Xuất hiện “dâu tây Đà Lạt” siêu rẻ
Trong khi mức giá của dâu tây Đà Lạt từ 100.000 đến 170.000 đồng/kg thì tại một số điểm bán ở TP HCM, giá chỉ 50.000-60.000 đồng. Nhiều người tiêu dùng nghi, đây là dâu tây Trung Quốc.
Bà Nguyễn Thanh Hà – Phó Giám đốc kinh doanh chợ đầu mối nông sản Thủ Đức (quận Thủ Đức) khẳng định: Trong danh mục hàng hóa về chợ không có dâu tây Trung Quốc.
Tuy nhiên, tại thị trường TP.HCM vẫn có nhiều điểm bán dâu tây trên các tuyến đường Trần Huy Liệu, Huỳnh Văn Bánh (quận Phú Nhuận), Nguyễn Thông (quận 3) và một số chợ lẻ, người bán giới thiệu là dâu tây Đà Lạt, có nơi bán giá 130.000 – 170.000đ/kg nhưng cũng có nơi bán chỉ 50.000 – 60.000đ/kg. Trên nhiều trang mạng cũng rao bán dâu tây Đà Lạt, dâu Pháp, Nhật, Úc, New Zealand… “cam kết” giá rẻ hơn giá thị trường.
Dâu tây giá rẻ bày bán trên nhiều tuyến đường
Chị Trâm – bán dâu tây Đà Lạt tại số 199 Trần Huy Liệu (quận Phú Nhuận) có nhà vườn tại Đà Lạt chuyên trồng dâu tây và phân phối hàng cho một số điểm bán ở TP.HCM, cho biết: Thời điểm này đang trái mùa, dâu tây Đà Lạt không thể có giá đó. Tại điểm bán của chị, mỗi ngày cũng chỉ có khoảng 10 – 20kg dâu tây bán theo từng loại 1, 2, 3 với giá lần lượt là 170.000 đồng, 150.000 đồng, 130.000 đồng. Dâu tây Đà Lạt có giá khoảng 50.000 – 60.000 đồng/kg khi vào mùa (trừ các tháng 8, 9, 10).
Giới chuyên doanh dâu tây Đà Lạt khẳng định, ở thời điểm này, dâu tây có giá 50.000 – 60.000 đồng/kg chắc chắn là dâu Trung Quốc. Không chỉ riêng chợ đầu mối phân phối trái cây cho thành phố, có nhiều công ty nhập trái cây ngoại về không qua chợ mà phân phối trực tiếp đến các điểm kinh doanh nên dâu tây Trung Quốc có thể ra thị trường từ nguồn này.
Tại các siêu thị, ngoài dâu tây Đà Lạt (giá 100.000 – 200.000 đồng/kg) còn có bán dâu tây Mỹ, New Zealand giá 250.000 – 300.000đ/kg, không bán dâu tây Trung Quốc.
Theo chị Trâm, dâu tây Đà Lạt có hai loại là dâu hương (còn gọi là dâu Pháp) ruột mềm, vị ngọt, vỏ màu hồng nhạt và dâu đá trái cứng, vị chua, vỏ màu đỏ. Dâu Đà Lạt có trái to, trái nhỏ, vỏ sần sùi, trong khi dâu tây Trung Quốc trái to đều nhau, vỏ mướt màu đỏ tươi cuống, lá to ruột bở xốp chứ không mềm giòn, mọng nước như dâu tây Đà Lạt.
Norovirus là một nhóm siêu vi khuẩn gây ra chứng viêm dạ dày ruột cấp tính, nếu đã bám trên quả dâu tây thì sẽ không rửa sạch được. BS Trần Văn Ký – Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam (Văn phòng phía Nam), cho biết: “Về mặt y khoa, rửa chỉ để làm sạch bụi bẩn bám trên trái cây chứ không diệt khuẩn được. Tuyệt đối không được dùng thuốc tím để sát khuẩn rau, quả vì thuốc tím không được rửa sạch, còn tồn dư trên rau, quả sẽ gây ung thư”.
