Xuất bản phẩm lậu lộng hành
Ngày 13.11, tại hội thảo “Đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật trong hoạt động in và phát hành xuất bản phẩm” trên địa bàn TP.Hà Nội, nhiều cơ quan quản lý, đại diện một số nhà sách rất bức xúc về nạn ấn phẩm không phép đang lưu hành.
Sách thật và sách giả giống nhau kể cả tem chống giả. Ảnh: T.HÀ
Trên địa bàn HN đang tồn tại các tuyến phố chuyên kinh doanh sách lậu như: Đinh Lễ, Nguyễn Xí, Láng, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Chí Thanh… Ngoài việc in sao không phép, các điểm kinh doanh còn bày bán các ấn phẩm ngoài vỉa hè. Giá các ấn phẩm này thường rẻ do chất lượng in kém, đang thách thức các cơ quan quản lý và gây thiệt hại cho các nhà xuất bản. Qua kiểm tra từ đầu năm đến nay cho thấy, trong số 26 cơ sở kinh doanh, in ấn ở HN thì đa số các cơ sở đều có vi phạm về: In ấn quá số lượng cho phép, liên kết xuất bản phẩm không phép, mua bán không có hóa đơn chứng từ, có tình trạng cơ sở in tiếp tay cho in lậu.
Theo ông Vương Trí Dũng – Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội: “Hiện trên địa bàn thành phố có khoảng 400 cơ sở in sử dụng thiết bị công nghiệp, trong đó hơn 40% các xuất bản phẩm có giấy phép. Như vậy, gần 60% số ấn phẩm không phép đang lưu hành tràn ngập thị trường, vi phạm bản quyền”. Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cho biết: Tình trạng in lậu, in không đúng quy định vẫn thường xuyên diễn ra. Đặc biệt, xuất bản điện tử đang phát triển rất mạnh và thiếu kiểm soát, dẫn tới tình trạng các đơn vị này vi phạm bản quyền, nhất là bản quyền tác giả nước ngoài.
Nói về vấn đề in lậu, in giả và công tác quản lý nhà nước, ông Phạm Trung Thông – Trưởng phòng Quản lý in, Cục Xuất bản, Bộ Thông tin và Truyền thông – cho biết: “Đến nay, có khoảng 1.500 cơ sở in công nghiệp. Trong đó chỉ có 1/3 số cơ sở in chịu sự điều chỉnh, kiểm soát của Luật Xuất bản và Nghị định số 105, còn lại gần 2/3 số cơ sở in công nghiệp và khoảng hơn 10.000 cơ sở in lưới, in quảng cáo, photocopy không có khung pháp lý điều chỉnh…”.
Video đang HOT
Bức xúc về vấn đề in lậu, ông Nguyễn Mạnh Hùng – Tổng GĐ Cty sách Thái Hà – nói: “Có những cuốn sách bị dân làm lậu đẩy giá bìa lên cao gấp 1,5 lần với giá sách thật như “Người nam châm”, “Nghe bố này con gái” khiến chúng tôi thực sự bức xúc. Bạn đọc bị mua sách kém chất lượng mà giá lại trên trời”.
Hầu hết các ý kiến cho rằng tình trạng sách lậu lộng hành là do chế tài chưa đủ mạnh, sự phối kết hợp giữa nhà xuất bản và cơ quan chức năng còn yếu. Trong thời gian tới, lực lượng chức năng sẽ tiến hành kiểm tra từng đợt, đột xuất để dẹp nạn ấn phẩm lậu, đặc biệt là mùa lịch đang đến gần.
Theo laodong
Thu phí nhạc trực tuyến: minh bạch được hay không?
Trước đây, việc thu phí ở các quán, khách sạn, phòng trà... đã gây ra tranh cãi tùm lum vì Trung tâm bảo vệ quyền tác giả vẫn chưa có phương án thu phí tối ưu.
Giải pháp nào mới đạt hiệu quả?
Hiệp hội công nghiệp ghi âm Việt Nam (RIAV) và Công ty CP Tập đoàn MV (MV Corp) đã đồng tổ chức buổi tọa đàm Nhạc số Việt Nam - Thực trạng và giải pháp với sự tham dự của đại diện Bộ Thông tin - truyền thông (TT-TT), Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VHTT&DL), Cục bản quyền, Trung tâm bảo vệ quyền tác giả Việt Nam (VCPMC), các nhà sản xuất, ca sĩ, nghệ sĩ, nhạc sĩ và đại diện các website trực tuyến trong lĩnh vực nhạc số. Nội dung buổi tọa đàm xoay quanh việc chia sẻ, trao đổi các giải pháp đối với vấn đề bản quyền trên lĩnh vực nhạc số, nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan.
Mặc dù vậy nhiều người cho rằng các phương án thu bản quyền âm nhạc trực tuyến vẫn chưa có tính khả thi. Câu hỏi lớn nhất vẫn là VCPMC và MV Corp dựa vào căn cứ nào để thu tiền bản quyền trên? Nếu dựa trên số lượng bài hát trên mỗi website thì cũng không đúng, vì bản chất số bài hát đã thu tiền của khách hàng chỉ có các admin của website đó mới biết được chính xác. Hơn nữa, giữa các trang web nghe nhạc trực tuyến không có sự liên kết với nhau. MV Corp chỉ có thể căn cứ một phần vào số lượng truy cập của website để tính toán đưa ra một "ước lượng" nào đó, không phải con số thực tế.
