Xử vụ chạy thận tử vong: Cãi nhau sự cần thiết phải lấy mẫu nước đi xét nghiệm
Ông Đỗ Đình Vận – Phó Giám đốc BVĐK tỉnh Hòa Bình cho rằng, khi sửa chữa máy chạy thận xong việc lấy mẫu nước đi xét nghiệm theo tiêu chuẩn AAMI chỉ để khẳng định nguồn nước trước và sau khi sửa có tinh khiết hơn hay không, chứ không phải để đánh giá chất độc. Nhưng đại diện Công ty Thiên Sơn phản đối quan điểm này.
Trong ngày xét xử sơ thẩm thứ 7 của vụ án chạy thận làm 9 người chết xảy ra ở Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Hòa Bình hôm 29/5/2017 tại TAND TP Hoàn Bình, ông Đỗ Đình Vận – Phó Giám đốc BVĐK tỉnh Hòa Bình trình bày quan điểm của mình ở phần tranh luận về tính cần thiết của việc phải lấy mẫu nước đi xét nghiệm theo tiêu chuẩn AAMI sau khi sửa chữa hệ thống lọc nước RO của máy chạy thận.
Quang cảnh phiên tòa.
Không chờ kết quả xét nghiệm, cứ sửa xong là cho máy chạy
Theo ông Vận, Công ty Cổ phần Dược phẩm Thiên Sơn (Công ty Thiên Sơn) đã sữa chữa cho BVĐK tỉnh Hòa Bình rất nhiều lần. Tất cả các lần sửa chữa trước đó, ông Vận nghĩ bị cáo Bùi Mạnh Quốc cũng không làm AAMI (tức là mang mẫu nước đi xét nghiệm theo tiêu chuẩn AAMI sau khi hoàn thành công việc sửa chữa), vì cũng không xảy ra tai biến.
Thứ hai, tại sao Công ty Thiên Sơn sửa chữa cho BVĐK tỉnh Hòa Bình không có cảnh báo, không có kế hoạch hay chương trình để chúng tôi có kế hoạch thay thế chạy thận nhân tạo.
Thứ ba, xét nghiệm AAMI sau khi sửa chữa để đánh giá chứ không phải xét nghiệm chất độc, cái đó là bộ tiêu chuẩn để đánh giá trước và sau khi sữa chữa có đảm bảo tiêu chuẩn bình thường tốt hơn không, vì trước khi sửa hệ thống nước RO hoàn toàn đang chạy cho bệnh nhân, chỉ số bình thường cao.
“Để nó gọi là độ an toàn cao hơn thì người ta mới sửa, sửa thì nó phải tốt hơn. Chỉ số AAMI để đánh giá sau khi sửa có tốt hơn không hay cần điều chỉnh vấn đề gì, chứ không phải đánh giá chất độc, vì chất độc trong đường ống đó thì đúng ra bị cáo Quốc dùng chất độc gì phải có dụng cụ kiểm tra chất độc đó, dụng cụ này phải cho kết quả trong vòng 1 phút hoặc 30 giây để đánh giá chất độc đó còn trong đường ống hay không. Nguyên nhân của sự cố là tồn dư chất độc chứ không phải đi xét nghiệm AAMI trước hay sau” – ông Vận nêu quan điểm.
Video đang HOT
Ông Đỗ Đình Vận.
Về vấn đề này, Luật sư Nguyễn Danh Huế – đại diện cho BVĐK tỉnh Hòa Bình bổ sung ý kiến là rất tiếc khi tài liệu của đại diện Bộ Y tế ngày hôm qua (22/5) có ý định là giải thích rõ cho HĐXX biết là xét nghiệm AAMI có cần thiết hay không, tuy nhiên, vị đại diện vừa mới trình bày thì HĐXX không cho trình bày nữa.
“Tôi đang nhìn thấy có sự nhầm lẫn rất cơ bản của nhiều người, thậm chí có cả Viện Kiểm sát và luật sư về việc xét nghiệm AAMI có cần thiết sau mỗi lần lọc hay sửa chữa hệ thống RO của máy chạy thận hay không, thì với quan điểm của tôi vấn đề này chưa được bàn, thậm chí khi quay lại phần xét hỏi thì kính đề nghị HĐXX triệu tập những chuyên gia về y tế hoặc đại diện Bộ Y tế, Hội đồng chuyên môn của Sở Y tế Hòa Bình để làm sáng tỏ việc này” – Luật sư Huế nói.
Ông Vận nói tiếp quan điểm về nội dung này: “Như luật sư đã trình bày, chúng ta đang lầm tưởng xét nghiệm AAMI, vì cái này chỉ đánh giá trước và sau sửa nó sạch hơn mức độ nào, hay còn cần chỉnh sửa vấn đề gì, chứ không phải AAMI là tiêu chuẩn, vì ở nước ngoài tôi không rõ, nhưng trong nước hầu như khi sửa chữa hệ thống nước RO xong thì hôm sau đưa vào chạy ngay, không ai chờ 15 ngày sau khi có kết quả AAMI mới cho máy chạy.
Không cần thiết tại sao lại đưa vào nội dung hợp đồng sửa chữa?
Luật sư Nguyễn Thị Đinh Hương – đại diện cho Công ty Thiên Sơn đã phản đối quan điểm của ông Vận và Luật sư Huế, vì có kết quả xét nghiệm AAMI hay không không quan trọng thì tại sao BVĐK tỉnh Hòa Bình phải tốn tiền cho vào hợp đồng này để Thiên Sơn phải làm.
Bà Hương đặt vấn đề, nếu có xét nghiệm AAMI để khẳng định nguồn nước đã đảm bảo, không tồn dư hóa chất thì có bao giờ BVĐK tỉnh Hòa Bình lại truyền nguồn nước độc vào người bệnh hay không?
Những lần sửa chữa trước đó, phía Thiên Sơn đã thực hiện việc xét nghiệm AAMI nhiều lần ở BVĐK tỉnh Hòa Bình. Năm 2014 đã có lần Công ty Thiên Sơn thực hiện sửa chữa đúng hệ thống lọc nước RO số 2 và khi lấy mẫu nước đi xét nghiệm AAMI không đạt tiêu chuẩn, BVĐK tỉnh Hòa Bình đã yêu cầu Công ty Thiên Sơn phải lấy mẫu nước đi xét nghiệm lại.
“Còn việc BVĐK tỉnh Hòa Bình luôn không sử dụng kết quả AAMI để đưa vào người bệnh nguồn nước không đảm bảo thì đó là trách nhiệm của bệnh viện. Mà chờ kết quả xét nghiệm đó có trong thời gian dài mà không cần thiết, vậy tại sao bệnh viện vẫn đưa vào nội dung trong hợp đồng sửa chữa” – bà Hương nêu quan điểm.
Nguyễn Dương – Trần Thanh
Theo Dantri
Vụ chạy thận tử vong: Công ty Thiên Sơn nói không có trách nhiệm bồi thường
Tại tòa, đại diện Công ty Dược phẩm Thiên Sơn khẳng định không có trách nhiệm bồi thường cho các nạn nhân trong vụ chạy thận làm 9 người tử vong xảy ra tại BV Đa khoa tỉnh Hòa Bình ngày 29/5/2017, số tiền 370 triệu đồng Thiên Sơn chuyển cho bệnh viện này chỉ nhờ để "hỗ trợ tình cảm" cho các nạn nhân.
Trong ngày thứ 6 xét xử sơ thẩm vụ án nói trên tại Tòa án Nhân dân TP Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình), Luật sư Nguyễn Thị Đinh Hương - đại diện cho Công ty Dược phẩm Thiên Sơn (gọi tắt là Công ty Thiên Sơn) cho biết, ngày 25/5/2017, Công ty Thiên Sơn và BV Đa khoa tỉnh Hòa Bình có ký hợp đồng sữa chữa hệ thống máy chạy thận tại Đơn nguyên thận nhân tạo của bệnh viện này. Hợp đồng có 10 nội dung, trong đó có nội dung Công ty Thiên Sơn sau khi sửa chữa xong phải lấy mẫu nước đi xét nghiệm theo tiêu chuẩn AAMI.
Ngay sau ký hợp đồng xong với BV Đa khoa tỉnh Hòa Bình, người của Thiên Sơn đã thông báo qua điện thoại cho bị cáo Bùi Mạnh Quốc (lúc đó là Giám đốc Công ty TNHH xử lý nước Trâm Anh) biết các nội dung hợp đồng mà Thiên Sơn đã ký với BV Đa khoa tỉnh Hòa Bình, và đề nghị Quốc sáng 28/5/2017 đến bệnh viện này để thực hiện các điều khoản trong hợp đồng. Ngay sau đó, Thiên Sơn và Trâm Anh đã ký hợp đồng với nhau, nội dung là để phía Trâm Anh thực hiện các nội dung mà Thiên Sơn đã ký với BV Đa khoa tỉnh Hòa Bình - được hiểu theo nghĩa thông thường là Công ty Thiên Sơn "bán cái" hợp đồng cho Công ty Trâm Anh để "ăn" chênh lệch.
Từ trái qua phải: Bị cáo Trần Văn Sơn, Hoàng Công Lương, Bùi Mạnh Quốc.
Bà Hương khẳng định tại tòa, việc bán lại hợp đồng cho Công ty Trâm Anh là hoàn toàn đúng quy định của pháp luật. Mặt khác, trước đây Bùi Mạnh Quốc cũng đã là đối tác thân quen với Thiên Sơn trong lĩnh vực này nhiều năm.
