Xuất hiện CLB đầu tiên mua cầu thủ bằng… Bitcoin
Giao dịch bằng tiền điện tử đang là một xu hướng mới của thế giới và một CLB ở Thổ Nhĩ Kỳ đã đi tiên phong trong việc trả tiền chuyển nhượng bằng loại hình này.
Harunustaspor là một CLB bán chuyên ở Thổ Nhĩ Kỳ. Bình thường, chẳng mấy ai để mắt đến các hoạt động của CLB này. Thế nhưng, mới đây Harunustaspor đã thu hút sự chú ý khi trở thành CLB đầu tiên mua cầu thủ bằng Bitcoin. Bitcoin ra đời năm 2009 và đã trở thành loại tiền điện tử phổ biến nhất thế giới.
Harunustaspor đã bỏ ra số tiền 0,0524 Bitcoin (giá trị khoảng 12,3 triệu VNĐ vào ngày hôm qua) cộng thêm 2.500 lira (tiền Thổ Nhĩ Kỳ – tương đương khoảng 15 triệu VNĐ) để lót tay cho cầu thủ Omer Faruk Kiroglu nhằm thuyết phục anh gia nhập CLB.
Chủ tịch Haldun Sehit của Harunustaspor chia sẻ về thương vụ này: “Chúng tôi làm thế để gây dựng tên tuổi CLB với đất nước và thế giới”.
Video đang HOT
Bản thân cầu thủ Kiroglu cũng tỏ ra tự hào với thương vụ này: “Đó là lần đầu tiên với tôi và với thế giới. Như chủ tịch nói, chúng tôi đã làm một điều mới mẻ. Chúng tôi đã mở ra thời đại mới”.
Theo Bongdaplus
Samsung bắt đầu sản xuất chip cho máy đào Bitcoin
Tập đoàn điện tử Hàn Quốc sẽ sản xuất chip ASIC - dòng máy được thiết kế để khai thác Bitcoin và một số loại tiền mã hoá khác.
Theo CNN, Samsung, công ty sở hữu một trong những nhà máy bán dẫn lớn nhất thế giới, đã hoàn thành việc phát triển các chip ASIC từ năm ngoái và bắt đầu sản xuất hàng loạt trong tháng này.
Samsung đang cung cấp chip ASIC cho một công ty Trung Quốc chưa rõ tên. Công ty này sẽ sản xuất các thiết bị đào Bitcoin, nhắm đến thị trường Trung Quốc trước khi có thể mở rộng sang các khu vực khác.
Samsung bắt đầu cung ứng chip ASIC phục vụ sản xuất máy đào Bitcoin.
Trước Samsung, công ty bán dẫn khác là TSMC có trụ sở tại Đài Loan đã tham gia cung cấp chip cho các nhà sản xuất thiết bị đào Bitcoin. Đối tác chính của TSMC là Bitmain, một công ty sản xuất thiết bị và khai thác Bitcoin ở Trung Quốc.
Mặc dù báo cáo không nêu rõ tên công ty phần cứng mà Samsung đang làm việc nhưng với tiềm năng của hãng công nghệ Hàn Quốc, nhà sản xuất Trung Quốc này có khả năng mở rộng hoạt động của mình và thách thức vị thế của Bitmain.
Năm ngoái, Samsung đã sử dụng 40 chiếc Galaxy cũ để tạo ra một thiết bị khai thác Bitcoin. Việc làm này là một phần trong chương trình "upcycling" nhằm kêu gọi người dùng tận dụng điện thoại cũ. Dĩ nhiên, thiết bị trên mang nhiều tính sáng tạo hơn là thực tiễn, nhưng nó cũng phục vụ cho việc phát triển chip ASIC.
Một hệ thống máy đào Bitcoin tận dụng Galaxy S5 cũ.
Đáng chú ý, Samsung không phải công ty lớn đầu tiên nhảy vào lĩnh vực khai thác Bitcoin. Đầu tháng này, Eastman Kodak thông báo rằng họ đã cấp phép cho một nhà sản xuất máy đào sử dụng thương hiệu Kodak.
Máy đào Asic (Application-specific integrated circuit) là thiết bị với mạch và chip được thiết kế chuyên dụng cho việc khai thác tiền mã hoá. Nó được ví là "máy cày" vì cho hiệu suất cao hơn, nhằm phân biệt với "trâu" - máy đào VGA - tức máy sử dụng các card đồ hoạ máy tính truyền thống để khai thác tiền điện tử.
Bảo Anh
Theo VNE
Ngày tàn của Bitcoin đã điểm? Rớt giá thảm hại, lo ngại về chính sách của các chính phủ, cộng với nhiều đồng tiền mới ra đời khiến Bitcoin đối mặt với nhiều khó khăn rất lớn. Bitcoin đã tạo ra hàng loạt triệu phú và thậm chí tỷ phú chỉ trong một đêm. Nó cũng thu hút sự chú ý mạnh mẽ của giới làm luật trên toàn...