Xuất hiện clip nữ sinh thế hệ 10x đánh nhau, rớt xuống mương
Một nhóm các nữ sinh được cho thế hệ 10x (sinh từ năm 2000 trở đi) tụ tập tranh cãi, đánh nhau tới mức một cô bị ăn tát, còn một cô bị đạp xuống mương.
Hôm qua, một clip mang tên “10x đánh nhau và cái kết đắng lòng” đã lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội. Clip ghi lại cảnh tượng không mấy hay ho về cách hành xử “côn đồ” của một bộ phận nữ sinh ngày nay.
Mở đầu clip, hai nhóm nữ sinh tranh cãi khá to tiếng. Đáng nói là dù khoác trên mình bộ đồng phục học sinh nhưng cách cư xử, lối nói chuyện của các em đều tỏ ra thiếu văn hóa. Giữa hai bên liên tục có những lời lẽ văng tục, chửi bới khó nghe.
Nhóm nữ sinh cãi vã, văng tục và đánh nhau vẫn còn mặc nguyên áo đồng phục (Ảnh chụp lại từ clip)
Cho đến thời điểm một nữ sinh gạt bạn ra để tiện tay dạy dỗ đối phương bằng một cái tát. Ngay sau khi nữ sinh này ra tay, một nam thanh niên tự nhận là anh của cô gái bị tát liền tung chân đạp nữ sinh này xuống mương.
Bờ mương khá cao (khoảng 1,5 – 2mét), khiến cho cô gái phải nhờ bạn kéo lên trong tình trạng bùn lầy đen kịt từ đầu tới chân. Rất may là lượng nước trong mương vừa đủ khiến nữ sinh này không bị đuối nước, cũng không bị va đập mạnh.
Một nam thanh niên xuất hiện bất ngờ, đạp nữ sinh rớt xuống mương
Video đang HOT
Bờ mương khá cao, rất may nữ sinh này không bị thương tích nặng
Bùn đất lấm lem bộ đồng phụ học sinh sau khi nữ sinh này được bạn kéo lên (Ảnh chụp lại từ clip)
Lối cư xử hung đồ, “chợ búa” của các học sinh trong clip đã khiến cư dân mạng “giật mình”. “Không ngờ các em 10x ngày nay “máu chiến” như vậy. Con gái con lứa mà như giang hồ”, lời của bạn NguyenSua. “Thế này thì chuẩn bị lên trường ăn phạt, không khéo cho nghỉ học hết cả đám”, thành viên TunLun dự đoán….
Tới nay, danh tính của các học sinh tham gia vụ xô xát này vẫn chưa được làm rõ, chỉ có thể phỏng đoán thông qua giọng nói rằng các em học tại một ngôi trường ở khu vực phía Bắc.
Thiết nghĩ, nhà trường và gia đình cần can thiệp để giáo dục con em và có biện pháp xử lý để tránh những vụ việc tương tự có thể xảy ra.
M.C
Theo Dantri
Logo trường học gây phiền
Ở nhiều trường, logo được in hẳn trên áo đồng phục chính khóa, áo đồng phục học thêm và áo thể dục
Hầu hết các trường đều có logo, tạo ra một nét mới trong trang phục cho trường học.
Tuy nhiên, việc sử dụng logo cũng đã gây ra nhiều phiền phức cho học sinh, nhất là những em có hoàn cảnh khó khăn và bao điều không hay khác.
Ở nhiều trường, logo được in hẳn trên áo đồng phục chính khóa, áo đồng phục học thêm rồi đồng phục áo thể dục.
Trường hợp này là do các nhà cung cấp chuyên nghiệp thực hiện, họ có kỹ thuật và kỹ năng in tốt nên cả về chất lượng và mỹ thuật không có gì phàn nàn.
Nhưng ở những trường, nhất là những trường vùng ven, vùng sâu còn nhiều khó khăn chưa có đồng phục thì đầu mỗi năm học, ban giám hiệu yêu cầu học sinh đăng ký số lượng, mỗi học sinh ít nhất phải vài ba cái, sau đó mới hợp đồng với nhà cung cấp thực hiện âm bản đồng thời cho mượn máy ép nhiệt độ cao.
"Khoét" logo áo cũ đụp vào áo mới để khỏi bị phạt - Ảnh: M.Hoàng.