HĐXX hỏi bà Hương: "Sáng ngày 28/5/2017, Quốc đến BV Đa khoa tỉnh Hòa Bình sữa chữa với tư cách đại diện cho đơn vị nào?". Bà Hương trả lời: "Quốc đến với tư cách là người của Thiên Sơn".
"Ngày 28/5/2017, Thiên Sơn đã hoàn thành công việc sửa chữa như ký kết hợp đồng với BV Đa khoa tỉnh Hòa Bình chưa?" - HĐXX hỏi. "Ngày 28/5/2017, Thiên Sơn chưa kết thúc công việc sửa chữa vì còn phải lấy mẫu nước đi xét nghiệm theo tiêu chuẩn AAMI, sau khi có kết quả mẫu nước mới chấm dứt hợp đồng và bàn giao bằng văn bản có đại diện 3 bên gồm: Công ty Thiên Sơn, Phòng Vật tư-Trang thiết bị y tế bệnh viện và Đơn nguyên thận nhân tạo bệnh viện" - bà Hương trả lời.
Chính vì thế, bà Hương khẳng định Công ty Thiên Sơn không có trách nhiệm trong việc để xảy ra sự cố nghiêm trọng trên.
HĐXX hỏi, số tiền 370 triệu đồng mà Công ty Thiên Sơn chuyển cho BV Đa khoa tỉnh Hòa Bình để làm gì? Bà Hương cho biết, ngay sau sự khi cố xảy ra, chưa biết là trách nhiệm của bên nào, vì Công ty Thiên Sơn cũng có máy chạy thận đặt ở BV Đa khoa tỉnh Hòa Bình, giám đốc cũng thường xuyên lên và gặp gỡ các bệnh nhân nên về mặt tình cảm, Thiên Sơn đã chuyển cho bệnh viện với số tiền là 370 triệu đồng ghi rõ "nhờ bệnh viện chuyển để hỗ trợ đến gia đình các nạn nhân, nói rõ là Thiên Sơn hỗ trợ".
"Tuy nhiên, sau đó được biết số tiền này chưa chuyển đến cho gia đình các nạn nhân, bệnh viện có thông báo cho Công ty Thiên Sơn biết đã chuyển số tiền này vào cơ quan thi hành án dân sự. Đó là số tiền hỗ trợ, chứ không phải trách nhiệm Thiên Sơn phải bồi thường" - bà Hương nói.
HĐXX đặt vấn đề "giả sử, sau này trách nhiệm phải bồi thường, thì số tiền 370 triệu đồng Thiên Sơn sẽ làm gì?". Bà Hương quả quyết: "Công ty vẫn giữ nguyên quan điểm là hỗ trợ, còn trách nhiệm sau này đến đâu công ty sẽ có ý kiến theo quy định của pháp luật. Nếu được, cho công ty xin lại để hỗ trợ trực tiếp cho các nạn nhân".
Trong cáo trạng vụ án trên có thông tin, ngay sau sự cố, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình đã tự nguyện hỗ trợ số tiền ban đầu cho 8 nạn nhân tử vong là 20 triệu đồng /1 người (8 người x 20 triệu = 160 triệu) và 2 triệu đồng/1 người đối với 10 bệnh nhân còn lại (10 người x 2 triệu = 20 triệu). Tổng cộng là 180 triệu đồng. Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình và Công ty Thiên Sơn còn nộp số tiền là 660 triệu đồng để hỗ trợ khắc phục hậu quả cho các nạn nhân (BVĐK tỉnh là 290 triệu đồng; Công ty Thiên Sơn 370 triệu đồng). Hiện nay, số tiền 740 triệu đồng đã được chuyển cho Cơ quan thi hành án dân sự.
Ông Đỗ Đình Vận.
Tại tòa, ông Đỗ Đình Vận - Phó Giám đốc BV Đa khoa tỉnh Hòa Bình cho biết, phía bệnh viện chưa nhận trách nhiệm phải bồi thường, mà đó chỉ là số tiền hỗ trợ ban đầu cho các gia đình nạn nhân vì còn chờ phán quyết cuối cùng của tòa.
Nguyễn Dương - Trần Thanh
Theo Dantri
Toà ngăn luật sư hỏi đại diện Bộ Y tế tại vụ án 9 bệnh nhân tử vong Lần đầu tiên đại diện Bộ Y tế có mặt tại toà song HĐXX sử dụng "quyền của toà án" không cho phép luật sư đặt câu hỏi. Đại diện Bộ Y tế trình bày. Ngày 22.5, ngày thứ sáu xét xử vụ án xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình, đại diện Bộ Y tế được mời đến toà để...