Xử lý vi phạm giao thông “bỏ lọt người nước ngoài”
Bất đồng ngôn ngữ, ngại mất thời gian chính là một trong những nguyên nhân khiến lực lượng CSGT khá e dè trong xử lý người nước ngoài vi phạm giao thông.
Thời gian qua, tình trạng người nước ngoài vi phạm Luật Giao thông ở Việt Nam đã ở mức báo động. Có những tháng, lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ Công an TP. Hồ Chí Minh xử phạt 107 trường hợp người nước ngoài vi phạm luật giao thông. Lỗi chủ yếu mà các đối tượng này vi phạm là không đội mũ bảo hiểm, chở ba, lưu thông cẩu thả, không giấy phép lái xe…Tại Hà Nội, lực lượng cảnh sát giao thông cũng xử phạt không ít trường hợp vi phạm. Đặc biệt, có một số trường hợp đã vi phạm Luật giao thông lại còn vi phạm pháp luật hình sự như cướp xe ô tô. Số đối tượng này đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới hình ảnh của người nước ngoài ở Việt Nam. Bởi phần lớn người nước ngoài làm việc, sinh sống, du lịch tại nước ta đều chấp hành tốt các quy định của nước sở tại.
Bắt giữ người đàn ông Trung Quốc taxi, gây náo loạn trên phố Tây Sơn.
Vi phạm ngày càng gia tăng
Video đang HOT
Thiếu uý Nguyễn Hoàng Đức Hải – Đội Cảnh giao sát thông số 3, Công an TP. Hồ Chí Minh cho biết: Nhiều người nước ngoài lưu thông bằng phương tiện mô tô, không có giấy phép lái xe (GPLX). Khi bị dừng xe, họ còn thể hiện mình không biết tiếng Việt, cứ vờ ngây ngô như không biết chuyện gì xảy ra. Lực lượng chức năng cho biết, rất nhiều trường hợp còn không chịu ký vào biên bản xử phạt, thậm chí bỏ xe, lủi mất vì sợ bị kiểm tra lộ ra visa hết hạn, đang sống chuiTóm lại có đến 1001 lý do khiến người vi phạm luật giao thông, rồi bỏ của chạy lấy người.
Tại Hà Nội, chưa có thống kê cụ thể nhưng số người nước ngoài vi phạm luật giao thông không phải là ít. Theo trung tá Nguyễn Văn Tài – Đội phó đội 3, phòng CSGT Công an TP. Hà Nội, tại các tuyến đường có nhiều trường đại học, khu phố cổ, ngân hàng, nơi có nhiều người nước ngoài làm việc và thuê ở, tình trang vi phạm giao thông diễn ra khá phổ biến. Khi bị CSGT làm nhiệm vụ kiểm tra, nhiều người nước ngoài còn dùng “chiêu trò” gây khó khăn cho cơ quan chức năng. Có đối tượng còn xông vào đánh, chửi CSGT đang làm nhiệm vụ, gây rối trật tự nơi công cộng.
Vụ Lieng-Kun-Lun (SN 1976, ở Sơn Đông, Trung Quốc) thực hiện hành vi cướp taxi, gây tai nạn trên đường Tây Sơn, Hà Nội cách đây ít lâu là một ví dụ điển hình. Người đàn ông này đã bắt xe của hãng Hoa Phượng từ Hải Phòng lên Hà Nội, sau đó khống chế tài xế, cướp xe. Trên đường chạy từ Nguyễn Trãi đến phố Tây Sơn, Lieng-Kun-Lun đã gây tai nạn liên hoàn, khiến 5 người phải nhập viện. Không những thế, đối tượng này còn lớn tiếng lăng mạ cảnh sát, gây rối trật tự công cộng, gây tắc cả một đoạn đượng kéo dài. Một chiến sỹ cảnh sát giao thông tham gia giải quyết vụ này đã phải thốt lên: “Người nước ngoài nào vi phạm luật giao thông cũng như đối tượng người Trung Quốc này thì quả thật là phiền phức”.
Xử lý nửa vời như con dao hai lưỡi
Một cán bộ lãnh đạo Công an phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP.Hồ Chí Minh cho biết: Việc quản lý người nước ngoài ở Việt Nam đang có nhiều điều phải xem xét lại. Không ít người nước ngoài thuê nhà nghỉ, khách sạn đã hết hạn hộ chiếu, visa. Đa phần họ không nắm bắt được các quy định về giao thông của nước sở tại nhưng vẫn thường xuyên sử dụng phương tiên đi lại là xe mô tô. Dù có muốn tuyên truyền về Luật Giao thông cho họ cũng rất khó bởi họ luôn tìm cách trốn tránh cơ quan chức năng. Đối với nhóm người này thì cần phải tổ chức phân loại, xem việc hết hạn visa bắt nguồn từ đâu. Những người hết hạn visa vẫn cố tình sống chui, ở lại vì những mục đích không tốt thì phải có biện pháp xử lý mạnh.
