Xử phạt MBH rởm không phải là “đổ gánh nặng cho dân”
Việc xử phạt các cơ sở sản xuất và kinh doanh MBH rởm là cực kỳ khó bởi họ luôn tìm mọi cách để “lách luật”, vì vậy, giải quyết vấn đề từ “gốc” là điều không đơn giản.
Đó là nhận định của ông Trần Quốc Tuấn, Cục trưởng Cục quản lý Chất lượng Sản phẩm Hàng hóa – Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) khi nói về vấn đề phải xử lý triệt để các cơ sở sản xuất và kinh doanh MBH rởm để nguồn hàng này không còn xuất hiện trên thị trường.
Theo Ông Tuấn, để quản lý chất lượng mũ bảo hiểm (MBH), từ năm 2008, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số 2:2008/BKHCN về MBH. Tiếp đó, Bộ KH&CN đã đề xuất MBH là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, nhưng đến nay Chính phủ vẫn chưa chấp nhận đề xuất đó.
Ông Trần Quốc Tuấn, Cục trưởng Cục quản lý Chất lượng Sản phẩm Hàng hóa – Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cho rằng, xử lý MBH rởm từ gốc là vấn đề cực kỳ khó.
Tại sao chỉ phạt mũ không phải mũ bảo hiểm?
Để tăng cường quản lý chất lượng MBH trong sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng, Liên bộ KH&CN – Công Thương – Công an – Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-BKHCN- BCT-BCA -BGTVT. Theo các quy đinh này, MBH trước khi đưa ra lưu thông phải được chứng nhận phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, công bố hợp quy, gắn dấu hợp quy CR và ghi nhãn đầy đủ theo quy định của pháp luật mới được lưu thông trên thị trường.
Ông Tuấn cho rằng, mũ đội đầu không phải là MBH, không phải là mặt hàng cấm kinh doanh, cũng không nằm trong diện kinh doanh có điều kiện nên có nhiều cơ sở kinh doanh đã lách luật bằng cách thực hiện đầy đủ các thủ tục hành chính kinh doanh và công bố tiêu chuẩn chất lượng và ghi nhãn đầy đủ những mũ đó là mũ đi ngựa, mũ cho người đi bộ, mũ cho người đi xe đạp…, nhưng người mua lại sử dụng mũ đó vào việc đi xe máy thì đó là do ý thức của người mua đã không muốn bảo vệ chính mình. Và điều này đã làm cho thị trường MBH trở nên không lành mạnh.
Nhận định về thị trường MBH hiện nay, Cục trưởng Cục quản lý Chất lượng Sản phẩm Hàng hóa cho rằng, tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh có cửa hàng, cửa hiệu, có địa chỉ rõ ràng, nghiêm chỉnh thực hiện các quy định về chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, ghi nhãn đầy đủ thì MBH của họ nói chung đều đảm bảo chất lượng.
Video đang HOT
Nhưng bên cạnh đó vẫn còn những tổ chức hoặc cá nhân sản xuất dấu địa chỉ, người bán MBH không có địa chỉ cố định, bán rong, bán trên vỉa hè, bán tranh thủ vào những lúc trời tối, mũ nhập lậu không qua kiểm tra chất lượng đưa ra thị trường thì chất lượng không đảm bảo. Ví dụ tháng 4/2014 các cơ sở sản xuất kinh doanh mũ không phải MBH, mũ giả mạo MBH (gắn dấu hợp quy) tại Trương Định – Hai Bà Trưng – Hà Nội, cơ sở sản xuất tại Quế Võ, Bắc Ninh… đã bị Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa cùng các lực lượng kiểm tra phát hiện và xử lý theo quy định của pháp luật.
Các loại MBH không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng bị lực lượng quản lý thị trường thu giữ.
