Xử trí khi bị nấm da chân
Trời mới nóng mà kẽ chân và mu chân tôi sưng đỏ, ngứa, bong vảy. Có phải tôi bị nấm, chữa thế nào?
Lê Thị Oanh (Hòa Bình)
Ảnh minh họa
Theo thư bạn mô tả thì đó là dấu hiệu của nấm da chân. Căn nguyên phần lớn gây bệnh do nấm ngoài da có tên là Trichophyton rubrum, ngoài ra còn do loại nấm khác, đôi khi là nhiễm nấm Candida (kẽ ngón). Bàn chân là vị trí hay gặp nhất của nhiễm nấm.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bàn chân bị nhiễm nấm, trong đó, những người sống trong môi trường khí hậu ẩm thấp, sử dụng chung hồ bơi, vòi tắm hoa sen, khăn tắm, thường xuyên mang giày dép quá chật, có triệu chứng ra mồ hôi chân, người mắc bệnh đái tháo đường hoặc hệ miễn dịch yếu… rất dễ nhiễm nấm da chân.
Biểu hiện nhiễm nấm da bàn chân là dạng bong vảy da chân. Khi đó, bàn chân có màu đỏ kèm bong nhiều vảy trắng. Vảy bong từng đám nhỏ hay lan rộng toàn bộ bàn chân. Đôi khi bệnh có thể xuất hiện tổn thương các mụn nước nhỏ.
Bệnh nhân thường có cảm giác tại chỗ bàn chân bị nấm ngứa, có thể kèm theo đau nhẹ. Tổn thương thường bị nhiễm vi khuẩn kết hợp. Tình trạng nghiêm trọng nhất của bệnh nấm da bàn chân là lở mụn mủ, loét nông, dày sừng đau đớn. Các tổn thương này đặc biệt phổ biến giữa các ngón chân nhưng có thể bao gồm toàn bộ bàn chân.
Khi có biểu hiện nghi ngờ nhiễm nấm da chân, cần tới các cơ sở khám bệnh có phòng khám da liễu để khám và điều trị cho kết quả tốt nhất. Tùy từng trường hợp mà các bác sĩ kê đơn thuốc để điều trị hiệu quả.
9 thói quen nguy hại trong nhà vệ sinh, bạn cần bỏ ngay!
Bạn có biết rằng chỉ mất khoảng 12 giây để ngồi vào bồn cầu và thải phân ra khỏi ruột?
Hãy đừng mang điện thoại vào nhà vệ sinh - SHUTTERSTOCK
Video đang HOT
Nhưng mọi người dành nhiều thời gian hơn cho nhà vệ sinh, liệu bạn có thực sự cần dành nhiều thời gian như vậy không?
Một nghiên cứu của Anh, do UK Active thực hiện, đã chỉ ra rằng, có những người dành đến 3 giờ một tuần để đi vệ sinh. Điều gây sốc là giới hạn thời gian được đề xuất là không quá 15 phút mỗi ngày, theo Power of Positivity.
Bạn có biết có bao nhiêu vi trùng và vi khuẩn ẩn náu ở nơi này không?
Sau đây là 9 lỗi phổ biến khi đi vệ sinh mà bạn có thể bạn chưa biết, theo Power of Positivity.
1. Mang điện thoại vào nhà vệ sinh
Bạn không nhận ra mình đang lây lan vi khuẩn lên khắp điện thoại, rồi sau đó lại đưa điện thoại lên gần miệng khi nói chuyện và đặt lên bàn trong khi ăn.
Mang điện thoại vào nhà vệ sinh, bạn cầm điện thoại rồi đặt điện thoại xuống để làm công việc "lau chùi". Lại cầm điện thoại lên, đặt ở chỗ khác để rửa tay. Rửa tay xong lại tiếp tục cầm điện thoại.
Tất cả vi khuẩn từ tay bạn và "thủ tục lau chùi" giờ đã được chuyển sang điện thoại. Không chỉ bàn tay của bạn chứa đầy vi trùng mà còn có vi khuẩn trên mọi bề mặt trong nhà vệ sinh.
Thật kinh ngạc, nghiên cứu do Med League thực hiện đã tìm thấy một loại tụ cầu vàng có thể gây chết người - ẩn náu trên điện thoại.
Vì vậy, đừng mang điện thoại vào nhà vệ sinh, trừ phi bạn sát khuẩn điện thoại sau khi đi vệ sinh.
2. Xả nước bồn cầu mà không đậy nắp
Khi xả nước, dòng nước xả sẽ phun các hạt vào không khí trong bán kính khoảng 2 mét, có nghĩa là không có bề mặt nào là sạch sẽ.
