Xuất hiện 17 loài ngoại lai xâm hại, có nguy cơ xâm hại ở An Giang, đó là những cây gì, con gì?
Trong số 11 loài ngoại lai xâm hại xuất hiện, đáng chú ý các loài mai dương, ốc bươu vàng, bọ cánh cứng hại lá dừa, lục bình hiện đã xuất hiện ở hầu khắp các huyện trên địa bàn tỉnh An Giang.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang, năm 2021, An Giang ghi nhận sự xuất hiện của 17 loài ngoại lai xâm hại, loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại theo Thông tư số 35/2018/TT-BTNMT.
Tại An Giang ghi nhận 11 loài ngoại lai xâm hại gồm trinh nữ thân gỗ (cây mai dương), ốc bươu vàng, bọ cánh cứng hại lá dừa, cá tỳ bà (cá lau kính, cá dọn bể), bèo tây (bèo lục bình, bèo Nhật Bản), rùa tai đỏ, trinh nữ móc, cây ngũ sắc (bông ổi), tôm càng đỏ, ốc sên châu Phi và cỏ lào.
Đáng chú ý, các loài mai dương, ốc bươu vàng, bọ cánh cứng hại lá dừa, lục bình hiện đã xuất hiện ở hầu khắp các huyện trên địa bàn tỉnh An Giang.
Ốc bươu vàng gây hại. (Ảnh: Công Luật/TTXVN).
An Giang cũng ghi nhận 6 loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại gồm cây keo giậu, cây lược vàng, ruồi đục quả, cây cứt lợn (cỏ cứt heo), cá rô phi đen và cá chim trắng.
Thời gian qua, bên cạnh công tác quản lý về loài ngoại lai xâm hại như ban hành các quy định, kiểm tra, giám sát, tuyên truyền, nhiều địa phương trên địa bàn An Giang đã tổ chức các hoạt động cụ thể để cô lập, diệt trừ tập trung vào một số loài có nguy cơ lây lan, phát tán cao như trinh nữ thân gỗ, ốc bươu vàng, bọ cánh cứng hại lá dừa…
Video đang HOT
Riêng đối với bọ cánh cứng hại lá dừa, ngành Nông nghiệp hướng dẫn biện pháp phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa bằng ong ký sinh Asecodes hispinarum.
Theo điều tra, đến thời điểm hiện tại, ong ký sinh Asecodes hispinarum vẫn tồn tại trong môi trường tự nhiên góp phần khống chế sự phát triển của loài.
Ông Tô Hoàng Môn, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang cho biết, thời gian qua, tỉnh đã huy động các cấp, ngành trên địa bàn tỉnh An Giang thực hiện nhiều giải pháp ngăn ngừa, kiểm soát, diệt trừ loài ngoại lai xâm hại góp phần hạn chế tác hại do việc lây lan, phát tán của chúng đến các hệ sinh thái, bảo tồn loài bản địa, bảo vệ hoạt động sản xuất nông nghiệp của tỉnh được bền vững.
Để phòng ngừa, kiểm soát loài ngoại lai xâm hại trên địa bàn tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu Ủy ban Nhân dân tỉnh giao trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan quản lý gồm 10 sở, ban, ngành và 11 huyện, thị xã, thành phố trong quản lý, kiểm soát loài ngoại lai xâm hại; thực hiện kiểm tra, kiểm soát nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm liên quan đến loài ngoại lai xâm hại trong hoạt động nhập khẩu, hoạt động kinh doanh…
An Giang cũng tiếp tục triển khai công tác điều tra, thống kê lập danh mục loài ngoại lai xâm hại trên địa bàn tỉnh để làm cơ sở xác định khu vực phân bố, lập kế hoạch cô lập và diệt trừ loài thuộc danh mục loài ngoại lai xâm hại theo Luật Đa dạng sinh học; tuyên truyền nhân dân địa phương nhận thức rõ về tác hại của loài ngoại lai xâm hại, góp phần chung tay, góp sức kiểm soát, tiêu diệt loài ngoại lai xâm hại trên địa bàn tỉnh.
