Xử phúc thẩm vụ 70 đối tượng tranh giành bảo kê đất: Viện Kiểm sát cấp cao đề nghị giữ nguyên kháng nghị
Sáng 6/6, trong ngày làm việc thứ 2 của phiên tòa phúc thẩm vụ án “ Giết người” của nhóm 70 đối tượng tranh giành bảo kê đất ở Phú Quốc làm 2 người chết 6 người bị thương, Đại diện Viện Kiểm sát (VKS) cấp cao thực hành quyền công tố tại phiên tòa đã đề nghị mức án với các bị cáo.
Các bị cáo nghe đề nghị mức án của VKS cấp cao.
Theo nhận định của đại diện VKS cấp cao, vụ án này đã gây chấn động dư luận không chỉ trong địa bàn tỉnh Kiên Giang, trên cả nước mà còn lan truyền khắp mạng xã hội. TP Phú Quốc thời gian gần đây xảy ra nhiều vụ án giết người, chính vì vậy, việc xử lý nghiêm các bị cáo trong vụ án này là hết sức cần thiết, đảm bảo công tác đấu tranh phòng chống tội phạm; góp phần răn đe các băng nhóm hoạt động theo kiểu xã hội đen… VKS mong Hội đồng xét xử (HĐXX) quan tâm đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm của vụ án và công tác đấu tranh phòng chống tội phạm ở địa phương.
Đại diện VKS cấp cao thực hành quyền công tố tại phiên tòa đã đề nghị HĐXX chấp nhận toàn bộ kháng nghị của VKS nhân dân tỉnh Kiên Giang theo hướng tăng hình phạt. Đề nghị xử phạt bị cáo Đoàn Thiên Long mức án “ Tử hình” về tội “Giết người”; bị cáo Phạm Anh Hiếu mức án tù “Chung thân” về tội “Giết người”; Bùi Minh Trung mức án 18-20 năm tù về tội “Giết người”; Võ Văn Lương mức án 18-20 năm tù về tội “Giết người”; Nguyễn Quốc Vinh mức án 17-18 năm tù về tội “Giết người”; Huỳnh Văn Hận mức án 15-16 năm tù về tội “Giết người”. Võ Minh Thanh mức án 14-15 năm tù về tội “Giết người”; các bị cáo Lê Hoàng Lang, Trần Ngọc Phú, Huỳnh Văn Tửng, Phạm Hoàng Quân, Phạm Hoàn Rô mức án 9-10 năm tù; Phan Hữu Phúc, Bành Văn Sang, mỗi bị cáo 7-9 năm tù.
Bị cáo Đoàn Thiên Long bị đề nghị xử phạt mức án “Tử hình” về tội “Giết người”.
Ngoài ra, VKS còn đề nghị HĐXX không chấp nhận đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, xin hưởng án treo của: Phạm Anh Hiếu, Nguyễn Văn Thái, Võ Văn Lương, Lê Hoàng Lang, Huỳnh Văn Hậu, Võ Minh Thanh, Phạm Hoàng Quân, Phạm Hoàn Rô, Nguyễn Thanh Duy, Chu Việt Đức, Lê Quốc Vinh, Nguyễn Minh Đăng, Nguyễn Văn Quá, Huỳnh Văn Linh, Danh Hiếu, Danh Thành.
Như trước đó đã đưa tin, ngày 31/1/2024, TAND tỉnh Kiên Giang đã tuyên án (sơ thẩm) đối với 70 bị cáo trong vụ án giết người do tranh giành bảo kê đo đạc đất tranh chấp ở Phú Quốc (Kiên Giang). Đây là vụ án được dư luận rất quan tâm.
Sau khi bản án sơ thẩm được tuyên, VKS nhân dân tỉnh Kiên Giang đã kháng nghị bản án hình sự sơ thẩm 01/2024/HSST ngày 31/1/2024 của Tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang, đề nghị TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh xét xử theo hướng tăng hình phạt đối với các bị cáo Đoàn Thiên Long, Phạm Anh Hiếu, Bùi Minh Trung, Võ Văn Lương, Nguyễn Quốc Vinh và 9 bị cáo khác.
