Xử phạt thẳng tay nghệ sĩ vi phạm
Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa, du lịch…
Do Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch chấp bút vừa được công bố để lấy ý kiến rộng rãi của người dân. Theo đó, nghệ sỹ vi phạm sẽ bị xử phạt thẳng tay.
Theo quy định mới trong dự thảo, chỉ cần tự tiện thay đổi nội dung chương trình biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang sau khi đã được cấp giấy phép, đơn vị tổ chức hoặc các nghệ sĩ sẽ bị phạt tiền 10-20 triệu đồng. Việc tổ chức biểu diễn hoặc biểu diễn tác phẩm thuộc loại chưa được phép phổ biến cũng phải chịu mức phạt tương tự.
Nghệ sĩ ăn mặc phản cảm khi biểu diễn sẽ bị phạt mạnh tay.
Tăng các hình phạt
Cũng theo dự thảo nghị định, khi tổ chức cho các đoàn nghệ thuật, người nước ngoài biểu diễnnghệ thuật, trình diễn thời trang tại nơi công cộng mà không có giấy phép hoặc không đúng nội dung ghi trong giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, đơn vị tổ chức sẽ chịu mức phạt 20-30 triệu đồng. Người Việt Nam ra nước ngoài biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép cũng phải chịu mức phạt tương tự.
Ngoài ra, người biểu diễn, tổ chức biểu diễn tác phẩm có nội dung khiêu dâm, kích động bạo lực hoặc đưa người mẫu ra nước ngoài dự thi hoặc trình diễn thời trang mà không có giấy phép sẽ bị phạt 30-40 triệu đồng.
Trường hợp biểu diễn, tổ chức diễn tác phẩm bị cấm; tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trangcó nội dung xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc sẽ bị phạt ở khung 40-50 triệu đồng… Người vi phạm các quy định này còn bị phạt bổ sung là cấm diễn từ 6 tháng đến 2 năm.
Một nội dung quan trọng được giới nghệ sĩ hết sức quan tâm là nếu sử dụng bản ghi âm để thay cho giọng hát thật của người biểu diễn hoặc thay cho âm thanh thật của nhạc cụ biểu diễn, các nghệ sĩ cũng sẽ bị phạt 5-10 triệu đồng.
Video đang HOT
Sân khấu hết “ bán da thịt”?
“Mức phạt trước quá nhẹ nên cần phải tăng lên để thấy đủ sức nghiêm minh, nghiêm khắc cũng như quyết tâm của cơ quan quản lý trong việc lập lại trật tự hoạt động quản lý biểu diễn” – Thứ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch Vương Duy Biên nhấn mạnh.
Ông Biên cũng cho rằng muốn lập lại trật tự nghiêm minh thì chẳng còn cách nào khác là xử phạt mạnh tay. Những trường hợp quá đáng có thể cấm vĩnh viễn. Tuy nhiên, để khách quan, dân chủ, dự thảo đang trong quá trình lấy ý kiến rộng rãi của người dân.
Nhận xét về mức phạt được coi là rất nghiêm khắc này, ca sĩ Tùng Dương cho rằng cần phải xử nghiêm để chấn chỉnh những lộn xộn trong hoạt động biểu diễn. “Phạt tiền nghệ sĩ thôi thì không đủ sức răn đe. Chỉ cần một người bị cấm diễn, tôi tin là các nghệ sĩ khác sẽ phải nhìn vào để rút kinh nghiệm” – ca sĩ Tùng Dương nhấn mạnh.
Một ca sĩ nổi tiếng khác cũng cho biết hoàn toàn ủng hộ quy định này: “Việc cấm diễn từ 6 tháng đến 2 năm đối với các nghệ sĩ “phá hoại thuần phong mỹ tục” sẽ giúp sân khấu không còn những màn “bán da thịt” hoặc “khóa môi” nhà tu hành như đã từng xảy ra khiến dư luận lên án. Nghệ sĩ chỉ có thời, việc bị cấm diễn 2 năm đối với họ quả là cái án khủng khiếp”.
Nghiêm nhưng không khả thi
Cũng theo dự thảo nghị định này, nếu để người say rượu, bia vào vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, phòng karaoke hoặc đốt đồ mã tại nơi tổ chức lễ hội, di tích lịch sử – văn hóa, nơi công cộng khác sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 1-3 triệu đồng.
GS Ngô Đức Thịnh, Ủy viên Hội đồng Di sản quốc gia, cho rằng quy định này là không khả thi và thực tế từ trước đến nay chưa xử phạt được ai về hành vi đốt vàng mã nơi công cộng. Theo GS Thịnh, đốt vàng mã là việc người dân thực thi tín ngưỡng văn hóa của họ, vì thế chỉ nên tuyên truyền, vận động người dân đốt ít đi chứ không nên giải quyết bằng một sắc lệnh. “Quy định này hoàn toàn không khả thi, nó cũng giống nghị định quy định tổ chức lễ tang cho cán bộ công chức, viên chức” – GS Thịnh nói.
Theo NLĐ
Nhận diện lại danh xưng 'nghệ sĩ'
NSND Thanh Hoa chia sẻ: "Tôi bất bình vì hiện nay có quá nhiều người tự xưng là "nghệ sĩ", hát được nửa câu cũng là ca sĩ, tung một bộ ảnh lên cũng gọi là người mẫu. Chính sự buông lỏng đó dẫn đến sự loạn hôm nay".