Theo thống kê, cả nước đang có hơn 43.000 bản ghi âm tác phẩm đã được đăng kí bản quyền. Thực tế, lượng bài hát trên các website lớn hơn nhiều. Vậy số tiền các đơn vị kinh doanh nhạc trực tuyến thu của những bài hát không nằm trong danh sách sẽ được sử dụng ra sao? Liệu tác giả nào sẽ được hưởng "thành quả" của mình từ những bài hát không đăng kí bản quyền?
Đại diện một website về nhạc trực tuyến cho biết, họ luôn sẵn sàng hợp tác về bản quyền tác giả vì website cũng có được nguồn thu từ đây. Thực tế, có rất nhiều trang web nghe nhạc trực tuyến, liệu các đơn vị có thể quản lí được hết các website ấy không? Tránh trường hợp website của họ chấp hành nghiêm chỉnh nhưng các website khác lại không thực hiện, tạo ra sự cạnh tranh thiếu lành mạnh. Hơn nữa, thói quen của người dân từ trước đến nay vẫn là dùng "của chùa" nên các đơn vị cần phải phối hợp với các trang web để tuyên truyền cho các cư dân trên mạng hiểu rõ được quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong sử dụng và thưởng thức các tác phẩm âm nhạc trong xã hội hiện nay.
Nhiều tác phẩm âm nhạc được sử dụng công khai nhưng vẫn không bị thu phí bản quyền.
Gian nan cũ vẫn còn...
Trước đây, việc thu phí ở các quán, khách sạn, phòng trà... đã gây ra tranh cãi "tùm lum" vì VCPMC vẫn chưa có phương án thu phí tối ưu. Hiện, VCPMC đang thu phí theo năm dựa trên số ghế, số phòng, số giường... trong các phòng trà, trong các khách sạn. Nhiều hộ kinh doanh không biết được mức thu phí đưa ra dựa trên cơ sở nào? Do đó, việc thu phí chưa thực sự thuyết phục được họ. Tiền thu phí các bản nhạc, các bài hát cổ điển sẽ được trao cho ai? Cái đó cần phải được quy định rõ ràng và cụ thể.
Không ít nhạc sĩ cũng tỏ ra "nghi ngờ" và có ý kiến trái chiều về vấn đề bản quyền tác giả âm nhạc. Trao đổi với báo chí, nhạc sĩ Phú Quang rất băn khoăn, không hiểu vì sao VCPMC có quyền đưa ra những mức phí thu bản quyền âm nhạc mà không cần biết đến chương trình biểu diễn thành công hoặc thua lỗ ra sao? Thực tế, đã có những trường hợp VCPMC trả tiền tác giả có 300.000 đồng/ca khúc nhưng thực ra họ đã thu của nhà tổ chức chương trình mức phí bản quyền từ 2 - 4 triệu đồng/ca khúc. Không chỉ các tác giả mà ngay cả những người thưởng thức âm nhạc cũng không hiểu được việc thu phí bản quyền âm nhạc có nhằm đúng tiêu chí hay không, khi mà số tiền chênh lệch quá lớn so với số tiền thực sự tác giả được hưởng?
NSND Trần Bình, Giám đốc Nhà hát ca múa - nhạc nhẹ Việt Nam nói bóng gió rằng, trong chương trình Cầm tay mùa hè của nhạc sĩ Quốc Trung tổ chức năm 2011, VCPMC đã thu 700.000 đồng đến 2 triệu đồng/ca khúc nhưng tác giả được trả thực chất là bao nhiêu thì không ai biết được?
Như vậy, việc thu phí bản quyền âm nhạc Việt Nam dù được thực hiện nhiều năm nhưng vẫn chưa minh bạch và công khai nên đã tạo cho dư luận nhiều sự hoài nghi. Nay lại tổ chức thu phí âm nhạc trực tuyến, thiết nghĩ việc thu này còn phức tạp hơn thu phí bản quyền ở các buổi biểu diễn, trong các phòng trà, khách sạn. Lần này, liệu VCPMC sẽ có phương án nào làm cho việc thu phí được công khai và minh bạch để xóa đi những ngờ vựccủa các tác giả cũng như công chúng như đã nói ở trên.
Theo Pháp Luật & Xã Hội
Chế Linh công khai hóa đơn tác quyền trước liveshow Đại diện truyền thông của nhà sản xuất "Nhật ký đời tôi" - liveshow cuối cùng của ông hoàng dòng nhạc bolero khẳng định đã hoàn tất các thủ tục liên quan tới vấn đề bản quyền tác giả từ ngày 18/5. Kể từ khi thông tin Chế Linh về nước làm liveshow cuối cùng trong sự nghiệp ca hát xuất hiện, dư...