Xuân này lại nhớ bánh giầy xưa
Ngoài trà Thái Nguyên, bánh ngải thì bánh giầy còn là một thức quà quê đầy ắp tình người mà ai cũng muốn mang đi để giới thiệu.
Có lẽ, bánh giầy là món ăn mà tôi và những người con ở xã Phúc Lương – Đại Từ – Thái Nguyên luôn nhớ khi xa quê hương.
Với tôi, bánh giầy đã có từ rất lâu mà tôi chỉ biết từ nhỏ nó đã gắn bó với mình. Bánh giầy không chỉ là đồ ăn, món quà giá trị mà còn là sợi giây kết nối tình làng, nghĩa xóm.
Mâm bánh giầy sau khi hoàn thiện.
Bánh là thức ăn yêu thích của nhiều thế hệ.
Đúng thế, bánh giầy vẫn luôn là món quà quê bởi những đứa trẻ thời đó không có đồ ăn vặt. Thời đó, mỗi lần muốn ăn bánh là một lần cực bởi làm đâu có dễ.
Bánh được làm thủ công.
Video đang HOT
Làm bánh cần có nhiều người để hỗ trợ nhau.
Bánh được làm màu cho hấp dẫn.
Như tôi đó, lần nào cũng chạy lẽo đẽo theo mẹ để xin mẹ làm bánh cho ăn: “Mai làm bánh giầy nha mẹ”.
Mẹ bảo: “Gạo đó, muốn ăn thì tối mai làm nhưng lấy ai mà giã…”. Đúng vậy, mỗi lần ăn là mỗi lần khó, bởi giã bánh giầy thì cần sức khỏe dẻo dai. Đây cũng chính là nỗi khó sau mỗi lần xin làm bánh và đến giờ phút này tôi rất thèm cái cảm giác đó.
Bánh được lót trên nền lá chuối tươi.
Bánh sẽ được cắt để thành cặp.
Cận cảnh chiếc bánh sau khi hoàn thành.
Tôi nhớ, mẹ tôi vẫn lựa chọn những hạt gạo ngon nhất của nếp cái hoa vàng, đem đi ngâm nước nhiều giờ liền.
Sau đó, mẹ mới dùng gạo này để đồ xôi và mang đi giã bánh. Nghe kỳ thực đơn giản, song mỗi lần làm bánh thì gia đình đó như làm cỗ vậy. Từ chiều, mấy đứa trẻ như chúng tôi đã được giao nhiệm vụ vào rừng kiếm đôi chày bằng cây tre non mang về rửa sạch, dựng cho ráo nước.
Bánh giầy là món ăn ngon, bổ dưỡng mà nhiều người yêu thích.
Còn mẹ thì chuẩn bị nguyên liệu để làm nhân bánh. Thông thường, ở chỗ tôi sẽ làm nhân theo sở thích của gia chủ như thịt heo, thịt gà, nhân đỗ xanh, mè, đậu phộng…
Để tạo sức hút cho bánh giầy, mẹ tôi đã nhuộm lên xôi cái màu gấc. Công đoạn này thì hay lắm vì mỗi nhà có một cách làm khác nhau nên màu sắc của bánh cũng vì thế mà có sự đậm nhạt.
Mẹ bảo: “Làm bánh gì thì làm, gạo ngon thì bánh mới ngon được. Do đó, tất cả những lần làm bánh mẹ phải lấy gạo nếp cái hoa vàng thì bánh mới mềm, thơm dẻo và bánh mới mềm lâu được”.
Đó mới chỉ là một số công đoạn của quá trình làm bánh bởi giã bánh giầy là khó nhất và đòi hỏi nhiều người nhất. Như nhà tôi đó, mỗi lần làm bánh là rủ rê nhà bác làm cùng vì ăn phải nhiều người mới vui và có người mà giã bánh phụ nhau.
Quê tôi, bánh giầy thường được giã ở đầu cầu thang lên xuống nhà sàn, còn lũ trẻ như chúng tôi thì ngồi sắp đầy trên cầu thang để đợi ăn bánh và bình luận “trận đấu”.
Chúng tôi vẫn bình luận hai người giã bánh giầy và cười khúc khích, rồi chỉ chỏ người này yếu, người kia khỏe. Cũng vì thế mà ngày nay mới có những cuộc thi đấu giã bánh giầy nhanh nhất. Chứ những thợ bánh không chuyên như gia đình tôi thì cũng phải mất chừng 45 phút thì bánh mới giã xong một cối bánh giầy.
Trong lúc giã, mọi người vẫn ghẹo nhau rằng: “Ngày xưa chọn con rể là phải giã được ba cối bánh giầy và trèo được cây cau. Bây giờ mà áp dụng phương án này thì coi như ế vợ hết cả làng rồi”, nói rồi các cụ cười ha hả.
Chỉ đợi giã bánh xong, lũ trẻ như chúng tôi đã lao xuống ngay cối bánh để tự nặn ngay cho mình một cái thật xinh đẹp mà thưởng thức như đói từ lâu lắm. Trao ôi, cảm giác đói, vị bánh thơm lừng, deo dẻo và không hề ngán… đã làm chúng tôi ăn liền vài cái.
Giờ đây, lũ trẻ như chúng tôi đã trưởng thành và vẫn nhớ về vị bánh, vị giản dị và đầy ắp tình thương nhưng cách làm bánh như chúng tôi thèm đã vắng bóng. Bánh giầy không còn giã nữa mà thay vào đó ta chỉ cần cho vào máy thì 10 phút sau đã có bánh ăn rồi.
Giờ đây, cách làm bánh giầy đã thay đổi, lũ trẻ như chúng tôi đã lớn và chúng tôi vẫn nhớ về cái hương vị đó. Từ đó, chúng tôi vẫn bánh giầy đi giới thiệu như thể đó là đặc sản của quê hương mình vậy.
Theo PLO
Khoai deo Chút quà của người dân Quảng Bình
Người Quảng Bình thường gọi khoai deo bằng tên sâm đất vì món này có nhiều dưỡng chất. Do đó khi thành phẩm khoai deo ra đời, mọi người vẫn thường đùa nhau mua "sâm đất" quý giá tặng bạn bè, người thân ngụ ý cầu chúc sức khỏe.
Khoai deo mang những dáng vẻ mộc mạc và thô sơ. Những lát khoai deo ngon và dẻo thường được chế biến từ loại khoai lang đỏ trồng trên đất thịt, sau khi luộc xong sẽ cắt thành từng lát và phơi khô khoảng 10 - 12 nắng, độ dẻo của lát khoai tùy thuộc vào số lần phơi nắng ít hay nhiều.
Nếu du khách lần đầu ăn khoai deo chắc hẳn phải thốt lên "cứng gãy răng " trong khi đó một số người lại biểu cảm theo một cảm xúc khác "mắc răng quá ". Có ai đó đã từng nói " Người làm nên lát khoai deo ngon là một nghệ nhân, người biết thưởng thức khoai deo lại là một nghệ sĩ ". Vì vậy, trước khi thưởng thức món ăn ấn tượng khó quên này, bạn nên mở túi ra từ 20-30 phút trước khi thưởng thức. Khi túi được mở, khoai deo sẽ tiếp xúc với không khí làm cho những lát khoai mềm dẻo (không nên để khoai gieo tiếp xúc với không khí quá lâu ). Để cảm nhận trọn vẹn hương vị của khoai deo thì không gì bằng là dùng thêm chén trà hoặc chè xanh vừa thư thái, thoải mái thưởng thức, tận hưởng cảm giác những lát khoai dính vào răng, một chút bùi bùi, một chút thơm thơm đan xen tinh tế. Loại "sâm đất" này thật khéo được lòng cả những ai khó tính nhất trong ăn uống.
Những người con xa xứ về thăm, lúc ra đi, không ai mà không mang theo món quà quê giản dị mà thân thương làm quà, hương vị rất riêng của Quảng Bình. Khách du lịch đến Quảng Bình, sau khi trải nghiệm các điểm du lịch thú vị thế nào cũng ghé chợ Đồng Hới mua vài gói khoai deo về biếu gia đình, người thân.../
Theo Vietnam
Về xứ Đoài ăn bánh răng bừa Đến bây giờ tôi vẫn không quên vị beo béo, bùi bùi khi được thưởng thức những chiếc bánh răng bừa ngày ấy. Cô bạn tôi quê ở Sơn Tây (Hà Nội), mỗi lần có dịp về quê liền nhắn tin: "Ăn bánh răng bừa không tớ xách vào". Hỏi vậy mà cũng hỏi bởi làm sao tôi có thể từ chối những...