Video đang HOT
Trước đó, tại Đức, sau khi ăn dâu tây nhập từ Trung Quốc, hơn 11.000 học sinh đã bị nhiễm độc với các dấu hiệu như tiêu chảy cấp, nôn mửa. Công ty nhập khẩu loại dâu tây này sau đó phải xin lỗi và cam kết bồi thường cho các nạn nhân.
Theo Dantri
Gà đông lạnh siêu rẻ: Lựa chọn số 1 của quán cơm bụi
Mua thịt gà đông lạnh với giá siêu rẻ 35.000 đồng/kg, chủ quán cơm chỉ cần rán xém, cho thêm mật ong, "biến hóa" chúng thành món gà ngon đặt trên suất cơm của thực khách.
Còn việc gà được giết mổ từ khi nào, chất lượng thực sự ra sao hầu như họ không cần biết.
Thịt gà siêu rẻ rán xém tẩm mật ong = gà ngon
Tờ mờ sáng, khi thành phố còn đang ngon giấc, chị T - chủ quán cơm trên đường Trương Định (Hoàng Mai, Hà Nội) đã chạy xe ra chợ đầu mối Kim Ngưu (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) mua nguyên liệu về làm cơm phục vụ khách. Quán cơm của chị gần khu lao động và khu bến xe nên lượng khách rất đông, giá mỗi suất cơm bình dân ở đây từ 20.000 - 25.000 đồng. Cơm văn phòng sang hơn, giá từ 35.000 - 40.000 đồng/xuất.
Trong một lần theo chân chị T đi lấy nguyên liệu về làm cơm, chúng tôi được dịp "tay sờ, mắt thấy" nguồn thịt gà đông lạnh, vốn là món ăn ngon miệng quen thuộc của quán hàng cơm này.
Khoảng 6h sáng, cùng với chị T, chúng tôi có mặt tại chợ đầu mối Kim Ngưu - chuyên cung cấp rau, củ, quả, thịt, cá và đặc biệt là thịt gà cho nhiều quận trong thành phố, đồng thời cũng là nơi giao thương của nhiều chủ quán cơm trên địa bàn.
Sau khi đã lựa chọn xong rau, dưa, thịt, cá, chị T tiến đến cửa hàng thịt gà cạnh lối đi, đối diện với các hàng đang bày bán cá ươn phềnh dưới nền đất. Ban đầu, chúng tôi băn khoăn tại sao giữa mấy chục hàng bán gà trong chợ, chị T lại lựa chọn hàng gà này. Khi đến gần mới vỡ lẽ, đây là quầy hàng đông lạnh.
Những con gà đã chuyển màu tím ngắt được bày trên chiếc bàn gỗ cũ kỹ hay vất sơ sài trên tấm ny-lông tạm bợ trên nền đất bẩn thỉu, xung quanh đầy rác thải và cạnh đó là rãnh nước bốc mùi hôi thối. Cùng với đó là rất nhiều tim lợn, tim bò lạnh được cất giữ trong thùng xốp. Khi chúng tôi hỏi mua đùi gà về chiên, bà chủ đổ từ túi ni-lông ra đủ các loại đùi to, đùi nhỏ với giá rất "mềm": 35.000 đồng/kg. Các loại thịt gà khác cũng dao động từ 30.000 - 40.000 đồng/kg. Tính ra một chiếc đùi gà giá khoảng 5.000 đồng, nhưng chỉ cần qua chế biến, khi chiếc đùi gà thơm ngon đặt lên đĩa cơm của khách, giá xuất ăn có thể đội lên 25.000 - 40.000 đồng.
Hàng đông lạnh được đặt trong những chiếc chậu đen kịt.
