Xử phạt hai nhà máy xả thải bẩn xuống sông Mã
Nhà chức trách xác định hai công ty sản xuất vàng mã, bột giấy, tăm tre là Quyết Duy Tiến và Đồng Tâm TH gây ô nhiễm sông Mã khiến hơn 60 tấn cá chết.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang vừa ký quyết định xử phạt hai công ty nêu trên (đều đóng tại huyện Bá Thước) mỗi doanh nghiệp 160 triệu đồng; dừng hoạt động ba tháng, buộc phải khắc phục các tồn tại trong thời gian 30 ngày.
Cá lồng nuôi của các hộ dân ở Bá Thước, Cẩm Thủy, chết la liệt cuối tháng ba. Ảnh : Lê Hoàng.
Video đang HOT
Hai doanh nghiệp này được cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hoá xác định có nhiều vi phạm như, xả thải chưa qua xử lý ra sông Mã, không lưu giữ chất thải rắn đúng quy định mà đổ ra ven bờ sông Mã; không lắp đặt hệ thống quan trắc, giám sát môi trường theo quy định…
Ngoài các vi phạm về môi trường, hai công ty này còn bị phát hiện vi phạm về trật tự xây dựng, làm nhà xưởng, nhà điều hành và một số công trình khác không đúng thiết kế phê duyệt; lấn chiếm hành lang an toàn tuyến quốc lộ 45…
Trước đó, từ trung tuần tháng 3 đến cuối tháng 4, nước sông Mã đoạn chảy qua huyện Bá Thước, và Cẩm Thủy (Thanh Hóa) đổi màu đen, bốc mùi hôi thối, ô nhiễm; sau đó hơn 60 tấn cá lồng nuôi của người dân và nhiều loài thủy sản tự nhiên trên sông Mã chết trắng.
Nghi vấn có cơ sở xả thải bẩn ra sông, nhà chức trách đã thành lập đoàn liên ngành đi kiểm tra, ghi nhận 4 nhà máy có hành vi chôn ống ngầm, hoặc bơm trực tiếp nước thải chưa qua xử lý ra sông Mã, gây ô nhiễm.
Dọc hai bờ sông Mã phía thượng nguồn thuộc các huyện Quan Hóa, Bá Thước có nhiều cơ sở chế biến lâm sản, ngâm ủ, chế biến tre luồng, bột giấy. Những năm gần đây vào mùa nước cạn, cá tôm trên sông Mã nhiều lần chết bất thường, gây thiệt hại lớn cho người dân.
Tháng 4/2020, khi cá trên sông Mã qua huyện Bá Thước chết la liệt, cơ quan chức năng vào cuộc và phát hiện nhiều cơ sở chế biến lâm sản xả thải bẩn ra lòng sông.
Tăng cường công tác quản lý báo cáo trường hợp mắc COVID-19
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có công văn về việc tăng cường công tác quản lý báo cáo trường hợp mắc COVID-19 theo Công văn số 4750/BYT-DP, ngày 15-6-2021 của Bộ Y tế.
Để kịp thời triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch, phòng chống lây lan ngay sau khi ghi nhận khẳng định ca bệnh COVID-19, Bộ Y tế đã có Công văn số 1850/BYT-DP, ngày 3-4-2020 về hướng dẫn thông báo ca bệnh COVID-19. Theo đó, báo cáo từng ca bệnh của tỉnh, thành phố ngay sau khi có kết quả xét nghiệm khẳng định sẽ do địa phương chủ động và có trách nhiệm thực hiện thông qua hệ thống cấp mã số ca bệnh tự động đã được Bộ Y tế hướng dẫn tại văn bản nêu trên.
Trong thời gian qua, các địa phương đã nghiêm túc triển khai thực hiện, tuy vậy còn một số trường hợp chưa được báo cáo kịp thời gây chậm trễ triển khai các biện pháp can thiệp xử lý ổ dịch. Căn cứ số liệu cấp mã số tự động trên hệ thống được nhập bởi các địa phương, hàng ngày Bộ Y tế tổng hợp để báo cáo Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và thông tin rộng rãi, kịp thời để người dân biết tại các thời điểm trong ngày (lúc 6 giờ sáng và 18 giờ chiều; thời gian gần đây tăng số lần thông báo lúc 12 giờ trưa).
Để tiếp tục chủ động phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả trong thời gian tới, Bộ Y tế (Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia) đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo triển khai thực hiện các nội dung sau:
Tiếp tục thực hiện nghiêm Công văn số 1850/BYT-DP, ngày 3-4-2020 của Bộ Y tế về việc thông báo ca bệnh COVID-19. Các đơn vị được Bộ Y tế cho phép xét nghiệm khẳng định mắc COVID-19 chủ động thực hiện khai báo lấy mã số bệnh nhân trên hệ thống cấp mã số tự động của Bộ Y tế tại địa chỉ website https://ncov.moh.gov.vn/tbkqxn ngay sau khi có kết quả xét nghiệm phát hiện trường hợp mắc COVID-19 và thông báo ngay cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố, đồng thời thực hiện quy trình báo cáo theo quy định.
Sau khi được cấp mã số, Sở Y tế báo cáo ngay Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của tỉnh, thành phố và chỉ đạo triển khai các hoạt động khoanh vùng, giám sát, điều tra, truy vết và xử lý triệt để ổ dịch. Việc thông báo ca bệnh COVID-19 cần được thực hiện kịp thời, công khai, minh bạch về thông tin để phục vụ cho công tác xử lý ổ dịch và triển khai hiệu quả các hoạt động phòng chống. Tuân thủ chế độ thông tin báo cáo và khai báo đầy đủ thông tin về các trường hợp mắc COVID-19 (bệnh truyền nhiễm nhóm A) ngay sau khi có chẩn đoán đảm bảo không muộn quá 24 giờ theo quy định về Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng) HỎA TỐC 2 để kịp thời để báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 và các Cơ quan liên quan.
Công điện khẩn về việc ứng phó với áp thấp nhiệt đới trên biển Đông UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có công điện khẩn về việc ứng phó với áp thấp nhiệt đới (ATNĐ ) trên biển Đông. Sơ đồ dự báo áp thấp nhiệt đới Theo đó, chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa điện: Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Giao thông Vận tải, Công Thương,...