Xu thế phát triển mobile: Sự dịch chuyển ra ngoài nước Mỹ
Nhiều năm qua, thị trường Mỹ luôn là thị trường lớn và mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho hầu hết các ngành sản xuất công nghệ cao. Với đặc điểm dân cư thu nhập cao, dành nhiều cho chi tiêu, thị trường Mỹ luôn là ưu tiên hàng đầu và cao nhất của các hãng công nghệ. Thị trường điện thoại thông minh cũng không phải một ngoại lệ, Mỹ đã và đang là thị trường hấp dẫn nhất.
Tuy nhiên, có một điều lưu ý là tốc độ tăng trường của thị trường số một thế giới này đang có dấu hiệu chững lại. Cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài nhiều năm nay cộng thêm tốc độ tăng trưởng quá nhanh của các khu vực khác khiến độ hấp dẫn, độ lớn và tầm ảnh hưởng của thị trường Mỹ dần ít đi. Những con số thống kê đang cho thấy điều này.
Tầm ảnh hưởng giảm nhanh chóng
Cách đây vài năm, hầu hết smartphone đều tập trung ở nước Mỹ. Có lúc lượng download app tại Mỹ chiếm tới 70 80% toàn cầu. Cho đến tận năm ngoái, con số này vẫn ngấp nghé mức 50% – gần một nửa. Con số này cho thấy sự thống trị tuyệt đối của thị trường Mỹ bởi lẽ tỷ lệ download và sử dụng app phản ánh rất gần tỷ lệ và mức độ thật sử dụng.
Đến tháng 10/2011, 48% lượng App được download từ hai kho ứng dụng lớn và mạnh nhất thế giới: Android và iOS xuất phát từ bên trong nước Mỹ. Tuy nhiên, đến thời điểm này năm nay, chỉ còn 29% tổng số lượt download đến từ quốc gia này. Vậy là cũng giống như đồng đô la, 70% lượng app của các NSX Mỹ, được sử dụng bên ngoài nước Mỹ.
Điều này cộng thêm việc mức độ tăng trưởng rất thấp khiến cho thị trường Mỹ không còn là một thị trường duy nhất cho các lập trình viên. Nếu như trước đây, việc các lập trình viên tìm mọi cách làm ra một sản phẩm phù hợp hoàn toàn với thị hiếu thị trường Mỹ rồi từ từ tìm cách làm phù hợp với các thị trường khác thì bây giờ, họ có nhiều lựa chọn hơn.
Sự phát triển nhanh chóng của các thị trường bên ngoài
Thật ra thì chưa rõ là thị trường Mỹ đã thực sự suy giảm chưa nhưng sự suy giảm ảnh hưởng của thị trường Mỹ chủ yếu là do sự phát triển quá nhanh về mặt thị phần và tỷ lệ sử dụng smartphone của các thị trường khác.
Video đang HOT
Theo những con số dự đoán từ Qualcomm, nhà sản xuất chip điện thoại lớn nhất thế giới, các khu vực khác trên thế giới đang có những tốc độ tăng trưởng hết sức thần kỳ. Tỷ lệ kết nối 3G/4G ở Trung Quốc, quốc gia đông dân nhất thế giới, tốc độ tăng là 246% mỗi năm. Ấn Độ, quốc gia đông dân thức hai lên tới 185%. Nam Mỹ, con số này là hơn 300%.
Rõ ràng, cứ với đà tăng trưởng này nhu cầu sử dụng smartphone ở các quốc gia mới này sẽ nhanh chóng vượt Mỹ. Theo các nhà phân tích, thị trường Trung Quốc sẽ trở thành nơi tiêu thụ smartphone nhiều nhất thế giới vào năm 2014.
Về động lực phát triển, về cơ bản có những yếu tố sau khiến cho số lượng sử dụng smartphone sẽ tăng rất nhanh tại các thị trường mới nổi:
- Dân số đông: Trung Quốc là 1 tỷ 3, gấp hơn 4 lần Mỹ. Tức là tỷ lệ sử dụng smartphone ở Mỹ phải gấp 4 lần Trung Quốc thì số smartphone sử dụng mới ngang nhau, trong khi đó, tỷ lệ càng cao tốc độ tăng càng chậm..
- Thu nhập ngày càng tăng nhanh: Mức tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng thu nhập ở các quốc gia này rất nhanh. Trung Quốc luôn ngấp nghé mới 2 con số. Cho dù đã có dấu hiệu chậm lại thì tỷ lệ này vẫn lớn hơn rất nhiều so với Mỹ – một quốc gia có lẽ đã bước vào thời kỳ hậu công nghiệp.
- Smartphone ngày càng rẻ: nếu như trước đây, một chiếc smartphone còn là niềm mơ ước và khiến nhiều người phải chắt bóp thì hiện nay chỉ cần khoảng 2 triệu đồng là bạn đã có thể sử dụng smartphone. Điều này càng khiến thị trường smartphone tại các quốc gia này được mở rộng.
Tuy mất đi tầm ảnh hưởng tuyệt đối nhưng thị trường Mỹ vẫn có sức mạnh định hướng xu hướng toàn cầu khi hầu hết các HĐH và nhà phát triển hàng đầu đều là của các quốc gia này và xu hướng sử dụng của người Mỹ sẽ mở ra nhu cầu và thị trường trên phần còn lại của thế giới.
