Xử trí cấp cứu trẻ bị co giật tại nhà
Co giật là một cấp cứu thần kinh thường gặp nhất ở trẻ nhỏ, trong khi co giật trẻ sẽ bị thiếu ôxy não nên có thể gây tử vong ngay lập tức hoặc để lại di chứng phát triển tinh thần vận động nếu cơn co giật kéo dài.
Do vậy biết cách xử trí cấp cứu ban đầu khi gặp các bé bị co giật là điều rất cần thiết đối với người chăm sóc trẻ đặc biệt là các bà mẹ.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra có giật ở trẻ nhỏ trong đó nguyên nhân thường gặp nhất là co giật do sốt cao, ngoài ra khi trẻ co giật có thể do các nguyên nhân khác như nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương (viêm não, viêm màng não, …), do chấn thương sọ não, do hạ Natri máu, hạ đường máu, do bệnh động kinh…
Trẻ em sốt cao rất dễ dẫn đến co giật.
Khi trẻ co giật có thể có các biểu hiện như trẻ mất ý thức tạm thời, lắc hoặc giật cánh tay, chân, đầu, cuộn mình hoặc trợn mắt, khó thở, ngủ sâu sau co giật. Trong khi gặp trẻ co giật các bà mẹ cần bình tĩnh và biết những điều nên làm và không nên làm để tránh những hậu quả đáng tiếc cho bé.
Nên làm
- Đặt trẻ ra chỗ nền bằng phẳng tránh trẻ bị ngã hoặc va đập gây chấn thương khi co giật
Video đang HOT
- Đặt trẻ nằm nghiêng đầu sang một bên để đờm dãi không vào đường hô hấp
- Ngay lập tức dùng vật mềm như khăn xô quấn chặt nhét vào miệng trẻ tránh trẻ cắn phải lưỡi
- Nếu trẻ co giật do sốt cao và trước đó 4 tiếng trẻ chưa được dùng thuốc hạ sốt thì các bà mẹ có thể dùng thuốc hạ sốt đường đặt hậu môn cho trẻ, thuốc hay dùng nhất là các biệt dược của Acetaminophen (Efferagan, paracetamol…) liều từ 10 – 15mg/kg cân nặng, sau đó các mẹ cần tích cực chườm ấm tại các vị trí trán, nách, bẹn cho trẻ trong lúc chờ xe cấp cứu hoặc trong khi vận chuyển trẻ đến cơ sở y tế.
Không nên làm
- Khi trẻ bị co giật không nên đưa vật cứng vào miệng trẻ tránh nguy cơ có thể gây tổn thương răng, lợi trẻ
- Không giữ trẻ tránh nguy cơ gây gãy tay chân
- Không cho trẻ ăn, uống bất cứ thứ gì tránh nguy cơ sặc thức ăn, nước uống vào đường thở
- Nếu trẻ co giật do sốt cao có thể các mẹ sẽ sờ thấy bé lạnh tay chân, khi đó cũng không nên mặc thêm quần áo ấm, quấn thêm chăn hay chườm lạnh cho bé, các biện pháp đó đều làm cho nhiệt độ cơ thể trẻ tăng lên.
Cuối cùng, dù là co giật do căn nguyên nào thì khi bé bị co giật các mẹ cũng phải nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị kịp thời.
Theo Sức Khỏe và Đời Sống
Đo thuốc bằng muỗng có thể giết chết con
Nghiên cứu mới đăng trên Tạp chí Pediatrics cho thấy cha mẹ cho con uống thuốc bằng muỗng cà phê hoặc muỗng canh thường mắc các lỗi về liều lượng.
Hậu quả, con bạn có thể bị tiêu chảy, nôn mửa, co giật, khó thở, chảy máu trong, hôn mê..., thậm chí tử vong.
Theo nghiên cứu, khoảng 40% phụ huynh chia liều lượng thuốc cho con không chính xác. Trong đó, những người thường đong thuốc bằng muỗng canh hoặc muỗng cà phê thường mắc lỗi gấp đôi so với những người sử dụng vật dụng đo thể tích.
Bác sĩ Shonna Yin - phó giáo sư về nhi khoa và sức khỏe dân số tại Trường ĐH Y khoa New York (Mỹ), tác giả nghiên cứu - cho biết: "Lý do thứ nhất: Muỗng cà phê hoặc muỗng canh chỉ các vật dụng trong nhà bếp, khác nhau về kích thước và khiến các cha mẹ khó đo được liều lượng thuốc chính xác cho con em mình.
Khoảng 40% phụ huynh chia liều lượng thuốc cho con không chính xác.
Chuyên gia này cho biết sự một phần sai lầm có thể do bác sĩ hay dược sĩ kê đơn. "Đôi khi các bác sĩ kê đơn thường dùng nhiều đơn vị đo lường khác nhau như ly đo thể tích, muỗng cà phê, muỗng canh để thay thế nhau. Tuy nhiên, sức chứa của chúng hoàn toàn khác nhau" - bác sĩ Yin giải thích.
Theo Tạp chí Fif Pregnant, việc sử dụng sai đơn vị đo lường có thể dẫn đến hậu quả tai hại. Ví dụ, nhầm lẫn giữa muỗng cà phê và muỗng canh có thể khiến liều lượng thuốc tăng lên 3 lần, trong khi nhầm lẫn giữa ly đo thể tích và muỗng cà phê có thể khiến liều lượng thuốc tăng đến 5 lần.
Hậu quả của việc uống thuốc quá liều rất nghiêm trọng, phụ thuộc vào số lượng dư thừa. Con bạn có thể bị tiêu chảy, nôn mửa, co giật, khó thở, chảy máu trong (máu tràn trong các khoang tự nhiên nhưng không chảy ra ngoài), hôn mê..., thậm chí tử vong.
Vì vậy, các chuyên gia khuyên phụ huynh nên đo lường cho con bằng vật dụng đo thể tích có kẻ vạch khi cho con uống thuốc nước. Ngoài ra, cha mẹ cần thực hiện theo những lời khuyên sau để đảm bảo lượng thuốc đúng với cơ thể con:
- Đề nghị bác sĩ hoặc dược sĩ sử dụng đơn vị ml khi kê toa cho con bạn
- Đừng bao giờ sử dụng các loại muỗng trong bếp cho con uống thuốc
- Đề nghị các bác sĩ, dược sĩ cho một công cụ định lượng tiêu chuẩn nếu nhà bạn chưa có (xi-lanh bơm thuốc tiêm được cho là đơn vị đo lường thuốc chính xác nhất).
- Trước khi cho con uống thuốc gì, hãy kiểm tra 2 lần liều lượng bạn đã đo lường để đảm bảo đúng với toa thuốc.
Theo Trí thức trẻ
Đong thuốc bằng muỗng có thể giết chết con Nghiên cứu mới đăng trên Tạp chí Pediatrics cho thấy cha mẹ cho con uống thuốc bằng muỗng cà phê hoặc muỗng canh thường mắc các lỗi về liều lượng. Hậu quả, con bạn có thể bị tiêu chảy, nôn mửa, co giật, khó thở, chảy máu trong, hôn mê..., thậm chí tử vong. Theo nghiên cứu, khoảng 40% phụ huynh chia liều...