Xử lý trách nhiệm hậu vụ án Công ty Alibaba
TAND TPHCM vừa đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án ‘ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và rửa tiền’ xảy ra tại Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba (gọi tắt là Công ty Alibaba) và tuyên mức án chung thân đối với Nguyễn Thái Luyện, giữ vai trò cầm đầu cùng 22 đồng phạm cùng chịu hình phạt thích đáng.
Vấn đề đặt ra hậu vụ án này chính là cần xem xét trách nhiệm của chính quyền các địa phương để xảy ra tình trạng Công ty Alibaba ‘vẽ’ hàng loạt dự án ma, lừa đảo người dân.
Theo ghi nhân của PV Báo SGGP, Đồng Nai có 27 dự án đất nền ở huyện Long Thành được Công ty Alibaba rao bán ồn ào, thực tế có nguồn gốc là 19 khu đất nông nghiệp do hộ gia đình đứng tên hoặc đã sang nhượng, trong đó có 14 khu đất do ông Nguyễn Thái Lĩnh (Giám đốc Công ty Alibaba) hoặc người thân đứng tên; có 6 khu đất công ty này đã tự ý xây dựng đường giao thông trên đất nông nghiệp và được chia nhỏ thành các lô đất 500m2 để được tách thửa, rồi mời chào nhiều nhà đầu tư cùng góp vốn vào dự án “ma”. Khi khách hàng đóng đủ 95% số tiền, công ty sẽ làm hợp đồng mua bán và ra sổ đỏ, trường hợp chậm giao đất sẽ trả thêm lãi suất cho người đầu tư. Việc UBND huyện Long Thành có văn bản đồng ý cho Công ty Alibaba tự làm đường giao thông, đấu nối từ khu đất phân lô trái phép với đường giao thông hiện hữu đã vô tình làm khách hàng nhầm tưởng là dự án bất động sản được nhà nước cấp phép.
2 dự án “ma” còn lại của Công ty Alibaba tại tỉnh Đồng Nai nằm trên địa bàn xã Xuân Hưng (huyện Xuân Lộc), xã Long Thọ (huyện Nhơn Trạch), do nắm bắt kịp thời dấu hiệu lừa đảo bán đất của Công ty Alibaba, chính quyền các địa phương đã ngăn chặn các giao dịch, phá dỡ công trình xây trái phép trên đất nông nghiệp ngay khi phát hiện, thông báo rộng rãi để người dân biết và cảnh giác. Thời điểm thực hiện các phần việc trên là 4 tháng trước khi các anh em của Nguyễn Thái Luyện bị bắt.
Tại thị xã Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) hàng loạt khu đất nông nghiệp cá nhân đứng tên sở hữu bị phân lô bán nền dưới danh nghĩa “khu dân cư Alibaba”, nhưng không có quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500, giấy phép cải tạo mặt bằng, xây dựng và chưa được nghiệm thu hạ tầng, tách thửa. Trong đó, khu đất rộng gần 135.000m2 ở xã Châu Pha (thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa – Vũng Tàu) do ông Nguyễn Ngọc Sự đứng tên sở hữu được làm đường, xây bó vỉa, kéo điện rồi phân lô bán nền dưới danh nghĩa “dự án Alibaba Tân Thành Center City 1″. Đáng chú ý, dù địa điểm xây dựng công trình trái phép trên đất nông nghiệp chỉ cách trụ sở UBND xã Châu Pha vài trăm mét, dù UBND xã nhiều lần kiểm tra nhưng không xác định được cá nhân, đơn vị làm đường giao thông nội bộ, khiến dư luận nghi ngờ có sự tiếp tay cho sai phạm.
TAND TPHCM cũng kiến nghị xem xét trách nhiệm của chính quyền địa phương (cấp huyện, xã) và các ngành chức năng (xây dựng, TN-MT) có dấu hiệu làm ngơ cho sai phạm của Công ty Alibaba, khiến hàng ngàn khách hàng mắc bẫy. Trước đó, trong quá trình điều tra, cơ quan CSĐT Công an TPHCM đã chuyển hồ sơ liên quan đến Cơ quan CSĐT các tỉnh Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai đề nghị xử lý trách nhiệm đối với những cán bộ, lãnh đạo phụ trách lĩnh vực đất đai để điều tra hành vi chuyển nhượng đất nông nghiệp với giá cao nhưng thực hiện hợp đồng công chứng với giá thấp có dấu hiệu trốn thuế.
Vụ Alibaba: Có bị hại được bồi thường hơn 23 tỉ đồng
Trong các bị hại có những người được HĐXX tuyên nhận vài chục triệu, vài trăm triệu hoặc hàng tỉ đồng.
Video đang HOT
Ngày 30-12, TAND TP.HCM bước sang ngày tuyên án thứ hai vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản và rửa tiền xảy ra tại Công ty CP Địa ốc Alibaba (Công ty Alibaba).
Trước đó, trong ngày tuyên án đầu tiên (29-12), HĐXX đã tuyên buộc bị cáo Nguyễn Thái Luyện và Võ Thị Thanh Mai (vợ bị cáo Luyện) có trách nhiệm liên đới bồi thường hơn 2.446 tỉ đồng cho 4.548 bị hại. Đồng thời, tòa còn tuyên trách nhiệm hình sự đối với từng bị cáo trong vụ án.