Tỉnh An Giang kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn địa phương lập kế hoạch cô lập và diệt trừ loài thuộc Danh mục loài ngoại lai xâm hại trên địa bàn theo quy định của Luật Đa dạng sinh học sau khi đã điều tra, lập Danh mục loài ngoại lai xâm hại trên địa bàn tỉnh; cung cấp tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn quản lý loài ngoại lai xâm hại để địa phương thực hiện công tác truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng.
Đối với cây trinh nữ thân gỗ (mai dương) tỉnh đã lựa chọn khu vực bị cây mai dương xâm lấn trên diện rộng để tổ chức ra quân diệt trừ kết hợp các biện pháp thủ công, cơ giới và hóa học như: chặt hạ cây lớn vào đầu năm (sau thời vụ xuống giống Đông Xuân) để tận dụng làm chất đốt; phun thuốc hóa học theo hướng dẫn để diệt trừ cây non vào giữa mùa mưa (khoảng tháng Năm, tháng Sáu); chặt hạ lần cuối vào tháng Tám (trước khi lũ về) đối với các khu đất ngập nước.
Đồng thời, vận động nông dân đưa đất đai bị cây mai dương xâm nhiễm vào gieo trồng các loại cây nông nghiệp khác có sức cạnh tranh cao hơn.
Đối với ốc bươu vàng, ngành Nông nghiệp hướng dẫn nông dân thực hiện các biện pháp diệt trừ trước khi canh tác nông nghiệp như thả vịt vào ruộng lúa trước khi cấy hoặc sau khi thu hoạch để ăn ốc non; làm thức ăn cho một số loài thủy sản; đặt cắm cọc dọc theo bờ ruộng bắt ổ trứng; sử dụng một số loại thuốc hóa học diệt trừ.
Nghề đan lục bình giúp nông dân Bạc Liêu cải thiện cuộc sống
Bà Tô Mỹ Thuận, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bạc Liêu cho biết, những năm gần đây, sản phẩm mỹ nghệ được làm từ lục bình ngày càng được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng.
Các loại sản phẩm này đã có mặt trên 30 quốc gia trên thế giới.
Lục bình (còn gọi là bèo tây) là loài thực vật thủy sinh quen thuộc đối với cư dân sông nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Loài thực vật này từng bị xem là loài cỏ dại xâm lấn và gây hại cho đất, cản trở giao thông đường thủy. Tuy nhiên, khi người dân khoanh nuôi, làm nguyên liệu đan các sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ xuất khẩu, lục bình đã giúp nhiều người cải thiện cuộc sống.
Lục bình được người dân khoanh nuôi dọc theo các tuyến sống.
Ở tỉnh Bạc Liêu, dọc theo tuyến sông Cái Trầu, đoạn chảy qua địa bàn các xã Ninh Hòa, Ninh Quới, Vĩnh Lộc, Vĩnh Lộc A, thị trấn Ngan Dừa, huyện Hồng Dân, các hộ dân đã tận dụng nguồn lục bình trên sông sẵn có, phát triển nghề đan lát. Nhiều gia đình không có điều kiện đan đát, chỉ việc cắt, phơi cọng lục bình, rồi bán cho thương lái cũng có thu nhập từ vài chục đến trên trăm triệu đồng/năm. Chị Lê Thị Út Chính, ở ấp Ninh Định, xã Ninh Hòa, tận dụng bãi sông sau nhà khoanh nuôi 5.000 mét vuông lục bình. Với diện tích này, mỗi tháng gia đình thu hoạch, phơi khô bán được 20 triệu đồng.
Hiện tại, lục bình khô có giá từ 14-15 ngàn đồng/kg. Tuy có vất vả nhưng với bà con, nghề này mang lại thu nhập không nhỏ cho gia đình. Theo người dân ở đây, nghề cắt, phơi lục bình đã xuất hiện trên 20 năm. Ban đầu chỉ vài hộ nhưng đến nay, hàng trăm hộ đã tham gia. Bên cạnh việc cắt, phơi, nhiều hộ còn đan gia công các mặt hàng thủ công từ nguyên liệu lục bình như giỏ xách, hộp đựng quà...Những sản phẩm làm từ lục bình được đánh giá là thân thiện với môi trường.
Nhận thấy nghề đan lục bình có thể giúp giải quyết việc làm lúc nhàn rỗi của phụ nữ, thu nhập cũng đảm bảo, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Hồng Dân đã thành lập một số Tổ hợp tác, Hợp tác xã nhằm huy động sự tham gia của hội viên.
