Xuất bản công nghệ sẽ giúp sách kiếm tiền và tiến xa như thế nào?
‘Công nghệ đã giúp ích cho cuộc sống của mọi người, từ ăn uống, di chuyển, lao động, tại sao không áp dụng nó cho ngành sách phát triển hơn’, ông Nguyễn Cảnh Bình nói.
Một nền tảng công nghệ dành cho xuất bản điện tử mới ra mắt tại Việt Nam, với mục đích làm ra nhiều sách hơn, rút ngắn công đoạn, chi phí làm sách. Ông Nguyễn Cảnh Bình – Chủ tịch HĐQT công ty Cổ phần Sách Alpha, đơn vị xây dựng nền tảng xuất bản iPub – trò chuyện với Zing.vn về dự án đầy tham vọng.
Công nghệ ứng dụng trong đi lại, ăn ở, sao ngành sách đứng ngoài cuộc?
- Công nghệ đã được áp dụng nhiều trong ngành xuất bản những năm qua. Nhưng điều gì khiến ông thực hiện một nền tảng xuất bản công nghệ, khác biệt hoàn toàn với quy trình truyền thống hiện nay?
- Quá trình làm nghề xuất bản trong hơn 15 năm qua, chúng tôi nhìn thấy những thách thức, cản trở của quy trình truyền thống: Số lượng bản thảo của tác giả Việt Nam mà chúng tôi nhận được rất nhiều, nhưng lượng sách xuất bản ra dường như chỉ được 20% thôi. Ví dụ, hàng trăm bản thảo nhận được, thì chỉ xuất bản được khoảng 20 cuốn. Lý do, khó ai lường được cuốn nào sẽ bán chạy để đầu tư, và năng lực xuất bản có hạn.
Nhưng trong vài năm qua công nghệ phát triển kinh khủng. Đặc biệt những nền tảng (platform) kết nối nảy nở.
Ông Nguyễn Cảnh Bình – đại diện đơn vị phát triển nền tảng xuất bản công nghệ đầu tiên tại Việt Nam.
Từ hai năm trước, chúng tôi nghĩ đến nền tảng công nghệ cho xuất bản. Đặc biệt từ tháng 8/2018, chúng tôi tập trung xây dựng iPub, áp dụng công nghệ tiên tiến cho xuất bản. Tại sao công nghệ có thể áp dụng cho ngân hàng như Fintech, Momo, ngành du lịch với đặt khách sạn, vận tải như Uber, Grab, tại sao xuất bản lại đứng ngoài cuộc? Công nghệ phải giúp ích cho các lĩnh vực, đời sống xã hội, cho mọi người.
- Xuất bản sách bằng nền tảng công nghệ khác với cách xuất bản truyền thống ra sao?
- Thay vì xuất bản hàng trăm cuốn, chúng ta có thể đưa ra hàng nghìn cuốn mỗi năm.
Nếu Uber, Grab kết nối được người đi xe và người có nhu cầu, vậy tại sao chúng ta không sử dụng công nghệ để kết nối tác giả với độc giả? Chúng tôi đã nỗ lực theo đuổi ý tưởng này trong 6 tháng qua, đầu tư phát triển trang web, và sẽ sớm có app iPub.
Đây không phải là điều gì mới trên thế giới. Chúng tôi không phát minh gì vix đại cả, chỉ điều chỉnh cho phù hợp với Việt Nam mà thôi. Trên thế giới có những nền tảng xuất bản như Lulu, Smashwords, Unbound… Mỗi nền tảng có một đặc tính riêng, nhưng đáng kể nhất là Smashwords, với hàng trăm nghìn cuốn sách, tốc độ xử lý nhanh…
- So với các nền tảng đi trước trên thế giới, iPub có gì khác biệt?
Video đang HOT
- iPub hướng tới tác giả Việt, và có thể thiết kế bìa tự động. Khi ta gõ tên sách, nó sẽ cho ra 5 tùy chọn thiết kế bìa, nếu không thích, ta có thể thiết kế riêng.
Thông qua nền tảng này, chúng ta có thể kết nối tác giả với độc giả. Mục tiêu là giảm chi phí xuất bản cực kỳ lớn. Giảm tối thiểu chi phí so với cách thức xuất bản thông thường 50%. Một số khâu vẫn làm bằng tay, nhưng chắc chắn sẽ giảm ít nhất 50%. Quy mô càng tăng thì chi phí càng giảm.
Đi taxi kiểu cũ, ta sẽ không biết đi từ A đến B hết bao nhiêu tiền, nhưng giờ đây đi taxi công nghệ ta biết được điều đó. Xuất bản công nghệ cũng vậy, ta tính toán trước được chi phí.
- Nền tảng xuất bản này sẽ tác động thế nào tới tác giả và độc giả?