Video đang HOT
Trương Mỹ Lan và đồng phạm đối diện mức án đề nghị nào?
Ngày mai 19.3, Viện kiểm sát sẽ luận tội và đề nghị mức án đối với bị cáo Trương Mỹ Lan và 84 bị cáo cáo đồng phạm gây thiệt hại cho SCB khoảng 498.000 tỉ đồng - theo cáo trạng.
Sau gần 2 tuần xét xử sơ thẩm, ngày mai (19.3), đại diện Viện kiểm sát giữ quyền công tố tại tòa sẽ luận tội và đề nghị mức án đối với bị cáo Trương Mỹ Lan (68 tuổi, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 85 bị cáo khác.
3 tòa nhà của bị cáo Trương Mỹ Lan đều nằm trên trục đường Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) và đang bị kê biên. Ảnh NHẬT THỊNH
Trong 86 bị cáo, có 85 bị cáo bị xét xử về hành vi sai phạm gây thiệt hại cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) khoảng 498.000 tỉ đồng. Riêng bị cáo Nguyễn Cao Trí (54 tuổi, Chủ tịch HĐQT Công ty CP đầu tư và quản lý giáo dục Văn Lang, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Capella) bị xét xử về hành vi tìm cách chiếm đoạt của bà Lan sau khi bà này bị bắt.
Theo diễn biến gần 2 tuần xét xử, từ 5.3 đến khi kết thúc phần thẩm vấn, các đồng phạm giúp sức cho bị cáo Lan rút ruột tiền của SCB trong 10 năm, từ 2012 - 2022, đều thừa nhận hành vi phạm tội.
Riêng bị cáo Trương Mỹ Lan phủ nhận toàn bộ, cho rằng không thao túng SCB vì không một ngày làm việc tại SCB; không chỉ đạo thành lập các công ty "ma"; không nâng khống giá trị tài sản để lấy tiền SCB, mà cho SCB mượn tài sản tái cơ cấu ngân hàng, dẫn đến "ngày hôm nay cả gia tộc mất hết tài sản" - bị cáo Lan khai.
Đồng phạm của bị cáo Trương Mỹ Lan được chia thành nhiều nhóm chính
Thứ nhất, 6 cựu lãnh đạo chủ chốt tại SCB: Chủ tịch HĐQT Đinh Văn Thành (bị xét xử vắng mặt do bỏ trốn), và Bùi Anh Dũng; Tổng giám đốc Võ Tấn Hoàng Văn, Phó tổng giám đốc Trương Khánh Hoàng và Trần Thị Mỹ Dung.
Bị cáo Trương Mỹ Lan. Ảnh THẢO NHÂN
Thứ hai, nhóm thành viên chính nằm trong hệ thống Vạn Thịnh Phát: Tạ Chiêu Trung (Tổng giám đốc Công ty CP tài chính Việt Vĩnh Phú), Hồ Bửu Phương (Tổng giám đốc phụ trách tài chính Tập đoàn Vạn Thịnh Phát), Nguyễn Phương Anh (Phó tổng giám đốc Công ty Sài Gòn Peninsula), Trương Huệ Vân (Tổng giám đốc Công ty Tập đoàn quản lý bất động sản Windsor), Đặng Phương Hoài Tâm (Phó trưởng Văn phòng HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát).
Thứ ba, nhóm bị cáo cựu lãnh đạo, cán bộ, nhân viên ở nhiều bộ phận, chi nhánh khác tại SCB ký hợp thức hồ sơ các khoản vay khống, giúp sức Trương Mỹ Lan rút tiền.
Thứ tư, nhóm các bị cáo thành lập các công "ma" để câu kết với nhân viên SCB, tạo lập các khoản vay, giúp Trương Mỹ Lan rút tiền.
Thứ năm, nhóm các bị cáo sử dụng các pháp nhân có hoạt động thật, nhưng bàn bạc, thống nhất với Trương Mỹ Lan sử dụng các pháp nhân này tạo lập hồ sơ vay khống, rút tiền của SCB cùng sử dụng.