Muốn tăng mức xử phạt
Sáng 1.6, rất nhiều đại diện liên quan đến lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật đã đến trụ sở Bộ VHTTDL để triển khai Chỉ thị 65 của Bộ về chấn chỉnh tình hình lộn xộn trên sân khấu hiện nay.
Sân khấu nghệ thuật hiện nay đang quá thiếu những chương trình nghiêm túc (ảnh minh họa).
Ông Vương Duy Biên - Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn cho biết: "Điểm lại tình hình nổi cộm vừa qua, chúng ta thấy có các trường hợp nghệ sĩ vi phạm đã bị xử phạt như các ca sĩ Minh Hằng, Thu Minh, Linda Trang Đài đều ở mức 3,5 triệu đồng do mặc phản cảm, ca sĩ Bảo Yến và Kim Tử Long bị cấm diễn vì ra nước ngoài biểu diễn nhưng không xin phép... Tuy nhiên, mức phạt còn quá nhẹ do Nghị định 75 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa chỉ quy định như vậy".
Ông Biên cho biết, tới đây, Cục đề nghị tăng mức phạt 15-25 triệu đồng/trường hợp với ca sĩ có trang phục phản cảm và hát nhép, tạm dừng cấp phép biểu diễn 6 tháng với đơn vị tổ chức biểu diễn vi phạm lần đầu. Nếu tái phạm lần 2 sẽ áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Phạt tiền từ 15- 25 triệu đồng và cấm biểu diễn 3 tháng đến 1 năm nếu tái phạm lần 3 sẽ cấm diễn 1 - 2 năm.
Ông Phạm Quang Long- Giám đốc Sở VHTTDL Hà Nội nếu ý kiến: "Về xử phạt các nghệ sĩ, có vị là đại biểu Quốc hội đề xuất nên phạt tới 1 tỷ đồng thì mới đủ mức răn đe. Tất nhiên không thể phạt nhiều đến thế. Việc xử phạt hiện nay còn quá nhẹ nên các đối tượng vi phạm trở nên "nhờn". Các nhà hát, nghệ sĩ cũng không thể vô can khi tên tuổi mình bị các công ty đem ra mượn để quảng cáo với tư cách là chỉ đạo nghệ thuật".
Tất cả cùng dễ dãi?
NSND Trần Bình mở đầu cho loạt ý kiến của các "bầu sô" và nghệ sĩ: "Về ăn mặc phản cảm, đến nay vi phạm không quá 10 người, trong khi cả nước 130 đơn vị nghệ thuật với khoảng 10.000 diễn viên. Những đơn vị làm tốt không được nhắc đến mà chỉ một cô người mẫu bán dâm thì không biết bao nhiêu báo đưa tin bài làm chúng tôi không liên quan cũng thấy xấu hổ vì mang danh nghệ sĩ. Họ có phải là nghệ sĩ không, tại sao lại tùy tiện gọi đó là nghệ sĩ?".
Đồng quan điểm với ông Bình, NSND Thanh Hoa lên tiếng: "Chúng ta đã tự đánh mất quyền được giáo dục một số người xưng là nghệ sĩ, cứ để cho họ tự xưng là "ông hoàng" nọ, "bà chúa" kia, muốn phát biểu gì thì phát biểu. Tôi đề nghị mỗi năm Cục Nghệ thuật biểu diễn nên có những đợt tập huấn cho các bạn đó, để họ hiểu vai trò truyền bá văn hóa đến công chúng của họ".
Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ Anh Tuấn khẳng định: "Có thể thấy tình trạng lộn xộn này xảy ra là một phần do cơ quan nhà nước buông lỏng quản lý, cần có chế tài mạnh mới có tác dụng răn đe".
NSƯT Tố Uyên bày tỏ lo âu là hiện nay đang quá thiếu những chương trình nghệ thuật đích thực. Những người không phải là ca sĩ, người mẫu đích thực lại được lên truyền hình trực tiếp liên tục, vậy thì chúng ta định hướng gì cho khán giả khi những chương trình phản cảm lại được đưa nhiều đến vậy trên truyền hình?
Về vấn đề này, ông Nguyễn Đăng Chương- Cục phó Cục Nghệ thuật biểu diễn cho biết: "Tới đây chúng tôi sẽ đề nghị Bộ TTTT phối hợp để chấn chỉnh các báo không nên đăng tải quá nhiều hình ảnh phản cảm, vì cuối cùng chúng ta lại làm một việc rất trớ trêu là tuyên truyền cho những phản cảm, vi phạm".
Việc chấn chỉnh sự lộn xộn trên sân khấu nghệ thuật là cần thiết, nhưng đúng như NSND Thanh Hoa nhận định: "Chúng ta quá dễ dãi với việc gọi cô A, anh B là "nghệ sĩ" và hoàn toàn buôn lỏng giáo dục họ, thế nên xã hội phải chịu chung hậu quả". Vậy nên muốn sân khấu biểu diễn trong sạch, có cống hiến cho xã hội thì ngay trong bản thân đội ngũ những người làm công tác quản lý biểu diễn, các nhà tổ chức, các nghệ sĩ phải ý thức nhiều hơn về vai trò của mình.
Theo Dân Việt
Hiền Thục không hát nhép trong "Đêm nhan sắc" Ban tổ chức đã lên tiếng về sự việc này. Những ngày qua thông tin về Hiền Thục hát nhép trong tiết mục mở màn song ca cùng người mẫu Thảo Nhi đã được nhiều người quan tâm. Liên tục có các bài báo đề cập đến vấn đề này cũng như kiến nghị về việc Hiền Thục có thể bị phạt "cấm...