Hàng năm, các cơ quan chức năng đều tiến hành kiểm tra định kỳ và đột xuất các sản phẩm mũ trong việc sản xuất và lưu thông trên thị trường; kiểm tra đầu vào nhập khẩu đối với MBH nhập khẩu chính ngạch, nếu qua kiểm tra chất lượng đạt yêu cầu mới được nhập khẩu vào thị trường Việt Nam, còn không đạt sẽ bị tái xuất.
Theo ông Trần Quốc Tuấn, chất lượng MBH hiện nay phụ thuộc vào ý thức chấp hành pháp luật của của người sản xuất kinh doanh, nhưng bên cạnh đó, nó cũng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi nhu cầu của thị trường, mà cụ thể là nhu cầu của người sử dụng. Nếu người mua và sử dụng chỉ lựa chọn những MBH đảm bảo chất lượng được sản xuất bởi các cơ cở sản xuất đã thực hiện chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, bán tại các địa chỉ tin cậy thì sẽ không có ” đất” để cho các loại mũ không phải MBH tồn tại.
Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn một bộ phận những người sử dụng, đặc biệt là lớp trẻ lại thích đội những mũ thời trang mà không phải là MBH vì nó vừa rẻ tiền, có nhiều màu sắc bắt mắt, và họ không cần quan tâm tới chất lượng, tới sự an toàn của chính mình, họ chủ yếu đội mũ để đối phó với CSGT. Chính vì nhu cầu này mà tồn tại những cơ sở sản xuất, kinh doanh mũ không phải là MBH luôn luôn lách luật, trốn tránh pháp luật để tồn tại.
Để giúp CSGT nhận biết mũ không phải MBH, ngày 28/3/2013, Cục Quản lý Chất lượng sản phẩm hàng hóa đã có công văn số 238/QLCL-CL1 gửi Cục CSGT đường bộ, đường sắt về mũ không phải MBH kèm theo hình ảnh. Trong trường hợp CSGT có yêu cầu, Cục Quản lý Chất lượng sẵn sàng cử cán bộ phối hợp cùng lực lượng CSGT ở 1 số trạm để giúp cho việc phân biệt MBH để CSGT xử lý và tuyên truyền.
“Thực chất việc xử phạt này không phải nhằm vào người dân hay đổ gánh nặng cho dân, mà ở đây nhằm xử phạt những người biết mà vẫn cố tình vi phạm. Chắc chắn không phải người dân không biết phân biệt giữa MBH và mũ không phải là MBH, bởi việc phân biệt này vẫn được các cơ quan chức năng công khai, tuyên truyền rộng rãi bằng nhiều hình thức từ nhiều năm nay” – ông Tuấn nhấn mạnh.
Theo Đời sống Pháp luật
Tại sao chỉ phạt mũ không phải mũ bảo hiểm?
Dù biết rõ loại mũ không phải mũ bảo hiểm (MBH) nhưng vì giá rẻ lại không bị xử phạt nên người dân cứ mua, cứ sử dụng...
Đây chính là nguyên nhân để lực lượng thực thi pháp luật tập trung xử phạt hành vi đội mũ không phải MBH từ 1/7 tới.
Trước đó, để giúp lực lượng cảnh sát giao thông nhận biết thế nào là mũ không phải MBH, Cục Quản lý Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) đã có công văn gửi Cục Cảnh sát Giao thông đường bộ - đường sắt, về việc mũ không phải MBH cho người đi mô tô, xe máy kèm theo hình ảnh.
Mũ không phải mũ bảo hiểm được bày bán phổ biến
Lãnh đạo Cục Quản lý Chất lượng sản phẩm, hàng hóa cũng khẳng định: Trong trường hợp Cục Cảnh sát Giao thông đường bộ - đường sắt có yêu cầu, Cục sẵn sàng cử cán bộ phối hợp cùng lực lượng cảnh sát giao thông đứng ở một số trạm để giúp việc nhận biêt mũ không phải MBH để cảnh sát giao thông xử lý và tuyên truyền.