Nhóm 39 bị hại yêu cầu tiếp tục thực hiện hợp đồng chuyển nhượng để nhận đất không được HĐXX chấp nhận. Ảnh: NGUYỆT NHI
58 người liên quan được tòa tuyên cho nhận lại đất
Bước sang ngày tuyên án thứ hai, danh sách tất cả 4.548 người được HĐXX xác định là bị hại trong vụ án (có tài liệu, chứng cứ chứng minh) đã được công bố. Trong các bị hại có những người được tuyên nhận vài chục triệu, vài trăm triệu hoặc hàng tỉ đồng. Số tiền trung bình mà các bị hại được nhận là khoảng 500-600 triệu đồng.
Đáng chú ý trong đó có bị hại Nguyễn Phước H được tuyên nhận bồi thường hơn 23,9 tỉ đồng.
Đối với những khách hàng chưa được xác định là bị hại trong vụ án này, HĐXX cho biết những người này có quyền khởi kiện bằng một vụ án dân sự khác để bảo vệ quyền lợi của mình.
Ngoài danh sách các bị hại, trước đó HĐXX cũng đã công bố danh sách 58 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án.
Đối với yêu cầu của 58 người liên quan, HĐXX đã chấp nhận yêu cầu tiếp tục thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo khoản 2 Điều 133 BLDS năm 2015. Cụ thể, tòa xác định mặc dù về nguồn gốc tài sản thì các quyền sử dụng đất trên đều có nguồn gốc từ tiền chiếm đoạt của các bị hại. Tuy nhiên, tại thời điểm thỏa thuận ký kết hợp đồng, các thửa đất đều có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp, thỏa thuận chuyển nhượng là tự nguyện ngay tình và đã thanh toán 50%-100%.
Từ đó, HĐXX công nhận thỏa thuận của các chuyển nhượng này, trả lại đất cho những người có quyền lợi liên quan.
Tuy nhiên, các trường hợp chưa thanh toán đủ 100% giá trị hợp đồng thì phải thanh toán phần còn lại của hợp đồng vào tài khoản của cơ quan thi hành án. Sau khi thực hiện xong, cơ quan thi hành án sẽ giải tỏa kê biên và hủy bỏ việc ngăn chặn giao dịch đối với các thửa đất này.
Bị hại Nguyễn Phước H được HĐXX tuyên nhận bồi thường hơn 23,9 tỉ đồng.
Tòa kiến nghị công an điều tra sai phạm trong quản lý đất nông nghiệp
Liên quan đến những nội dung được công bố trong phần tuyên án ngày 29-12, HĐXX đã kiến nghị Cơ quan CSĐT công an các tỉnh Gia Lai, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu tiếp tục làm rõ những sai phạm của các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc quản lý đất nông nghiệp tại địa phương khi để cho các cá nhân tự do chuyển nhượng đất nông nghiệp không đúng theo quy định của pháp luật.
Cụ thể, theo kết quả xác minh thì bị cáo Trịnh Minh Pháp có hộ khẩu thường trú tại thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai (tạm trú tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai). Tuy nhiên, từ năm 2017 đến trước khi bị bắt, Pháp là nhân viên kinh doanh bất động sản và làm việc tại trụ sở Công ty Alibaba ở phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức, TP.HCM.
Tuy nhiên, trong hai ngày 25-12-2018 và 18-1-2019, phó chủ tịch UBND phường An Bình, thị xã An Khê và phó chủ tịch UBND xã Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa-Vũng Tàu lại xác nhận Trịnh Minh Pháp đang trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp và có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp.
Từ các giấy xác nhận này, bị cáo Trịnh Minh Pháp có đủ điều kiện để đứng tên nhận chuyển nhượng số lượng lớn đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Tương tự trường hợp của Pháp, các bị cáo khác như Nguyễn Thái Lĩnh, Nguyễn Thái Lực mặc dù không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng vẫn đứng ra để nhận số lượng lớn đất nông nghiệp.
Hành vi trên của các bị cáo đã vi phạm điểm b khoản 1 Điều 179 và khoản 3 Điều 191 Luật Đất đai năm 2013 (cá nhân không trực tiếp sản xuất không được nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp).
39 bị hại không được nhận đất
Có 39 bị hại đề nghị tiếp tục thực hiện các hợp đồng, thỏa thuận chuyển nhượng đất nền dự án. Về yêu cầu này, HĐXX cho biết hợp đồng thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất các bên đã ký nêu rõ đối tượng chuyển nhượng là nền đất thổ cư 100% với mô tả diện tích, vị trí gồm số lô và ô cụ thể.
Tuy nhiên, tại thời điểm ký hợp đồng cho đến nay, theo kết quả xác minh thì các khu đất được cho là vị trí lập dự án không tồn tại dự án nào. Đồng thời hiện trạng đều là đất nông nghiệp, thậm chí là đất trồng lúa, đất rừng sản xuất... và theo quy hoạch sử dụng đất tại địa phương thì nhiều khu đất không được quy hoạch là đất ở.
Do đối tượng chuyển nhượng là các nền dự án không tồn tại trên thực tế nên yêu cầu tiếp tục thực hiện giao dịch chuyển nhượng là không có căn cứ nên không chấp nhận yêu cầu tiếp tục thực hiện hợp đồng để nhận đất của các bị hại này.
Tuy nhiên, HĐXX xác định thiệt hại của 39 bị hại là có trên thực tế nên buộc hai bị cáo Nguyễn Thái Luyện và Võ Thị Thanh Mai có trách nhiệm hoàn trả số tiền các bị hại này đã nộp cho Công ty Alibaba.
Vụ Alibaba: 58 người liên quan được toà tuyên cho nhận lại đất HĐXX tuyên trả lại đất cho 58 người là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án. Ngày 30-12, Hội đồng xét xử TAND TP.HCM tiếp tục tuyên án vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền xảy ra tại Công ty CP Địa ốc Alibaba (Công ty Alibaba), với phần công bố chi tiết số tiền...