Một trong những Hợp tác xã ăn nên làm ra với nghề đan lục bình là Hợp tác xã Quyết Tâm, xã Vĩnh Lộc, huyện Hồng Dân. Hiện nay, Hợp tác xã đã liên kết với một số doanh nghiệp trong nước nhận gia công sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ cây lục bình theo đơn đặt hàng. Theo Ban Giám đốc Hợp tác xã, thời gian qua, hoạt động sản xuất, kinh doanh có nhiều thuận lợi. Đó là, thị trường được mở rộng, thu hút ngày càng đông nhân công lao động, giá các sản phẩm được nâng lên rõ rệt. Nhờ đó, lợi nhuận của hợp tác xã đã được nâng cao, thu nhập của người lao động tăng lên, giúp họ yên tâm gắn bó với nghề. Hợp tác xã đã giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 300 lao động tại địa phương với thu nhập bình quân khoảng 3-5 triệu đồng/người/tháng.
Đan lục bình được xem là một nghề tương đối đơn giản, ai cũng có thể học được, nhất là đối với phụ nữ. Chị Võ Thị Cụt, Giám đốc Hợp tác xã Quyết Tâm cho biết, hiện nay, đa phần chị em trong tổ nhận và đem nguyên liệu về nhà gia công. Công việc những lúc nhàn rỗi nhưng cho thu nhập trên 100 ngàn/người/ngày. Nguồn thu nhập này đã góp phần đáng kể giúp chị em cải thiện kinh tế gia đình.
Nhiều hộ dân có thu nhập ổn định từ lục bình.
Theo chị Nguyễn Thị Thép, ấp Vĩnh An, xã Ninh Hòa, huyện Hồng Dân, đan lục bình phù hợp với điều kiện sống và lao động của đại bộ phận gia đình ở nông thôn, không bị gò bó về thời gian. Không riêng gì phụ nữ, nhiều nam giới cũng tận dụng những lúc không có việc đồng áng, phụ giúp vợ đan lục bình kiếm thêm thu nhập. Nhiều người tuổi cao không còn phù hợp với nghề làm thuê những công việc nặng nhọc đã chọn nghề đan lục bình. Cuộc sống của họ cũng đỡ vất vả hơn.
Hợp tác xã Quyết Tâm và không ít hợp tác xã khác trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, sản xuất các mặt hàng như: chậu hoa, giỏ xách, hộp, sọt rác...Sản phẩm được xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc và châu Âu. Từ đó, các Hợp tác xã mở rộng quy mô hoạt động, ngành nghề sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu đặt hàng của doanh nghiệp xuất khẩu, tăng thu nhập cho người lao động.
Bà Tô Mỹ Thuận, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bạc Liêu cho biết, những năm gần đây, sản phẩm mỹ nghệ được làm từ lục bình ngày càng được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng. Các loại sản phẩm này đã có mặt trên 30 quốc gia trên thế giới. Nhu cầu sử dụng tăng, do đó giá bán các mặt hàng mỹ nghệ từ cây lục bình cũng tăng khá cao. Định hướng của Hội là sẽ tiếp tục khuyến khích đầu tư hỗ trợ hội viên tham gia đan đát từ lục bình. Bởi đây là nghề tương đối đơn giản, tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có, không cần nhiều vốn.
Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh sẽ phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức dạy nghề, nhất là trong việc tạo ra các sản phẩm có độ tinh xảo, giá trị gia tăng cao. Cùng với đó, Hội phối hợp với chính quyền các địa phương hỗ trợ thủ tục đăng ký cho các sản phẩm đan lát từ lục bình đạt chuẩn OCOP; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, nâng cao giá trị.
TP.HCM: Tăng cường vớt rác trên kênh trong những ngày giáp Tết Nhâm Dần 2022 Ngày 29.1 (tức 27 tháng Chạp), nằm trong chuỗi hoạt động phục vụ trước và sau Tết Nhâm Dần 2022, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP.HCM tăng cường hoạt động vớt rác trên tuyến kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Khoảng 14 giờ ngày 29.1, theo ghi nhận của Thanh Niên, khi lượng rác và lục bình trôi trên kênh...