Một cán bộ cảnh sát giao thông cho biết: Việt Nam rất mến khách khi họ biết tôn trọng pháp luật. Còn với những khách thiếu tôn trọng “gia phong, đạo nhà” của nước sở tại thì phải xử lý nghiêm theo đúng quy định, không nên e dè. Họ là người nước ngoài nhưng đang ở Việt Nam thì phải tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam. Ngoài ra, nếu phát hiện đối tượng nào vi phạm nhiều lần, các cơ quan chức năng cần báo với đại sứ quán về công dân của họ. Đồng thời, đề xuất với các cơ quan chuyên môn thời hạn hộ chiếu, visa. Nếu hết hạn, trục xuất họ ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Chưa hết hạn thì cương quyết không gia hạn thêm. Tóm lại, cơ quan chức năng cần phải phối hợp đồng bộ, có những biện pháp mạnh thì mới đủ sức răn đe những đối tượng người nước ngoài thiếu ý thức.
Có ý kiến cho rằng, giao thông ở Việt Nam có tính đặc thù nên cần phải tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn cho đối tượng là người nước ngoài. Từ đó, người nước ngoài có thể tiếp cận được với luật pháp Việt Nam một cách bài bản. Thế nhưng, tuyên truyền và xử lý vi phạm đều phải tiến hành song song. Chúng ta vẫn cần có những chế tài đủ mạnh để hạn chế vi phạm giao thông ở nhóm đối tượng này. Theo quy định, người nước ngoài ở Việt Nam 3 tháng trở lên, được đăng ký học, thi lấy GPLX nhưng trên thực tế, nhiều người nước ngoài ở Việt Nam cả vài năm, thường xuyên điều khiển ô tô, xe máy tham gia giao thông mà không hề có GPLX do Việt Nam cấp. Vì vậy, các cơ quan chức năng phải thường xuyên rà soát, kiểm tra. Nếu e dè, xử lý nửa vời sẽ chẳng khác nào con dao hai lưỡi khiến công cụ pháp luật trở nên nhờn thuốc với các đối tượng này.
Theo NDT
Tây "không cần" đội mũ bảo hiểm!
Kể từ khi có hiệu lực vào cuối năm 2007, đến nay quy định "đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông" đã trở thành một thói quen tốt của người dân Thủ đô. Song vẫn không thiếu những người "ngoài vòng pháp luật", rất nhiều trong số đó là người nước ngoài.
Hà Nội là điểm đến của rất nhiều người nước ngoài, đủ mọi màu da; họ đến du lịch, làm việc..., nhanh thì vài ngày, lâu thì vài tháng hoặc vài năm - một thời gian đủ dài để biết "nhập gia tùy tục".
Đã bao giờ bạn nhìn thấy một vị khách nước ngoài bị cảnh sát giao thông dừng xe vì không đội mũ bảo hiểm hay vượt đèn đỏ? Chắc hẳn là chưa lần nào. Cũng có thể là không ai vi phạm cả, cũng có thể là có người vi phạm mà không bị bắt...
Có người bảo: chắc họ được ưu ái, không cần đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy ra đường. Cũng có người tỏ ra hiểu biết: chắc họ không hiểu tiếng Việt nên không biết luật và các cơ quan quản lí cũng khó khăn khi xử phạt những vị khách "không hiểu biết này", nhất là khi bất đồng ngôn ngữ.
Nghe nói, người nước ngoài, bất kể màu da nào, quốc tịch gì, nếu đến Singapore mà xả rác bừa bãi chắc chắn sẽ bị phạt tiền, nặng có thể bị phạt roi hay đi lao động công ích... Chính vì thế mà đất nước này nổi tiếng với môi trường được bảo vệ một cách tốt nhất, với sự trợ giúp của luật pháp nghiêm minh...
Chùm ảnh dưới đây ghi lại hình ảnh những vị khách nước ngoài vô tư phóng xe trên đường phố Thủ đô mà không cần đến mũ bảo hiểm:
Theo Dân Trí
Bó tay khi "Tây" vi phạm giao thông Dù nói được tiếng Anh, thậm chí tiếng Việt, nhưng mỗi khi bị cảnh sát giao thông (CSGT) dừng phương tiện để kiểm tra, khách "Tây" liền xổ một tràng ngoại ngữ xa lạ. Thế là CSGT cho đi vì... bất đồng ngôn ngữ. Ở những địa bàn thu hút du lịch như Mũi Né (Bình Thuận), Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng...