Xử phạt đổ trộm chất thải: Còn nhiều khó khăn
Tình trạng đổ trộm chất thải (sinh hoạt, công nghiệp, xây dựng và bùn thải) đang diễn ra ở hầu hết các địa phương trong tỉnh. Hành vi này vừa gây lãng phí nguồn tài nguyên tái chế vừa tác động tiêu cực đến môi trường.
Chất thải rắn sinh hoạt bị đổ trộm trong lô cao su thuộc H.Long Thành. Ảnh:L. An
Mặc dù các địa phương đã thành lập tổ, đội phản ứng nhanh với các hành vi đổ trộm chất thải ra môi trường, bỏ rác không đúng nơi quy định, thế nhưng việc phát hiện và xử phạt còn nhiều khó khăn.
* Đổ trộm chất thải ở nhiều nơi
Chia sẻ tại buổi làm việc với lãnh đạo Chi cục Bảo vệ môi trường Đồng Nai mới đây, ông Nguyễn Hữu Bình, Phó trưởng phòng TN-MT H.Vĩnh Cửu cho biết, từ đầu năm đến nay, lực lượng chức năng huyện phát hiện 8 vụ đổ trộm chất thải chưa qua xử lý ra môi trường. Trong đó lớn nhất là vụ đổ trộm hơn 100 tấn chất thải công nghiệp của một đối tượng ở tỉnh Bình Dương. Theo ông Bình, mặc dù UBND H.Vĩnh Cửu đã có văn bản chỉ đạo và các lực lượng như: Công an huyện, Phòng TN-MT, UBND các xã tăng cường kiểm tra, xử phạt các hành vi đổ trộm chất thải, bỏ rác không đúng nơi quy định, tuy nhiên, tình trạng này vẫn xảy ra. Nguyên nhân là do địa bàn rộng, lực lượng quản lý mỏng, các đối tượng ngụy trang tinh vi và lợi dụng đêm khuya, trời mưa, khu vực vắng người qua lại để hành động.
Ông Phạm Văn Nam, Phó chủ tịch UBND xã Vĩnh Tân (H.Vĩnh Cửu) cho rằng, phát hiện và xử lý hành vi bỏ rác thải không đúng nơi quy định khó thực hiện do không có bằng chứng. “Xã Vĩnh Tân chưa có điểm tập kết rác, nhiều hộ gia đình không hợp đồng với đơn vị thu gom mà tự chôn, đốt rác. Đôi khi tiện đường đi làm hoặc đi chợ mang rác bỏ ra đường. Hành vi này không thường xuyên và diễn ra nhanh, lực lượng chức năng không chụp ảnh được bằng chứng vi phạm nên không xử phạt được” – ông Nam chia sẻ.
Video đang HOT
Tương tự đối với các loại chất thải dạng lỏng như bùn ở các bể lắng lọc, chất thải hầm cầu, thay vì phải đưa đến nơi có chức năng xử lý bùn thải theo quy định, một số đối tượng làm dịch vụ hút hầm cầu đưa chất thải đến khu vực ít người qua lại đổ trộm.
Bà Thái Thị Oanh, Giám đốc Nông trường Cao su Long Thành (H.Long Thành) cho biết, đơn vị đã gắn biển cấm đổ rác ở nhiều nơi, lập barie chắn đường ra vào lô cao su, làm việc với công an các xã để tăng cường tuần tra, kiểm soát nhưng hoạt động đổ trộm chất thải xây dựng, xác động vật, đặc biệt chất thải lỏng ra lô cao su vẫn diễn ra.
“Có khi lực lượng bảo vệ phát hiện kịp thời và báo công an xã xử lý, cũng có khi sáng ra mới phát hiện có đổ trộm chất thải. Đối với chất thải rắn, có thể thuê phương tiện xúc đưa đến điểm tập kết, đào hố chôn xác động vật, nhưng chất thải lỏng rất khó khắc phục vì nước đã ngấm xuống đất, chỉ còn bùn lỏng trên mặt đất, rất mất vệ sinh” – bà Oanh chia sẻ.
* Tăng cường kiểm soát nguồn thải
Theo cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, việc thiếu bãi tập kết chất thải, chi phí vận chuyển và xử lý tốn kém, lực lượng quản lý môi trường ở địa phương mỏng, xử phạt các vụ vi phạm về môi trường có nơi như “bắt cóc bỏ dĩa” là những lý do khiến vi phạm về xả thải ra môi trường còn nhiều. Giải pháp đặt ra là kiểm soát chặt chẽ nguồn phát sinh chất thải.
Ông Ngô Đức Vượng, Phó trưởng phòng TN-MT H.Trảng Bom cho hay, để giảm các vụ vi phạm về xả thải, Phòng TN-MT đã phối hợp với các xã, thị trấn thành lập tổ phản ứng nhanh và tổ chức tuần tra thường kỳ, đột xuất. Trường hợp vứt trộm rác thải ra môi trường nếu phát hiện sẽ bị xử phạt, yêu cầu khắc phục hậu quả đồng thời buộc làm hợp đồng đăng ký thu gom, xử lý rác. Cùng với đó, vận động các khu dân cư lắp đặt camera ở các tuyến đường để người dân có ý thức hơn về hành động của mình. “Khó khăn hiện nay của địa phương là mật độ dân cư đông, nhiều gia đình là công nhân thuê trọ không đăng ký thu gom rác thải, mỗi xã/thị trấn chỉ có 1 cán bộ chuyên làm công tác bảo vệ môi trường” – ông Vượng nói.
Phó chủ tịch UBND TP.Biên Hòa Huỳnh Tấn Lộc cho biết, thành phố đang đẩy mạnh truyền thông ở trường học, khu dân cư; huy động Mặt trận, Đoàn Thanh niên, Hội LHPN tuyên truyền trong các tổ chức đoàn, hội nhằm thay đổi nhận thức của người dân về xử lý rác thải. Đồng thời, lãnh đạo thành phố chỉ đạo Phòng Quản lý đô thị yêu cầu các công trình xây dựng phải ký hợp đồng xử lý chất thải xây dựng mới cấp phép. Đây là cách để hạn chế tình trạng đổ trộm chất thải xây dựng ra môi trường.
Tăng cường sử dụng năng lượng "sạch" để ứng phó với BĐKH
TP.HCM đã và đang triển khai nhiều kế hoạch hành động để ứng phó với biến đổi khí hậu.
Ngày 23-11, Sở TN&MT TP.HCM đã tổ chức hội thảo "Tổng kết kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2017-2020 và định hướng giai đoạn 2021-2030".
Kéo giảm tỷ lệ thất thu nước sạch
Đại diện văn phòng biến đổi khí hậu (Sở TN&MT TP.HCM), đã báo cáo kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) trên địa bàn TP giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến 2030, cụ thể:
Trong lĩnh vực công nghiệp, TP thực hiện công tác kiểm toán năng lượng, xây dựng mô hình quản lý năng lượng ở doanh nghiệp có mức tiêu thụ năng lượng trên 6 triệu kWh/năm. Ngoài ra, TP còn tổ chức các hội thảo, tập huấn và tuyên truyền cho các cơ sở công nghiệp về các quy định và thực hiện sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả,...
Trong lĩnh vực quản lý chất thải, TP đã ban hành kế hoạch thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, đầu tư phát triển hạ tầng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đồng bộ. Ngoài ra, TP còn triển khai các dự án xử lý chất thải rắn kết hợp thu hồi năng lượng và tài chế tài nguyên, tái chế để xử lý chuyển đổi rác thải thành năng lượng, phân bón compost và nhựa.
Trong lĩnh vực quản lý nước, TP phối hợp nghiên cứu, khai thác nước thô từ hồ Dầu Tiếng và Trị An cho những nhà máy xử lý nước sạch trên địa bàn để phục vụ người dân trong điều kiện BĐKH. Bên cạnh đó, TP còn tăng cường công tác quản lý sử dụng hiệu quả viện trợ phi chính phủ nước ngoài trong lĩnh vực quản lý nước. Ngoài ra, TP còn triển khai lắp đặt thử nghiệm năm loại đồng hồ nước thông minh. Nhờ đó đã kéo giảm tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch của TP còn 23,44%.
TP.HCM tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo và năng lượng sạch thay cho nhiên liệu truyền thống. Ảnh: CN
Trong lĩnh vực giao thông vận tải, TP.HCM đa dạng hóa các nguồn nhiên liệu và phát triển hạ tầng cung cấp năng lượng mới (năng lượng tái tạo và các năng lượng sạch hơn so với nhiên liệu truyền thống), tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích việc sử dụng các phương tiện chạy bằng điện hoặc các nhiên liệu mới, đầu tư và phát triển các trạm nạp khí CNG. Ngoài ra, TP cũng đã đầu tư nhiều dự án kiểm soát triều cường gồm các cống, đê bao, nạo vét trục thoát nước.
Vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động ứng phó BĐKH của TP.HCM vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế.
Theo văn phòng biến đổi khí hậu (Sở TN&MT TP.HCM), liên quan đến vấn đề kinh phí thực hiện vẫn còn gặp hạn chế. Cụ thể là thời gian triển khai kinh phí phải nằm trong năm tài chính trong khi công tác quản lý liên sở đòi hỏi phải có thời gian để trao đổi thống nhất giữ các bên liên quan nhằm đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, nguồn vốn ngân sách hạn chế và phải ưu tiên cho các lĩnh vực cấp bách khác. Đồng thời, khả năng huy động nguồn lực xã hội dành cho BĐKH còn hạn chế.
Bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ, Phó Giám đốc Sở TN&MT TP.HCM cho biết, mặc dù những thành quả đạt được trong hoạt động ứng phó BĐKH của TP.HCM vẫn còn hạn chế nhưng TP cũng đã có những thành quả nhất định, đặc biệt giữa TP. Hà Nội và TP.HCM vẫn luôn hợp tác rất chặt chẽ trong việc triển khai kế hoạch hành động quốc gia. Trong thời gian tới, các cấp, ngành cần chung tay đóng góp ý tưởng, kinh phí để tìm ra hướng tiếp cận hiệu quả hơn trong ứng phó với BĐKH và thực hiện tăng trưởng xanh cho TP.
Tái khởi động phân loại chất thải rắn tại nguồn Dự án phân loại chất thải rắn tại nguồn với mục tiêu tận dụng nguồn tài nguyên tái chế, hạn chế chôn lấp rác thải và tiết kiệm chi phí xử lý được tỉnh thí điểm lần đầu tiên vào năm 2008. Sau 2 lần triển khai nhân rộng vào các năm 2016 và 2018, chương trình tạo được sự chuyển biến nhất...