Xuất hiện biến thế ’siêu lây nhiễm’ ở Malaysia
Một số nhà khoa học cảnh báo rất có thể Malaysia đã trở thành ổ của một số biến thể siêu lây nhiễm mà không hề hay biết. Ít nhất 2 biến thể siêu lây nhiễm đã được ghi nhận nhưng có thể chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”.
Tín đồ Hồi giáo ở Malaysia cầu nguyện ngày 13-5 – Ảnh: REUTERS
Chính quyền liên bang đã áp lệnh cấm đi lại giữa các bang khi số ca nhiễm tăng vọt. Theo Hãng tin Reuters, các chuyên gia của Chính phủ Malaysia tin rằng những biến thể dễ lây nhiễm của SARS-CoV-2 đã góp phần vào tình trạng này.
Báo New Straits Times (NST) của Malaysia đặt vấn đề: “Malaysia dường như đang trở thành nhà của các biến thể siêu lây nhiễm và các cơ quan y tế đã mất cảnh giác với điều đó”.
Theo NST , Bộ Y tế Malaysia chỉ đang tập trung vào các biến thể ngoại nhập như biến thể B.1.617 (ghi nhận lần đầu tiên ở Ấn Độ), mà quên mất các biến thể địa phương cũng có thể tạo ra làn sóng lây nhiễm.
Giáo sư Sazaly Abu Bakar – giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Giáo dục các bệnh truyền nhiễm thuộc Đại học Malaya – tin rằng các biến thể dễ lây nhiễm mới đã xuất hiện ở Malaysia.
Video đang HOT
Theo ông Sazaly, dựa trên số lượng ca COVID-19 mới, có thể có 1 hoặc nhiều biến thể siêu lây nhiễm đã xuất hiện tại Malaysia. Điểm đặc biệt là những ca lây nhiễm mới này không biểu hiện triệu chứng.
Trung tâm Nghiên cứu và Giáo dục các bệnh truyền nhiễm đã xác định được ít nhất hai biến thể siêu lây nhiễm của SARS-CoV-2 tại Malaysia. “Nhưng đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm”, báo NST nêu cảnh báo.
Điều khiến giáo sư Sazaly lo lắng là Malaysia chưa thể nghiên cứu được bộ gen của các biến thể địa phương, bao gồm cả những biến thể lây lan mạnh trong các nhà tù hồi năm ngoái.
“Chúng ta đang chiến tranh và chúng ta không biết kẻ thù của mình trông như thế nào. Nói cách khác, chúng ta đang mò mẫm và bắn kẻ thù trong bóng tối. Đã 1 năm trôi qua, chúng ta vẫn chưa có đủ dữ liệu và nghiên cứu về các biến thể virus địa phương”, ông Sazaly nêu quan điểm.
Giới chức Malaysia đang đau đầu trước bài toán chống dịch hay duy trì nền kinh tế. Bộ Y tế Malaysia cảnh báo tình hình lây nhiễm tại Selangor, bang giàu nhất nước, là không thể kiểm soát và cần phải ngăn chặn dịch lan rộng.
Trong thông cáo ngày 17-5, cơ quan này thúc giục chính quyền trung ương ra lệnh ngừng tất cả các hoạt động sản xuất tại Selangor. Top Glove, nhà sản xuất găng tay hàng đầu thế giới, đặt các nhà máy chính tại Selangor.
Selangor đóng góp nhiều nhất tổng sản phẩm quốc nội cho Malaysia và là nơi tập trung nhiều ngành công nghiệp trọng yếu của đất nước. Kể từ ngày 5-5 đến nay, số ca mắc COVID-19 mới tại bang này luôn trên 1.000 ca/ngày, chiếm hơn 1/4 số ca nhiễm mới của Malaysia.
Hơn 470.000 ca mắc COVID-19, trong đó có 1.902 trường hợp tử vong đã được ghi nhận tại Malaysia, tính đến ngày 16-5. Đây là nước có số người chết vì COVID-19 cao thứ ba Đông Nam Á, sau Indonesia và Philippines.
Các nước láng giềng thắt chặt kiểm soát, chặn người Myanmar vượt biên
Các nước láng giềng đã và đang tăng cường các biện pháp ngăn chặn người Myanmar chạy trốn khỏi tình trạng bất ổn diễn ra ở quốc gia Đông Nam Á này từ hôm 1/2.