Rồi học sinh nộp áo để cho các "kỹ thuật viên" vốn là giáo viên "thi công" nên cả về kỹ thuật, chất lượng lẫn mỹ thuật đều có vấn đề.
Có những chiếc áo logo treo gần trên vai, ngược lại có những chiếc áo logo ở dưới bụng hoặc muốn chui vào... nách.
Thậm chí có cái logo được in ở sau lưng vì khi in không phát hiện ra đó là loại áo sơ mi nữ cài nút phía sau. Những lỗi có tính chất kỹ thuật đó đã dẫn tới nhiều vụ lùm xùm không mong muốn giữa nhà trường với học sinh và gia đình.
Bất cập nữa là nhà cung cấp logo chỉ cho nhà trường mượn máy ép nhiệt độ cao một thời gian ngắn chừng hơn một tháng vào đầu năm học, do vậy có nhiều học sinh chưa kịp mua áo mới đành phải nhận logo về nhà tự in vào áo bằng bàn ủi gia đình, nhiệt độ không đủ làm cho màu sắc, hình ảnh logo trên áo lam nham mờ nhạt, chỉ sau ít lần giặt là bay mất.
Điều phiền phức nhất xung quanh cái logo đối với nhiều học sinh và gia đình nói chung, nhất là những trường hợp có hoàn cảnh khó khăn, đó là việc in chết tên học sinh vào logo và logo thì in chết vào áo.
Học sinh phổ thông ở độ tuổi hay ăn, chóng lớn, đa số áo năm trước năm sau đã chật nhưng hãy còn tốt, còn mới thế mà không để lại cho ai mặc được!
Cầm lòng được không khi biết rằng từng có một học sinh trung học phổ thông thuộc diện hộ nghèo, cha mẹ đi làm xa phải ở với bà, đầu năm không có tiền mua áo mới nên không đăng ký mua logo, đến hết học kỳ I mới mua được chiếc áo mới để đổi thay nhưng khi mặc đến trường lại bị giám thị phạt và buộc về mời phụ huynh vào trao đổi vì lỗi mặc áo không có logo.
Chẳng còn cách nào khác bà em đành phải "khoét" logo từ chiếc áo cũ đụp vào áo mới.
Còn một việc khác là từ khi sử dụng logo, nhiều gia đình và từng ấy học sinh rất trăn trở, áy náy vì bỗng dưng thấy mình trở thành kẻ lãng phí, ích kỷ bởi khi những chiếc áo của mình trở nên chật chội, không mặc được nhưng còn khá tốt cũng đành xếp cất, trong khi có rất nhiều bạn, nhiều em ngay bên cạnh còn khó khăn, thiếu thốn mà mình không thể chia sẻ!
Không thiếu giải pháp
Tại sao nhất thiết phải in "chết" tên học sinh vào logo? Tại sao nhất thiết phải in "chết" logo đó vào áo?
Tên hoàn toàn có thể thêu mà thêu bao giờ cũng đẹp, có ý nghĩa hơn in và dễ dàng tháo ra thêu tên khác.
Với trình độ công nghệ in ấn hiện nay hoàn toàn có thể tạo ra logo trên những chất liệu tốt, dễ đính vào cũng dễ gỡ ra mà không cần phải "khoét".
Những chiếc áo có logo như vậy khi chủ nó không thể mặc nữa chắc chắn sẽ trở thành những nhịp cầu nhân ái để những học sinh ở thành phố, thị xã, có điều kiện về kinh tế có thể kết nối và sẻ chia cho những học sinh ở vùng sâu, vùng xa, biên cương, hải đảo còn khó khăn trăm nỗi...
Theo Lê Minh Hoàng/Báo Tuổi Trẻ
Volvo S60L hybrid: Nhanh và tiết kiệm nhiên liệu Tại triển lãm Bắc Kinh Motor Show diễn ra vào cuối tháng này, thương hiệu Volvo thuộc sở hữu của Trung Quốc sẽ chính thức ra mắt mẫu Volvo S60L hybrid sạc điện mới. Hãng hứa hẹn Volvo S60L không chỉ nhanh, rộng rãi mà còn rất tiết kiệm nhiên liệu. Thân xe của chiếc S60L hybrid sạc điện thấp hơn so với...