Trở lại hàng gà đông lạnh, lúc này chị T vừa thoăn thoắt chọn thịt từ những chiếc chậu thau nhựa cáu bẩn, vừa tán chuyện với người kế bên: Làm hàng thì lấy loại này cho rẻ, mua loại thịt kia tươi hơn nhưng đắt hơn vài giá....
Với những người bán hàng cơm, thịt gà đông lạnh gần như là lựa chọn số 1 bởi hai yếu tố kinh tế: Rẻ và để được lâu. Còn việc gà được giết mổ từ khi nào, chất lượng thực sự ra sao hầu như họ không cần biết. Chính vì vậy, so với các cửa hàng bán gà tươi khác, quán thịt gà đông lạnh này đông người mua hơn trông thấy. Trong khi, nếu là một người nội trợ đi mua nguyên liệu chuẩn vị bữa cơm gia đình chắc chắn sẽ tránh xa, bởi chỉ cần nhìn màu sắc của loại thịt gà này, ai cũng rùng mình chứ chưa nói tới việc mua ăn.
Bên cạnh chị T, chị Ng. - chủ quán chuyên gà rán, gà nướng...cũng đang nhanh tay chọn hàng. Chị Ng. có vẻ "kỹ tính" hơn khi loại hàng lựa chọn của chị chỉ toàn đùi gà. Theo chị Ng.: Giá đùi gà đông lạnh rẻ chỉ bằng một nửa so với giá hàng gà thường. Trung bình giá thịt gà thường bán ngoài thị trường là 70.000 đồng/kg, gà tươi công nghiệp 48.000 - 55.000 đồng/kg, thì gà đông lạnh chỉ 35.000 - 40.000 đồng/kg. Thêm vào đó, đùi gà công nghiệp này lại to hơn gà ta, gà mía...
Băn khoăn về "bí quyết" biến gà rẻ tiền thành gà ngon, chị Ng. tiết lộ: "Chỉ cần rán xém sẽ không còn bở, đồng thời, tẩm thêm một chút mật ong thì đố ai biết được đó là gà đông lạnh...".
Thịt gà đông lạnh: Đáng sợ hơn thịt gà ốm
Sau 12h đêm, khi chợ đêm Sinh viên ở Cầu Giấy, Hà Nội tan thì một chợ đầu mối mới lại bắt đầu nhóm họp, nhộn nhịp cho tới tận đầu giờ sáng. Đủ mọi loại thực phẩm, đồ ăn, thức uống được bày bán tại đây. Trong đó, phía cuối góc chợ có một mảnh đất nhỏ, xung quanh rậm rạp cây cối là "địa phận" chỉ dành riêng cho nhóm buôn bán gà.
Ở đó, khách hàng cần bất cứ loại gà nào đều được các chủ buôn đáp ứng "nhiệt tình", cần bao nhiêu cũng có và giá "siêu rẻ" bất ngờ. Khi có khách hàng hỏi mua thịt gà ốm, anh H. - chủ buôn chuyên cung ứng gà trong nội thành Hà Nội - gật đầu đồng ý. Anh cho biết: Vì lượng hàng ít, có ngày chỉ gom được 20 con nên gà ốm, chết có bao nhiêu hết bấy nhiêu.
"Nếu muốn lấy với số lượng nhiều thì phải chờ thu gom, khoảng 3 - 5 ngày lấy 1 lần, được tầm 30 - 50 cân". Anh H. "bật mí": Có 2 hộ gia đình vẫn thường xuyên "đặt hàng" ở chỗ anh để làm nguyên liệu phục vụ cho quán cơm.
Băn khoăn về "bí quyết" biến gà rẻ tiền thành gà ngon, chị Ng. tiết lộ: "Chỉ cần rán xém sẽ không còn bở, đồng thời, tẩm thêm một chút mật ong thì chẳng ai biết được đó là gà đông lạnh...".