Nikkei Asia cho hay, các quốc gia như Thái Lan, Bangladesh và Malaysia đang phải đối mặt với tình thế "tiến thoái lưỡng nan". Nếu những nước này chấp nhận số lượng lớn người xin tị nạn từ Myanmar, họ sẽ phải đối mặt với khó khăn về tài chính. Còn nếu các quốc gia này quay lưng với người tị nạn, họ đối mặt với làn sóng chỉ trích từ cộng đồng quốc tế.
Bên cạnh đó, đại dịch COVID-19 càng khiến chính phủ các nước láng giềng Myanmar gia tăng lo ngại người nước ngoài sẽ mang theo mầm bệnh và lây lan tại địa phương. Chính vì thế, các nước đã áp đặt biện pháp kiểm soát biên giới chặt chẽ.
Lo sợ làn sóng người Myanmar tràn sang, nhiều quốc gia láng giềng Myanmar tăng cường kiểm soát biên giới. (Ảnh: Reuters)
Thái Lan - quốc gia có đường biên giới dài 2.000 km với Myanmar, đã tăng cường nỗ lực thắt chặt kiểm soát và an ninh biên giới. Thủ tướng Prayuth Chan-ocha ra lệnh cho quân đội canh gác biên giới thận trọng hơn để ngăn chặn người Myanmar tràn qua.
Đầu tháng 3, Tổng tư lệnh quân đội Thái Lan Narongphan Jitkaewthae đến thăm một tỉnh dọc biên giới với Myanmar và ban bố tình trạng báo động cho quân đội ở đây với lý do thực hiện các biện pháp ngăn chặn lây lan đại dịch COVID-19.
Gần đây, tổ chức theo dõi Nhân quyền chỉ trích Chính phủ Thái Lan đã ngăn chặn và gửi trở lại một nhóm công dân Myanmar khi những người này đang nỗ lực vượt biên sang Thái Lan.
Quân đội Thái Lan đã thiết lập các cơ sở để tiếp nhận những người xin tị nạn ở các tỉnh Ranong và Chumphon. Tuy nhiên, đây là những nơi trú ẩn tạm thời, phục vụ cho hỗ trợ nhân đạo, không phải trại tị nạn.
Bangladesh cũng đang tăng cường các biện pháp an ninh biên giới. Bộ trưởng Ngoại giao Bangladesh A.K. Abdul Momen cho biết, nước này không chấp nhận có thêm nhiều người tị nạn từ Myanmar, đồng thời kêu gọi các quốc gia khác nên mở cửa cho người Hồi giáo Rohingya.
Trong khi đó, theo tờ Hindustan Times , Bộ Nội vụ Ấn Độ đã yêu cầu 4 bang đông bắc dọc biên giới với Myanmar ngăn chặn bất kỳ dòng người nào vượt biên, nhập cảnh vào nước này.
Hôm 23/2, Malaysia trục xuất 1.086 công dân Myanmar nhập cảnh vào nước này trước cuộc đảo chính. Malaysia tuyên bố họ là những người nhập cư bất hợp pháp, cho biết "tất cả những người được trao trả đã đồng ý được đưa trở lại một cách tự nguyện".
Tổ chức Ân xá Quốc tế tố cáo quyết định trục xuất công dân Myanmar của Malaysia là "vô nhân đạo". Hôm 24/3, Reuters đưa tin, Malaysia hoãn quyết định trục xuất đợt thứ hai theo kế hoạch những người đến từ Myanmar.
Đến nay, ít nhất 250 người đã thiệt mạng và hơn 2.600 người bị giam giữ kể từ khi xảy ra đảo chính ở Myanmar.
Tàu container gặp nạn, bịt kín kênh đào Suez Tàu chở hàng Ever Given treo cờ Panama, dài tới 400 m, bị mắc kẹt và chắn ngang kênh đào Suez, khiến cả tuyến hàng hải trọng yếu tê liệt. Tàu container cỡ lớn Ever Given, tổng trọng tải 219.079 tấn, sáng 24/3 di chuyển từ Biển Đỏ qua kênh đào Suez tới Địa Trung Hải thì bất ngờ gặp sự cố. Con...