Thứ sáu, nhóm 7 bị cáo của 5 công ty thẩm định phát hành chứng thư thẩm định nâng khống giá trị bất động sản của Trương Mỹ Lan: Công ty thẩm định giá Thiên Phú, Công ty TNHH thẩm định giá MHD, Công ty TNHH thẩm định giá Tầm Nhìn Mới, Công ty CP tư vấn dịch vụ bất động sản DATC, Công ty CP thẩm định giá EXIM.
Thứ bảy, nhóm 17 bị cáo thuộc Ngân hàng Nhà nước nhận tiền thấp nhất 20 triệu đồng và cao nhất 5,2 triệu USD của bị cáo Trương Mỹ Lan và SCB để bưng bít sai phạm của SCB.
Tài sản đảm bảo cho việc thu hồi thiệt hại vụ án Trương Mỹ Lan - Vạn Thịnh Phát
Theo cáo trạng, thiệt hại của SCB khoảng 498.000 tỉ đồng, sau khi trừ đi giá trị tài sản đảm bảo cho các khoản vay.
Tuy nhiên, tại tòa, đại diện SCB cho rằng thiệt hại là trên 760.000 tỉ đồng, chưa bao gồm lãi phát sinh đến thời điểm thi hành án xong.
Vậy thực tế, khả năng thu hồi thiệt hại cho SCB như thế nào, trong khi cáo trạng xác định thiệt hại 498.000 tỉ đồng là không có khả năng thu hồi, bởi hầu hết các tài sản, bất động sản của Trương Mỹ Lan và gia đình đã nâng khống, đảm bảo cho các khoản vay, rồi rút tiền của SCB.
Tòa nhà Quảng trường Thời đại, hay Tòa nhà Saigon Times Square. Đây là một công trình liên hợp gồm 2 tòa tháp đôi cao khoảng 165 m và cách nhau 21,25 m; tọa lạc tại số 22 - 36 Nguyễn Huệ và số 57 - 69F Đồng Khởi, Q.1, TP.HCM. Tháp mặt đường Nguyễn Huệ là khách sạn 6 sao đầu tiên của Việt Nam, trên nóc khách sạn có bãi đổ trực thăng và hiện có các chuyến đi từ khách sạn đến sân bay Tân Sơn Nhất và Vũng Tàu. Đây là tòa nhà được vợ chồng bị cáo Trương Mỹ Lan - Chu Lập Cơ dùng làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay có dư nợ gốc và lãi lên đến hơn 39.200 tỉ đồng. Ảnh NHẬT THỊNH
Tại tòa, qua thẩm vấn, các luật sư đã đưa vào một số tài sản của bị cáo Trương Mỹ Lan, cũng như gia đình để bổ sung khắc phục trong vụ án, gồm: 649 tài sản chưa được thẩm định giá vì công ty thẩm định giá cho rằng không đủ điều kiện.
Con gái bị cáo Trương Mỹ Lan gửi đơn đến tòa trình bày việc đang rao bán một số tài sản để lấy tiền khắc phục trong vụ án: tòa nhà Capital Place, và khách sạn Daewoo ở Hà Nội; bán cổ phần của bà Lan tại: Tập đoàn nhà máy sản xuất vắc xin với giá 315 tỉ đồng, cổ phần tại Công ty CP bảo hiểm FWD với giá 920 tỉ đồng; và được nhận lại 672 tỉ đồng việc chuyển nhượng không thành từ 1 dự án ở Lâm Đồng.
Ngoài ra, liên quan đến thẩm định giá lại các tài sản đảm bảo của bị cáo Trương Mỹ Lan tại SCB cũng gây nhiều tranh cãi, khi bị cáo là các luật sư đều cho rằng giá thẩm định quá thấp so với giá thị trường, nên đề nghị HĐXX xem xét lại.
Các luật sư nói gì về mức án đề nghị trong phiên phúc thẩm vụ "chuyến bay giải cứu"? Chiều 26/12, các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" đã tự bào chữa trước tòa phúc thẩm sau khi nghe đại diện Viện kiểm sát đề nghị mức án. Cùng với bị cáo, các luật sư bào chữa cũng đưa ra quan điểm bảo vệ quyền lợi cho thân chủ của họ. Đồng tình với quan điểm của đại diện...