Thậm chí, khi triển khai diện rộng tại tất cả 63 tỉnh thành phố trên cả nước, Cục Quản lý Chất lượng sản phẩm, hàng hóa cũng có thể cử người của chi cục địa phương phối hợp lực lượng cảnh sát giao thông để xử phạt hành vi đội mũ không phải MBH.
Ông Trần Quốc Tuấn (đứng giữa) cho rằng mắt thường cũng có thể phân biệt được mũ nào không phải MBH
Theo ông Trần Quốc Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, mũ không phải MBH là những mũ có cấu tạo không đủ các thành phần, yếu tố cấu tạo như MBH, mắt thường cũng có thể phân biệt như mũ cối, mũ nhựa, mũ lá...
Theo quy định, MBH đạt chuẩn phải được dán tem CR theo đúng quy chuẩn QCVN 2 - 2008 và ghi nhãn hàng hóa "Mũ dành cho người đi mô tô, xe máy". MBH phải có hình dáng theo quy chuẩn hàng hóa đã được Bộ Khoa học - Công nghệ quy định và phải đủ 3 lớp: Lớp nhựa cứng ngoài cùng, lớp xốp hấp thụ xung động và lớp đệm lót, dây quai mũ và khóa mũ
Dư luận cũng đặt câu hỏi tại sao lại chỉ phạt loại mũ không phải MBH?
Ông Trần Quốc Tuấn lý giải: Chất lượng MBH trên thị trường đang bị ảnh hưởng bởi quan hệ cung cầu không lành mạnh. Về phía cơ quan chức năng, trong những năm gần đây, năm nào cũng tổ chức ciến dịch tuyên truyền, phát tờ rơi tới người dân cách phân biệt thế nào là MBH dành cho người đi mô tô xe máy. Người tiêu dùng cũng biết cả nhưng vì giá rẻ vẫn cố tình mua mũ không phải MBH để đội.
"Trên thị trường còn tồn tại những mũ không phải MBH, giá lại rẻ nên một bộ phận người tiêu dùng nhất là thanh niên vẫn cứ mua để đội. Khi đội những mũ này họ lại không bị xử phạt. Có cầu thì ắt có cung sản xuất để bán ra thị trường ngay cả khi cầu đó không lành mạnh".
Cũng theo ông Tuấn, nhà sản xuất mũ không phải MBH lại không bị cấm vì không có quy định nào cấm sản xuất mũ đội đầu. Đây cũng không phải là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, nên người sản xuất kinh doanh chỉ cần có giấy phép, còn tiêu chuẩn thì DN có quyền tự công bố cho sản phẩm của mình.
Khi cơ quan chức năng vào kiểm tra, thì DN lấy lý rằng họ chỉ sản xuất mũ đội đầu cho người đi bộ, cưỡi ngựa, che nắng, chơi thể thao....cũng trình giấy phép đăng ký kinh doanh đàng hoàng. Có điều khi bán ra thị trường, thì người tiêu dùng mua để làm gì thì họ nói rằng "không hề biết"!?
"Như vậy rõ ràng người tiêu dùng đã có ý thức cố tình sử dụng sai mục đích khi đội mũ không phải MBH khi đi mô tô, xe máy. Vậy phải xử phạt nghiêm hành vi đội mũ không phải MBH để nâng cao ý thức của người tham gia giao thông. Đây cũng chính là gốc của vấn đề.", ông Tuấn phân tích.
Theo Chất lượng Việt Nam
Giết con sơ sinh, cha bị 9 năm tù Nghe vợ nói đứa bé sơ sinh không phải là con mình, trong cơn giận và xỉn Hoàng Trọng Bảo đã giằng lấy đứa bé ném mạnh xuống đất. Ngày 8/4, tại phiên tòa sơ thẩm, TAND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã xét xử và tuyên phạt Hoàng Trọng Bảo (33 tuổi) trú xã Hồng Hạ, A Lưới, Thừa Thiên - Huế...