Theo Genk
Facebook Sync Photo: Bước đi nhằm thống trị mobile
Nếu có một thứ có thể kết liễu Facebook, đó chỉ có thể là sự thay đổi nền tảng. Quả thật có những lúc nhiều người đã tin rằng xu thế mobile hóa sẽ là nhát dao kết liễu Facebook.
Có lẽ, chính Facebook cũng nhận ra điều này. Họ đã có những bước đi mạnh mẽ, nhanh chóng, kịp thời và chính xác để theo được xu hướng chung của thế giới công nghệ. Có thể lấy ví dụ như vụ mua lại đối thủ tiềm năng Instagram, "phát minh" ra hình thức quảng cáo hướng đối tượng phân chia theo HĐH mobile sử dụng... Hiệu quả thì có thể thấy rõ qua việc doanh thu từ di động hiện đã chiếm khoảng 15% doanh thu của Facebook, từ con số 0 cách đây vài tháng.
Và hôm qua, họ cho ra mắt tính năng Sync tự động ảnh chụp từ smartphone lên Facebook. Đây có lẽ là một bước đi rất quan trọng của Facebook trong việc thống nhất nền tảng di động.
Sync Photo là gì?
Concept khá đơn giản. Bạn chụp một bức ảnh từ điện thoại của bạn, Facebook có một công cụ nhỏ tự động sync bức ảnh đó lên database của mình, hoàn toàn tự động và miễn phí. Bức ảnh của bạn sẽ mặc định set ở setting Only Me. Sau đó Facebook sẽ cung cấp cho bạn một công cụ tích hợp để public (những) bức ảnh mà bạn chụp. Ở đây, tôi thấy một lựa chọn như tạo post, gửi tin nhắn, tạo album và nhét ảnh vào album có sẵn cho những bức ảnh của bạn.
Tiện không?
Tất nhiên là có. Tuy với những người sử dụng điện thoại cao cấp hay luôn "dính" chặt với duy nhất với chiếc smartphone của mình thì cái sự tiện khá là khó nhận ra bởi thao tác gần như... vẫn thế. Nhưng với những người dùng đa nền tảng (PC, mobile, tablet...) như tôi thì đây thực sự là rất tiện lợi. Tôi có không phải mất thêm bước sync từ iPhone vào máy nếu muốn chỉnh sửa trên PC (hay trước đây là gửi mail riêng khá lằng nhằng).
Với những điện thoại không được... thông minh cho lắm thì đây là một cải tiến đáng giá. Bạn sẽ bớt được khá nhiều bước lằng nhằng (và nói chung là khá mệt) mỗi khi phải chia sẻ một bức ảnh.
Nói chung, rõ ràng, tính năng này sẽ tăng số lượng ảnh được chia sẻ lên Facebook hàng ngày và có vẻ như mọi người đều sẽ có lợi chỉ là ít hay nhiều.
Facebook muốn gì?
Rõ ràng, chi phí chi cho tính năng này sẽ không hề nhỏ cho dù đó có là Facebook đi chăng nữa. 2GB mỗi tài khoản, có khoảng ít nhất 1 tỷ tài khoản sử dụng hàng tháng, 2 tỷ GB dung lượng là một con số không hề nhỏ và băng thông dành cho tính năng này sẽ rất lớn.
Bước đi này thể hiện rõ mục tiêu tối thượng cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn của Facebook: khiến người dùng chia sẻ càng nhiều càng tốt (dài hạn) và nhắm tới người dùng mobile. Rõ ràng việc thao tác đơn giản hơn, tiện lợi hơn sẽ tăng nhu cầu chia sẻ ảnh của người dùng. Hơn nữa, đôi khi dù không muốn nhưng ảnh đã lên rồi thì nhu cầu chia sẻ vẫn rất rất cao.
Một điểm quan trọng hơn mà ít người thấy: Facebook đang tiến hành thu thập ngày càng nhiều dữ liệu của người dùng cho bản thân. Bạn chấp nhận auto sync photo lên Facebook là bạn đã tự động cung cấp những thông tin cá nhân rất lớn cho mạng xã hội này. Chức năng sync photo cung cấp rất nhiều thông tin của bạn cho Facebook, phục vụ việc tối ưu hóa quảng cáo của hãng này trên các thiết bị di động.
Nên bật hay không
Nguyên tắc số 1 trong bảo mật: cái gì đã lên mạng coi như không còn bảo mật. Cho dù private hay không thì vẫn rất nguy hiểm Hãy cân nhắc kỹ càng trước khi sử dụng.
Còn về chuyện thông tin cá nhân. Cá nhân tôi thì cho rằng đừng quá keo kiệt thông tin cá nhân của mình. Đây rõ ràng là một quan hệ cùng có lợi và chả có lý do gì để suy nghĩ cả, trừ khi bạn làm việc liên quan đến tình báo. Tối ưu hóa quảng cáo không có nghĩa là quảng cáo tràn lan, càng có nhiều thông tin về bạn, Facebook có khi lại càng cung cấp được những quảng cáo chính xác cho bạn.
Facebook đang tiến mạnh mẽ hơn bao giờ hết trong cuộc chiến di động. Hãy chờ xem, hãng sẽ làm gì những ngày tiếp theo.
Theo Genk
Mobile payment - Thị trường 1000 tỷ USD đầy thách thức Theo nguồn tin từ Forbes, thị trường thanh toán di động (mobile payment) và thương mại điện tử trên di động sẽ vượt ngưỡng 1000 tỷ USD vào năm 2017. Những bước tiến mới về công nghệ di động và thương mại điện tử đang ngày càng thúc đẩy tốc độ phát triển của thị trường này. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện...