Xử lý nước sạch sau thiên tai, bão lũ
Bão lụt ảnh hưởng rất xấu đến sức khoẻ con người và môi trường sống. Sau bão lụt, thường xảy ra nhiều loại dịch bệnh như tả, lỵ, thương hàn… mà nguyên nhân chính là do môi trường và nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm.
Vi vậy, ngày 2/12/2020, Cục Quản lý môi trường y tế đã tổ chức khóa tập huấn về xử lí nước sạch, xử lí môi trường trong thiên tai bão lũ.
Tham dự hội nghị cóđại diện Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật/TTYTDP của 25 tỉnh, thành phố nhằm hướng dẫn xử lý nước và vệ sinh môi trường trong mùa bão lụt, hướng dẫn lập kế hoạch tuyến tỉnh ứng phó với với bão lũ, thiên tai.
Thực hành xử lý nước tại buổi tập huấn
Việt Nam là một trong những nước chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lũ lụt, nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, do tác động của hiện tượng La Nina, từ đầu năm 2020 đến nay, Việt Nam đã có 13 cơn bão liên tiếp đổ vào nước ta, các hiện tượng thời tiết cực đoan như: bão, mưa lớn, mưa đá, dông lốc, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất… chủ yếu ảnh hưởng đến nhiều tỉnh trong đó có các tỉnh miền Trung và đã gây tổn thất rất lớn về sinh mạng, tài sản và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người dân.
Ông Dương Chí Nam – Phó Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế phát biểu tại lễ khai mạc buổi tập huấn.
Theo số liệu thống kê, cho thấy từ đầu tháng 10 đến nay, miền Trung liên tiếp hứng chịu 5 cơn bão gây mưa lớn và kéo dài, lũ lụt và sạt lở đất nghiêm trọng. Bão lũ đã làm 243 người chết và mất tích. Ước tính có khoảng 7,7 triệu người sống trong các khu vực bị ảnh hưởng và khoảng 219.000 ngôi nhà bị hư hỏng hoặc phá hủy.
Video đang HOT
Trước tình hình bão lũ nghiêm trọng xảy ra tại miền Trung, ngày 29/10/2020, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã ký ban hành quyết định số 4511/QĐ- BYT thành lập các Tổ công tác hỗ trợ, tăng cường cho 07 tỉnh miền Trung xử lý vệ sinh môi trường, tư vấn dinh dưỡng và phòng chống dịch bệnh sau mưa, lũ tháng 10 năm 2020.
Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Dương Chí Nam – Phó cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế cho hay: “Thực hiện quyết định của Lãnh đạo Bộ, Cục Quản lý môi trường y tế đã chủ trì 02 Tổ và tham gia 05 tổ công tác hỗ trợ Sở Y tế 07 tỉnh miền Trung theo dõi tình hình vệ sinh môi trường, tăng cường giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt của người dân, giám sát chặt chẽ công tác quản lý chất thải trong các cơ sở y tế trên địa bàn.”
Các Tổ công tác đã hỗ trợ tăng cường cho 7 tỉnh gồm: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định nhằm đánh giá nguy cơ, tình hình dịch bệnh và khả năng đáp ứng của y tế địa phương; Kiểm tra, giám sát, hỗ trợ cán bộ y tế và người dân thực hiện các biện pháp xử lý môi trường; phòng chống những dịch bệnh phổ biến trong mùa mưa lũ; thu gom, xử lý xác xúc vật chết, tổ chức phun hóa chất diệt côn trùng và véc tơ gây bệnh tại khu vực bị ngập sau khi nước rút, xử lý các giếng khoan, giếng đào theo hướng dẫn của Bộ Y tế, triển khai thau rửa và khử trùng bể chứa, dụng cụ chứa nước ăn uống, sinh hoạt bằng chế phẩm khử khuẩn đã được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành còn hiệu lực.
Các giảng viên chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn thực hiện xử lý nước và vệ sinh môi trường trong mùa bão lụt.
“Cục Quản lý môi trường y tế nhận thấy công tác hướng dẫn xử lý nước và vệ sinh môi trường trong mùa bão lụt là rất cần thiết và cần được tăng cường năng lực cho cán bộ y tế. Được sự hỗ trợ của các đơn vị, Cục Quản lý môi trường y tế tổ chức khóa tập huấn cho cán bộ của Sở Y tế, Trung tâm kiểm soát bệnh tật 25 tỉnh thuộc vùng Đồng Bằng Sông Hồng và Miền núi phía bắc về hướng dẫn xử lý nước và vệ sinh môi trường trong mùa bão lụt, hướng dẫn lập kế hoạch tuyến tỉnh ứng phó với với bão lũ, thiên tai”. – ông chia sẻ.
Hộ nghèo là không sử dụng Internet, điện thoại thông minh...
Xét chuẩn nghèo, ngoài việc dựa trên tiêu chí về thu nhập còn xét đến mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản.
Bộ LĐ-TB&XH vừa trình Chính phủ dự thảo nghị định quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025. Trong đó đưa ra nhiều quy định về việc công nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Hộ nghèo phải đáp ứng 3/6 chỉ số đo lường
Theo Bộ LĐ-TB&XH, ngày 19-11-2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 59 về chuẩn nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020. Để tiếp tục thực hiện chính sách trên, Chính phủ giao Bộ LĐ-TB&XH xây dựng nghị định quy định chuẩn nghèo đa chiều cho giai đoạn tiếp theo (2021-2025).
Tuy nhiên, tại Hội nghị lần thứ 13, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII có kết luận đồng ý với đề xuất của Ban cán sự đảng Chính phủ về việc năm 2021 chưa điều chỉnh chuẩn nghèo đa chiều. Vì vậy, dự thảo nghị định điều chỉnh theo hướng năm 2021 vẫn áp dụng chuẩn nghèo đa chiều theo Quyết định 59. Từ năm 2022 đến 2025, chuẩn nghèo đa chiều sẽ được điều chỉnh.
Cụ thể, chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo khu vực nông thôn được quy định có mức thu nhập bình quân 1,5 triệu đồng/người/tháng trở xuống (trước đây là 700.000-1 triệu đồng), khu vực thành thị là 2 triệu đồng/người/tháng trở xuống (trước đây là 900.000-1,3 triệu đồng).
Bên cạnh tiêu chí về thu nhập, tiêu chuẩn hộ nghèo phải thiếu hụt từ 3/6 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản. Tiêu chuẩn hộ cận nghèo phải thiếu hụt từ dưới 3/6 chỉ số.
Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản gồm:
Thứ nhất, về dịch vụ y tế, hộ gia đình này có ít nhất một trẻ em dưới 16 tuổi suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi, hoặc suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi. Song song đó, hộ gia đình có ít nhất một người từ đủ sáu tuổi trở lên hiện không có bảo hiểm y tế.
Thứ hai, dịch vụ giáo dục, hộ gia đình có ít nhất một người trong độ tuổi từ 16 đến 30 không tham gia các khóa đào tạo, hoặc không có bằng cấp, chứng chỉ giáo dục đào tạo so với độ tuổi tương ứng. Hộ gia đình có ít nhất một trẻ em từ ba tuổi đến dưới 16 tuổi không được học đúng bậc, cấp học phù hợp với độ tuổi.
Thứ ba, đối với nhà ở, hộ gia đình đang sống trong ngôi nhà/căn hộ thuộc loại không bền chắc (trong ba kết cấu chính là tường, cột, mái thì có ít nhất hai kết cấu được làm bằng vật liệu không bền chắc). Diện tích nhà ở bình quân đầu người của hộ gia đình nhỏ hơn 8 m2.
Thứ tư, hộ gia đình không tiếp cận được nguồn nước sạch trong sinh hoạt, không sử dụng hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh.
Thứ năm, về thông tin, hộ gia đình không có thành viên nào sử dụng dịch vụ Internet; không có phương tiện nào trong các phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin: Tivi, radio, máy tính để bàn, điện thoại, máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh.
Thứ sáu, hộ gia đình có ít nhất một người không có việc làm; hoặc có việc làm công ăn lương nhưng không có hợp đồng lao động. Hộ gia đình có tỉ lệ người phụ thuộc trong tổng số nhân khẩu lớn hơn 50%. Người phụ thuộc bao gồm trẻ em dưới 16 tuổi, người cao tuổi hoặc người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng...
Bên cạnh tiêu chí về thu nhập, tiêu chuẩn hộ nghèo phải thiếu hụt từ 3/6 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản. Ảnh minh họa: HOÀNG GIANG
Các lý do điều chỉnh
Theo Bộ LĐ-TB&XH, bộ có đề xuất điều chỉnh như trên vì quy định về chuẩn nghèo đã bộc lộ một số nội dung lạc hậu, bất cập. Cụ thể, chuẩn nghèo về thu nhập bằng 70% chuẩn mức sống tối thiểu tại thời điểm năm 2015 với mức 700.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 900.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị đã không còn phù hợp và không thể áp dụng cho giai đoạn 2021-2025.
Cạnh đó, thực tiễn áp dụng chuẩn nghèo đã nảy sinh những vấn đề mới chưa được quy định, chưa được nhận diện, đo lường. Chẳng hạn như vấn đề thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản về việc làm chưa được quy định trong chuẩn nghèo quốc gia mặc dù đây là chiều phản ánh thu nhập và điều kiện bảo đảm ổn định cuộc sống của người dân. Việc thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản về y tế chưa được đo lường bằng chỉ số dinh dưỡng, chưa phù hợp với xu thế chung của quốc tế.
Ngoài ra, một số chỉ số đo lường tiếp cận nghèo đa chiều chưa cụ thể, khó đo lường, khó xác định khi thực hiện, hoặc không còn phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội giai đoạn tới. Các chỉ số đo lường này gồm chỉ số tiếp cận các dịch vụ y tế, trình độ giáo dục của người lớn, tình trạng đi học của trẻ em, nguồn nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin.
Ông Nguyễn Thiện Nhân thăm hỏi gia đình gặp nạn vì thiên tai Đoàn công tác do Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội TP HCM Nguyễn Thiện Nhân làm trưởng đoàn đã đến thăm hỏi người thân các liệt sĩ đã hy sinh khi tham gia cứu nạn tại khu vực thủy điện Rào Trăng 3, tỉnh Thừa Thiên- Huế Sáng 3-11, Ủy ban MTTQ TP HCM cho biết tính đến...