- Với tác giả, nền tảng này giúp xuất bản sách mà nhiều cuốn trước đó không có cơ hội ra đời. Chúng ta biết J.K. Rowlling từng gửi bản thảo Harry Potter tới 7 NXB và bị từ chối, đến nhà thứ 8 mới xuất bản được theo cách truyền thống.
Công nghệ xuất bản giúp cho bất cứ tác giả nào cũng có thể dễ dàng giới thiệu sách tới công chúng.
Với độc giả, họ được đọc những cuốn sách tưởng chừng không thể, họ có kho tàng lớn với chi phí thấp. Nếu trước đây họ chỉ đọc được những cuốn sách trên giá, trên kệ, giờ đây họ có thể đọc được những cuốn sách lạ.
Xuất bản công nghệ là xu thế tất yếu
- Một cuốn sách dù xuất bản dưới hình thức nào vẫn cần giấy phép. Vậy làm sách trên nền tảng công nghệ sẽ đăng ký xuất bản ra sao?
- Đã là quy định thì ai cũng phải tuân thủ. Chúng tôi đang rất nỗ lực để có thể nhanh hóa quá trình xuất bản. Sử dụng công nghệ xuất bản, nhưng hiện nay vẫn có những công đoạn phải làm thủ công, như việc xin giấy phép. Chúng tôi muốn xin cơ chế để có thể đẩy nhanh quá trình cấp phép, theo hướng cấp giấy phép online, xin giấy phép trong ngày.
- Ông đánh giá ra sao về triển vọng của xuất bản trên nền tảng công nghệ?
- Tôi lạc quan, vì đó là xu thế tất yếu. Nếu nền tảng iPub không thành công là do mình, chứ không phải do thị trường.
Trước mắt, xuất bản công nghệ có thể giúp làm sách nhanh, lượng sách nhiều, song vấn đề đặt ra là làm sao quản lý được chất lượng ấn phẩm.
- Nếu một ngày nào đó hình thức xuất bản này phát triển, dần chiếm thị phần ngành sách, thì vai trò của các nhà xuất bản sẽ ra sao?
- Bạn nhìn câu chuyện Uber, Grab với taxi truyền thống sẽ thấy. Rõ ràng taxi công nghệ tác động tới taxi truyền thống. Trước đây, cứ giá xăng tăng là giá taxi tăng vọt, giờ đây không còn hiện tượng ấy.
Công nghệ xuất bản sẽ thay thế một phần cách làm sách truyền thống. Thứ hai, nó sẽ tác động để ngành xuất bản truyền thống tự đổi mới bản thân mình.
Hiện nay, người bình thường muốn xuất bản, không biết quy trình như thế nào. Lượng bản in cũng khó kiểm soát. Còn với nền tảng xuất bản công nghệ, bạn sẽ biết được chi phí làm ra sách, biết chi li từng người đọc để từ đó tính ra nhuận bút.
Tuy vậy, tôi tâm niệm, nền tảng này làm gì thì làm, tích hợp công nghệ ra sao, miễn phải mang lại lợi ích cho tác giả, cho độc giả thì mới phát triển được.
- Khi ai cũng có thể ra sách dễ dàng theo tinh thần xuất bản công nghệ, lượng tác phẩm nhiều lên, nhưng làm sao để quản lý được chất lượng sách?
- Chất lượng sách vẫn phụ thuộc vào tác giả. Độc giả cũng sẽ đánh giá tác phẩm này hay hay dở, tác giả này viết tốt hay tệ…
Tuy vậy, tác giả có thể thuê đội ngũ biên tập nếu muốn.
Trong khoảng 100 bản thảo đầu tiên, chúng tôi sẽ can thiệp (có biên tập nội dung), nhưng hướng lâu dài là để mở tự do. Chúng tôi không cản trở, hạn chế điều gì.
Chúng tôi sẽ lồng ghép vào nền tảng này công nghệ kiểm soát chính tả, hệ thống lọc những từ nhạy cảm, nội dung không phù hợp thuần phong mỹ tục…
Theo zing
Ra mắt iPub nền tảng công nghệ xuất bản điện tử đầu tiên tại Việt Nam
Nền tảng công nghệ xuất bản điện tử iPub là công cụ đầu tiên ở Việt Nam giúp kết nối hoạt động xuất bản điện tử, tối giản và minh bạch các quy trình xuất bản, tiết kiệm rất nhiều chi phí và thời gian so với xuất bản sách truyền thống. Đặc biệt, các tác giả có thể tự gọi vốn để xuất bản sách của mình
Tại Hà Nội, Sống (thương hiệu sách tác giả Việt Nam) đã ra mắt iPub - nền tảng công nghệ xuất bản điện tử bỏ qua các bước trung gian, đưa tác phẩm đến tay độc giả nhanh chóng.
Nhiều người háo hức trải nghiệm tính năng của iPub- nền tảng công nghệ xuất bản điện tử đầu tiên tại Việt Nam.
