tố quan trọng giúp chị em không bị mang thai ngoài ý muốn, không mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục và có một chu kỳ kinh bình thường. Do đó, hãy sử dụng các biện pháp an toàn như sử dụng bao cao su để bảo vệ bản thân khỏi mối đe dọa từ các bệnh xã hội nguy hiểm.
Căn bệnh khiến nhiều chị em đau bụng cả tháng, ngất đi trong ngày 'đèn đỏ'
Lạc nội mạc tử cung là bệnh lành tính nhưng lại dai dẳng trong đời sống của người phụ nữ khiến chất lượng cuộc sống của họ bị ảnh hưởng.
Chị Võ Mỹ H. (29 tuổi, TP.HCM) ám ảnh vì bị chứng lạc nội mạc tử cung, chị cho biết mình phát hiện bệnh này từ hơn 2 năm trước và đến hiện tại chị cảm nhận cuộc sống của mình bế tắc khi cả tháng đau bụng. Ngày nào chị cũng thủ sẵn viên thuốc giảm đau trong túi xách để khi đau có thuốc uống.
Đến chu kỳ kinh nguyệt còn đáng sợ, chị đau lê lết không làm được việc thậm chí nhiều lần phải đi viện cấp cứu vì đau tới mức ngất đi. Người nhà chị cũng sốt ruột nhưng không biết làm thế nào. Chị H. đã đi điều trị nhiều lần nhưng không hiệu quả và chấp nhận sống chung với nó. Tuy bệnh lành tính nhưng lại vô cùng khổ sở.
TS BS Lê Quang Thanh - Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ TP.HCM, cho biết nội mạc tử cung phải nằm trong buồng tử cung. Hàng tháng nội mạc tử cung bong tróc chuẩn bị cho chu kỳ kinh nguyệt tới nhưng thay vì nằm ở tử cung thì nội mạc này lại nằm ở sai vị trí nằm rải rác ở buồng trứng, ổ bụng thậm chí có người lạc nội mạc tử cung ở phổi, ở thận hoặc vị trí xa hơn. Khi nội mạc tử cung lạc ở vị trí nào gây đau vị trí đó. Đau nhất là ở chu kỳ kinh nguyệt.
Với người bình thường, khi tới chu kỳ kinh nguyệt máu chảy ra ngoài còn người bị lạc nội mạc tử cung máu chảy ra ngoài không được tích tụ gây đau. Ví dụ lạc nội mạc tử cung nằm ở bàng quang gây đau và đi tiểu ra máu, lạc nội mạc tử cung ở trực tràng gây đau bụng, xuất huyết tiêu hoá.
Lạc nội mạc tử cung khiến chị em khổ sở là rất đau bụng kinh thậm chí có phụ nữ đau bụng cả tháng. Lạc nội mạc "đậu" ở cơ quan nào gây triệu chứng cho cơ quan đó. Trên đường tiêu hoá gây xuất huyết tiêu hoá, đi tiểu đau. Mô nội mạc này chịu tác động của nội tiết nên đến chu kỳ kinh nguyệt mô nội mạc này cũng chịu tác động của nội tiết và nó bong tróc và đau ở trên cơ quan đó.
Ảnh minh hoạ.
Lạc nội mạc tử cung còn gây chậm có con cho phụ nữ. 50 % phụ nữ lạc nội mạc tử cung chậm có con.
BS CKII Lê Ngọc Diệp - Trưởng khoa Nội soi, Bệnh viện Từ Dũ cũng cho biết có nhiều chị em cảm thấy đau khi quan hệ tình dục, đau bụng kinh hoặc chậm có con đi khám mới phát hiện ra lạc nội mạc tử cung.
Nếu lạc nội mạc tử cung bám buồng trứng nó tạo ra các u ở buồng trứng những u này không có vỏ thật mà nó chứa máu như máu kinh. Có những phụ nữ tới khám với nang to từ 10 - 15 cm.
Lạc nội mạc tử cung bám ở vách chậu, vách trực tràng không tạo ra khối u rõ nhưng khi khám khu vực này rất cứng, sần sùi và khi quan hệ tình dục chị em bị đau. Lạc nội mạc trong cơ tử cung thì gây cơ cứng tử cung.
Thậm chí, bác sĩ Diệp cho biết có bệnh nhân lạc nội mạc bám trên vết mổ lấy thai nên đến chu kỳ kinh nguyệt chị em lại đau nhói trên vết mổ và theo thời gian thì nó có thể xâm nhập sâu hơn, đau hơn.
Việc chẩn đoán lạc nội mạc tử cung, BS Thanh cho biết hiện nay dựa vào 3 phương thức:
Thứ nhất, tiền sử và bệnh sử của người bệnh là người có quan hệ trực hệ như mẹ và chị em gái có người bị lạc nội mạc tử cung không. Phụ nữ có chị em gái, mẹ mắc thì sẽ có nguy cơ cao hơn. Với bản thân người bệnh từ khi có kinh nguyệt có đau bụng kinh, đi tiểu ra máu...
Thứ hai, khám lâm sàng: Sau khi tìm hiểu bệnh sử sẽ thăm khám lâm sàng tìm ra tổn thương lạc nội mạc tử cung như tử cung dày, cứng.
Thứ ba, phương tiện chẩn đoán hình ảnh bằng siêu âm. Biện pháp này đơn giản, phổ biến trong thăm khám phụ khoa. Một số trường hợp có thể chẩn đoán được đó là khối lạc nội mạc ở buồng trứng...
Với 3 phương thức trên bác sĩ sẽ kết luận là bệnh nhân có bị lạc nội mạc tử cung không.
Hiện nay, thuốc là phương pháp điều trị đầu tay cho triệu chứng đau do lạc nội mạc tử cung. Có nhiều loại thuốc được sử dụng tùy vào mức độ đau.
Với những ai đã từng trải qua cơn đau do lạc nội mạc tử cung gây ra sẽ cảm thấy dường như mất hết những hy vọng về việc sống vui sống khỏe, thậm chí có những phụ nữ tuyệt vọng đến mức chỉ mong được cắt bỏ tử cung.
Giải đáp những băn khoăn khi 'yêu' trong kỳ kinh nguyệt Một trong những câu hỏi phổ biến nhất về quan hệ tình dục là liệu 'chuyện ấy' trong thời kỳ kinh nguyệt có an toàn không? Quan hệ tình dục thường xuyên là một phần quan trọng của một mối quan hệ lành mạnh và hạnh phúc. Một số cặp đôi vẫn tiếp tục quan hệ tình dục khi người nữ có kinh...