Xử phạt và răn đe
Trong năm 2019, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ( UBCK) đã ban hành 469 quyết định xử phạt vi phạm hành chính, với tổng số tiền xử phạt gần 29 tỷ đồng. ây là con số được Bộ Tài chính công bố tại Hội nghị tổng kết công tác tài chính, ngân sách năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020 cuối tuần qua.
Các hành vi vi phạm phổ biến bị UBCK xử phạt nhiều trong năm qua gồm: thao túng, làm giá chứng khoán; doanh nghiệp công bố thông tin sai lệch, không đúng thời hạn; lãnh đạo doanh nghiệp và người có liên quan vi phạm quy định về công khai thông tin khi giao dịch cổ phiếu…
Con số trên có sự tăng mạnh so với năm trước đó, khi trong năm 2018, UBCK ban hành 364 quyết định xử phạt vi phạm hành chính, với tổng số tiền phạt gần 20 tỷ đồng.
iều đó cho thấy nỗ lực của cơ quan quản lý trong đấu tranh với các sai phạm trên thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là xử phạt tăng như vậy, nhưng tính răn đe đến đâu, khi mà các vi phạm trên thị trường chứng khoán, theo nhìn nhận của những người trong cuộc là vẫn diễn biến phức tạp, đáng lo ngại.
Video đang HOT
Thậm chí, theo góc nhìn của một số chuyên gia chứng khoán, có những doanh nghiệp bị xử phạt vì công bố thông tin không trung thực, nhưng sau khi bị xử phạt, thị trường không thấy sự ăn năn, hối cải của doanh nghiệp, mà vẫn còn đó những biểu hiện của hành vi sai phạm.
Thực tế thị trường cho thấy, báo cáo tài chính của không ít doanh nghiệp niêm yết có những thông tin không đáng tin cậy.
ây là lý do khiến công ty chứng khoán ít nhiều mất niềm tin vào các doanh nghiệp, nên hoạt động tự doanh trong năm qua co lại.
Niềm tin của các nhà đầu tư cá nhân cũng đang bị thách thức, khi trong các quyết định xử phạt của UBCK năm qua có không ít đối tượng bị phạt là lãnh đạo doanh nghiệp và người thân quen của họ vì giao dịch chứng khoán không đúng quy định, lợi dụng ưu thế biết trước thông tin để giao dịch.
Các hành vi vi phạm gia tăng, khiến thị trường, nhà đầu tư mất niềm tin. Bởi vậy, các văn bản hướng dẫn những chế tài xử phạt theo hướng tăng nặng cần được ban hành để có thể áp dụng ngay khi Luật Chứng khoán có hiệu lực (1/1/2021).
ồng thời, UBCK tăng cường công tác thanh tra, giám sát để kịp thời phát hiện các sai phạm và áp dụng các chế tài cao nhất theo quy định nhằm tăng tính răn đe.
Các sở giao dịch chứng khoán, công ty chứng khoán và các thành viên thị trường cần chung tay với cơ quan quản lý trong việc công việc này, báo cáo ngay với UBCK khi thấy có các dấu hiệu vi phạm, hoặc các dấu hiệu bất thường trên thị trường.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Chỉ trong 1 ngày, Ủy ban chứng khoán ra một loạt quyết định xử phạt 6 cá nhân, tổ chức
Ngày 6/1 vừa qua, UBCK đã ban hành hàng loạt quyết định xử phạt vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, với tổng mức phạt 260 triệu đồng.
Trong đó, CTCP Du lịch Việt Nam - Hà Nội bị phạt 60 triệu đồng do báo cáo không đúng thời hạn đối với BCTC hợp nhất và riêng năm 2016 đã được kiểm toán; báo cáo thường niên năm 2016; tài liệu, biên bản và nghị quyết ĐHĐCĐ năm 2016; và các báo cáo tương tự trong năm 2017...
CTCP Quản lý quỹ đầu tư Pacific Bridge bị phạt 85 triệu đồng do không báo cáo theo quy định về báo cáo quản trị rủi ro bán niên 2019; đồng thời báo cáo không đúng thời hạn quy định về BCTC quý II/2019, BCTC bán niên soát xét năm 2019, BCTC năm 2018 đã kiểm toán...
Bên cạnh đó, UBCK cũng đã ra quyết định xử phạt các cá nhân, tổ chức về lỗi công bố thông tin khi giao dịch mua bán cổ phiếu.
Cụ thể, CTCP 4M, tổ chức có liên quan đến bà Nguyễn Thị Tịnh Tâm, Thành viên HĐQT CTCP Vinatex Đà Nẵng (VDN - UPCoM) đã mua 397.865 cổ phiếu VDN vào ngày 27/5/2019 nhưng đến ngày 10/6/2019, HNX mới nhận được báo cáo về kết quả thực hiện giao dịch của Công ty. Do đó, CTCP 4M bị xử phạt 55 triệu đồng.
Trong khi đó, từ ngày 10/6/2019 đến 9/7/2019, bà Nguyễn Thu Hồng, người có liên quan đến ông Phạm Duy Tân, Thành viên HĐQT CTCP ICD Tân Cảng Long Bình (ILB - sàn HOSE) đăng ký bán 750.000 cổ phiếu ILB và đã bán 0 cổ phiếu. Tuy nhiên, đến ngày 16/7/2019, HOSE mới nhận được báo cáo kết quả giao dịch và giải trình nguyên nhân không thực hiện được giao dịch của bà Hồng. Vì vậy, bà Hồng bị phạt 22,5 triệu đồng.
Cũng với lỗi tương tự, bà Hồng còn chịu thêm mức phạt 22,5 triệu đồng do đã bán 750.000 cổ phiếu ILB từ ngày 24/7/2019 đến ngày 5/8/2019 nhưng đến ngày 20/8/2019, HOSE mới nhận được báo cáo kết quả thực hiện giao dịch của bà Hồng.
một cá nhân khác là ông Lê Đăng Thuận, Thành viên HĐQT, Phó tổng giám đốc CTCP Cơ khí Điện lực (PEC - UPCoM) đã bị phạt 15 triệu đồng do báo cáo không đúng thời hạn về kết quả thực hiện giao dịch.
Đó là, ông Thuận đăng ký bán 35.000 cổ phiếu PEC từ ngày 31/7/2019 đến ngày 29/8/2019 và đã bán 0 cổ phiếu. Tuy nhiên, đến ngày 12/9/2019, HNX mới nhận được báo cáo kết quả giao dịch của ông Thuận.
Ngoài ra, trong ngày 7/1, UBCK cũng đã ra quyết định xử phạt CTCP Nông sản Tân Lâm với mức phạt 85 triệu đồng do không báo cáo theo quy định đối với báo cáo thường niên 2017, BCTC 2017 đã kiểm toán, Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên 2018, BCTC năm 2018 đã kiểm toán, báo cáo thường niên 2018.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Gỗ Thuận An (GTA): Vợ sếp lớn bị phạt 55 triệu đồng vì giao dịch chui UBCK vừa ban hành quyết đĩnh xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với bà Trần Ngọc Xuân Trang, vợ ông Đỗ Lê Bình, Thành viên HĐQT CTCP Chế biến Gỗ Thuận An (GTA - sàn HOSE) do không báo cáo về việc dự kiến giao dịch. Cụ thể, từ ngày 11/7/2019 đến...