Thực tế ngành xuất bản ở Việt Nam cho thấy, trung bình các nhà xuất bản, nhà in, công ty phát hành sách, năng lực sản xuất chỉ đáp ứng được 20% số lượng bản thảo được gửi đến, chưa kể hàng trăm các công trình nghiên cứu, tác phẩm nghệ thuật có giá trị vẫn còn đang bỏ ngỏ mà chưa được giới thiệu với công chúng.
Hiểu được vấn đề của các tác giả Việt cũng như của các đơn vị xuất bản, nền tảng xuất bản điện tử iPub đã ra đời giúp rút ngắn quy trình và minh bạch chi phí xuất bản. Với nền tảng này, 80% các bản thảo còn lại đều có những cơ hội xuất bản và gửi đến bạn đọc của mình một cách nhanh chóng nhất.
Với iPub, các tác giả có thể tối ưu hóa thời gian, quy trình xuất bản, đưa bản thảo của tác giả đến tay độc giả một cách nhanh chóng nhất. Các tính năng như: demo dàn trang, demo trang bìa, công cụ quản lí chi phí, doanh thu từ việc bán sách,... giúp các tác giả hoàn toàn chủ động trong việc xuất bản.
Trợ lý Dự án iPub Trần Ngọc Anh chia sẻ những ưu điểm của nền tảng xuất bản điện tử tiên tiến này.
"Thông thường, khi gửi bản thảo tới nhà xuất bản truyền thống sẽ mất tối thiểu 30 ngày và có thể dài hơn để được thẩm định và nhận phản hồi. Và có thể 80% cơ hội bị tuột mất ngay từ khâu này. Sau đó, quá trình xuất bản truyền thống, in ấn, phát hành sẽ mất tới 60 ngày, đây là con số lý tưởng trong ngành xuất bản nếu nhà xuất bản và nhà phát hành hoạt động liên tục, chuyên nghiệp và tập trung cho tác phẩm.
Nhưng với iPub, chỉ cần nội dung không vi phạm luật thì ý tưởng xuất bản sách sẽ được công khai cho độc giả trong vòng 72 giờ. Đặc biệt, chưa cần bản thảo đầy đủ, chỉ cần thông báo "tôi đang có ý tưởng xuất bản sách với đề tài, ý tưởng này" thì đã có thể truyền thông cho độc giả để tự gọi vốn xuất bản (độc giả thấy hay thì nộp tiền mua sách trước để góp phần xuất bản sách). iPub sẽ có công cụ giúp ước lượng xem xuất bản cuốn sách đó thì cần đầu tư bao nhiêu chi phí", bà Trần Ngọc Anh, Trợ lý dự án iPub chia sẻ.
Ngoài ra, iPub còn là sân chơi kết nối cộng đồng đọc và cộng đồng viết, nơi các tác giả có không gian chia sẻ kiến thức, ý tưởng định viết của mình với công chúng, và độc giả có thể tìm ra được những nội dung, giá trị phù hợp với bản thân chứ không chỉ thụ động đợi nhà xuất bản xuất bản ra cái gì thì đọc cái đó.
Tọa đàm "Cách mạng công nghiệp 4.0 - Thách thức hay cơ hội đối với ngành xuất bản thu hút sự tham gia của đông đảo nhà xuất bản, nhà phát hành, các tác giả...
Lễ ra mắt nền tảng công nghệ xuất bản điện tử iPub được tổ chức ngay sau Tọa đàm với chủ đề "Cách mạng công nghiệp 4.0 - Thách thức hay cơ hội đối với ngành xuất bản".
Các diễn giả và đại biểu tham dự tọa đàm đều thống nhất rằng cách mạng công nghiệp 4.0 đưa đến những thay đổi ngày càng nhanh trong các lĩnh vực công nghệ, truyền thông, khách hàng và mô hình kinh doanh. Trong hoạt động xuất bản, sự thay đổi đó đồng thời cũng làm thay đổi mô hình và quá trình xuất bản.
Ngành xuất bản đang có bước chuyển dịch nhanh chóng sang môi trường Internet, điện tử. Nếu các đơn vị xuất bản không bắt nhịp kịp thời với xu thế 4.0 thì chắc chắn sẽ tụt lùi hoặc bị xóa sổ trên bản đồ xuất bản của thế giới.
Theo info net
Tại sao Amazon trở thành đế chế tỷ USD trong ngành xuất bản? Từ canh bạc mạo hiểm, đế chế Amazon đã vươn mình lớn dậy, trở thành một trong những 'gã khổng lồ' tỷ USD và thay đổi hoàn toàn cục diện ngành xuất bản thế giới. Xuất phát từ ý tưởng "vượt thời" của Jeff Bezos, năm 1994 Amazon được thành lập với tư cách một doanh nghiệp kinh doanh sách trực tuyến. Từ...