Luôn đậy nắp trước khi xả nước - SHUTTERSTOCK
Cả khăn tắm và khăn mặt treo trong phòng tắm đều trở thành nơi chứa vi khuẩn, theo Power of Positivity.
Bí quyết là luôn đậy nắp trước khi xả nước. Vì phân mang theo một số độc tố chết người, sẽ đọng lại trên bề mặt và thấm vào không gian thở của bạn.
3. Không chà rửa bệ cầu thường xuyên
Theo các chuyên gia, bệ và bồn cầu nên được làm sạch kỹ lưỡng thường xuyên. Cần phải làm sạch cả xung quanh đế và dưới nắp và bên trong bồn.
Ngoài ra, cọ vệ sinh là nơi ẩn náu của vi khuẩn và rất bẩn. Vì vậy, cũng cần phải khử trùng cọ vệ sinh thường xuyên.
4. Đừng để bàn chải đánh răng trên giá trong phòng tắm
Bàn chải đánh răng của bạn cũng không thể thoát khỏi hạt nước bắn từ vòi xả.
Và mỗi lần đánh răng, bạn lại đưa bao nhiêu vi khuẩn có hại vào miệng mình. Bạn có thấy sợ không?
Hãy để bàn chải đánh răng bên ngoài phòng tắm. Thay bàn chải đánh răng định kỳ, sau mỗi 3 - 4 tháng hoặc ngay sau một cơn bệnh.
5. Không làm sạch bệ ngồi thường xuyên
Bạn nên làm sạch bồn cầu thường xuyên, nhưng chỗ ngồi có thể cần được làm sạch nhiều hơn.
Nơi bạn ngồi chắc chắn có nhiều vi trùng hơn các bề mặt khác, vì nó gần gũi và tiếp xúc trực tiếp. Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, chỗ ngồi trung bình chứa 78 con vi khuẩn trên mỗi 10 cm2.
Chưa đâu, thật kinh hoàng là có cả vi khuẩn E. coli, vi khuẩn shigella, liên cầu, tụ cầu và cúm.
6. Không làm sạch tay nắm cửa nhà vệ sinh
Ngay cả với cửa nhà vệ sinh nhà bạn, hãy cố gắng dùng khăn giấy hoặc đuôi áo để đóng mở. Hãy nhớ rằng chỉ có 5% số người rửa tay đúng cách, vì vậy rất có thể đây là nơi sinh sôi của vi trùng. Thường xuyên sử dụng khăn kháng khuẩn để lau tay nắm có thể loại bỏ mọi vi trùng do người khác để lại.
7. Không mở cửa sổ hoặc bật quạt
Hệ thống thông gió không chỉ giúp ngăn nấm mốc phát triển mà còn giúp loại bỏ các chất bẩn trong không khí sau khi đi vệ sinh.
8. Không rửa tay sau khi đi vệ sinh
Điều tưởng chừng như ai cũng biết, nhưng theo nghiên cứu được thực hiện bởi Cleveland Clinic, hơn 33% số người không rửa tay khi đi vệ sinh. 67% người cố gắng rửa tay, nhưng chỉ có 5% sử dụng đủ xà phòng. Phải rửa tay mỗi khi sử dụng nhà vệ sinh, cho dù chỉ đi tiểu.
9. Treo khăn tắm quá gần bồn cầu
Những hạt nước xả từ bồn cầu cũng có thể dính vào khăn nếu treo quá gần. Khiến bạn rửa tay và làm sạch vi trùng, rồi lấy khăn để lau khô và nhiễm lại mầm bệnh. Vì vậy, hãy treo khăn ở vị trí cách bồn cầu ít nhất 2 mét.
Sẽ thật tuyệt vời nếu bạn không dành quá nhiều thời gian trong căn phòng này mỗi tuần. Hãy nhớ để điện thoại di động bên ngoài, lau tay nắm cửa thường xuyên, đậy nắp khi xả nước, làm sạch bồn cầu thường xuyên và rửa tay với nhiều xà phòng, theo Power of Positivity.
Nấm miệng là gì? Những điều cần biết về bệnh nấm miệng Nấm miệng là một trong những bệnh rất nhiều người mắc phải nhưng thực tế rất nhiều người vẫn còn mơ hồ và không biết nấm miệng là gì? 1. Bệnh nấm miệng là gì? Trước thắc mắc bệnh nấm miệng là gì các bác sĩ đã giải đáp như sau: Bệnh nấm miệng hay còn gọi là đẹn miệng (Oral Thrush). Đây...