Theo anh H., những con gà này thường bị chết trong quá trình di chuyển, chết do bị chẹt trên xe và khi thời tiết nóng quá hoặc lạnh quá, lượng gà chết sẽ tăng cao hơn. Theo anh H., tuy là gà chết nhưng dù sao vẫn là gà tươi...
Song cũng theo một số chủ buôn gà khác, họ không dám buôn gà ốm, gà chết bởi thịt gà sẽ đen, ăn bở bùng bục, hơn nữa "bán hàng đó nguy hiểm lắm, khách hàng ăn vào nhỡ làm sao thì chết oan".
Mặc dù vậy, anh H. khẳng định: gà chết vẫn còn hơn gà đông lạnh. Anh H. lý giải: Gà đông lạnh để lâu sẽ kém chất lượng. Mặt khác "hạn sử dụng lúc nào cũng còn nhiều", "chủ yếu là khi nào xuất kho, họ dán cái tem vào", anh H nói.
Tìm hiểu tại một cơ sở buôn bán gà khác, chúng tôi được biết: Hạn sử dụng của loại gà đông lạnh thường là... 1 năm. Chị X. - đầu mối chuyên cung cấp đùi gà đông lạnh cho các cửa hàng cơm, các "đại lý" phân phối tại các chợ ở Hà Nội trấn an khách hàng: "Hàng của chị bao giờ cũng có hạn khoảng 1 năm nên không sợ hết hạn. Hàng về tới đâu bán hết đến đó... Thịt đông lạnh, em cứ để hàng tháng cũng chẳng sao". Về nguồn gốc của loại gà này, ban đầu chị X. vòng vo "lấy hàng từ các công ty, có giấy tờ chứng nhận đàng hoàng" nhưng sau đó chị lại "nửa úp nửa mở": "Hàng từ Mỹ về, qua bao nhiêu khâu rồi mới tay chị em mình...".
Theo một số chủ buôn gà: Thịt đông lạnh - nguyên liệu sử dụng cho các
quán cơm, còn đáng sợ hơn thịt gà ốm hay hàng mới chết.
Trong buổi trò chuyện, tán gẫu với chúng tôi, không ít các chủ buôn rau, buôn cá tại chợ đầu mối ở Cầu Giấy "tố cáo": Trong suy nghĩ của họ, thịt gà đông lạnh bán trôi nổi ở các chợ đầu mối phần lớn đều là... thịt gà thối. Một chủ buôn tại đây "bán tín bán nghi": Nghe nói các chủ buôn gà lấy hàng từ các công ty đông lạnh mà ở đó gà được chất đống trong container và bảo quản trong vòng vài tháng, thậm chí vài năm...
Ông Chử Đức Toàn (Giám đốc Trung tâm kinh doanh chợ đầu mối phía Nam) cho biết: Trung bình cứ 2 - 3 tháng, ban quản lý chợ lại phát hiện và lập biên bản, ngưng hợp đồng bán hàng đối với 01 cơ sở kinh doanh tại chợ. Việc kiểm tra nguồn thịt do Chi cục thú y phụ trách. Người quản lý chợ sẽ chặn giữ những nguồn hàng kém chất lượng về mặt cảm quan. Tuy nhiên, do lực lượng mỏng nên việc kiểm soát đôi lúc cũng gặp khó khăn.
Trong khi người tiêu dùng vẫn vô tư hàng ngày, hàng giờ vào quán cơm và gọi món với thịt gà hấp dẫn thì nguồn gốc của nguyên liệu giá rẻ bất ngờ này dường như vẫn còn là một dấu chấm hỏi.
Theo VTC
Những "bóng hồng" sau chiếc vô lăng Tài xế xe tải đường dài là nghề khó nhọc. Thế nhưng, nhiều phụ nữ tự chọn cho mình nghề ôm vô lăng chạy xe chở hàng ba bốn trăm cây số mỗi đêm. Những cô tài xế tải lái rất có trách nhiệm, với bạn hàng và với luật đường bộ. Họ coi xe như thân thể mình. Ốm, ra nổ máy...