Xử lý nợ xấu: Rao bán ồ ạt nhưng vẫn ế
Để xử lý nợ xấu, thời gian qua, hàng loạt ngân hàng đã ráo riết thu hồi nợ xấu bằng việc bán tài sản mà các doanh nghiệp thế chấp. Tuy nhiên, lượng tài sản rao bán thì nhiều nhưng số lượng người mua lại rất ít.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, dịch Covid-19 hoành hành trong nhiều tháng qua đã gia tăng nợ xấu toàn ngành. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng tính đến cuối tháng 6 vừa qua ước khoảng 1,8%.
Cũng theo đơn vị này, năm 2019, hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được 159,7 nghìn tỷ đồng và 6 tháng đầu năm 2020 đã xử lý được 56,96 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Dựa trên các kịch bản tăng trưởng GDP năm 2020 khoảng 4%, NHNN ước tính, tỷ lệ nợ xấu nội bảng tính đến cuối năm 2020 ở mức 2,41%. Trong trường hợp GDP tăng khoảng 5%, tỷ lệ nợ xấu nội bảng sẽ ở mức 2,16% (tăng 0,5 điểm phần trăm so với cuối năm 2019).
Các chuyên gia kinh tế dự báo, thời gian tới, dịch bệnh sẽ vẫn diễn biến phức tạp, khó lường, tiếp tục ảnh hưởng bất lợi đến phát triển kinh tế – xã hội. Điều này sẽ khiến cho mục tiêu đưa tổng nợ xấu về dưới 3% trong năm 2020 trở nên khó thực hiện.
Còn theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu và Đào tạo BIDV, đến cuối năm nay, mức tăng nợ xấu nội bảng toàn hệ thống ngân hàng có thể lên 4%, cao hơn so với mức 1,89% cuối năm 2019 do tăng trưởng tín dụng ở mức thấp, hoạt động của doanh nghiệp gặp khó khăn trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng thấp.
Video đang HOT
Các ngân hàng đang gặp nhiều khó khăn trong xử lý nợ xấu. (Ảnh minh họa: KT)
TS. Cấn Văn Lực cho rằng, tỷ lệ nợ xấu nội bảng sẽ vào khoảng 4%, cao gấp đôi so với cuối năm ngoái. Nợ xấu cộng gộp gồm: nợ xấu nội bảng, nợ xấu bán cho Công ty Mua bán nợ VAMC và nợ xấu tiềm ẩn khác, cuối năm nay sẽ là 6% tổng dư nợ, cao gấp rưỡi so với cuối năm 2019.
Kinh tế thế giới và trong nước vẫn gặp nhiều khó khăn, cùng với đó, những tác động bất lợi từ dịch tả lợn châu Phi, thiên tai, dịch bệnh… đã đặt ra thách thức không nhỏ đối với mục tiêu kiểm soát nợ xấu và tiềm ẩn nợ xấu tăng.
Để xử lý nợ xấu, thời gian qua, hàng loạt ngân hàng đã ráo riết thu hồi nợ xấu bằng việc bán tài sản mà các doanh nghiệp thế chấp, trong đó phần lớn là bất động sản.
Tuy nhiên, theo chuyên gia tài chính – ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu, trong bối cảnh thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19, việc phát mãi tài sản đảm bảo là bất động sản để thu hồi nợ xấu của các ngân hàng không hề dễ dàng. Có những ngân hàng rao bán nhiều lần vẫn ế. Do đó, tốc độ xử lý nợ xấu phụ thuộc khá nhiều vào diễn biến thị trường và nhu cầu của người mua.
Ông Hiếu cũng cho hay, hiện tại, các ngân hàng đang tìm cách xử lý tài sản bảo đảm với mong muốn có thể thu hồi lại nợ, vì họ biết rằng, giá trị của tài sản bảo đảm càng ngày càng đi xuống nếu tài sản đó được thu giữ mà không thể thanh lý được nhanh chóng. Những tài sản như: bất động sản, xe ô tô hay tài sản bảo đảm khác tại thời điểm này đang giảm giá mạnh vì sự suy yếu của nền kinh tế. Mặc dù lượng tài sản rao bán của các ngân hàng khá nhiều nhưng lượng người mua lại rất ít.
Kinh tế khó khăn, thu nhập giảm sút, nhu cầu mua sắm bị chững lại. Thực tế đó khiến các ngân hàng đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc thanh lý tài sản bảo đảm.
“Theo tôi, chỉ có cách tiếp tục hạ giá tài sản bảo đảm, ngân hàng có lẽ phải đứng giữa hai sự lựa chọn, hoặc là chịu thiệt hại thấp hoặc là chịu thiệt hại cao. Việc thanh lý tài sản bảo đảm để thu hồi lại nợ trong bối cảnh hiện nay đang là điều rất khó. Bước sang năm 2021, có thể nền kinh tế sẽ còn suy yếu hơn và giá trị của tài sản bảo đảm sẽ xuống thấp hơn nữa. Thành ra, phương pháp và tốt nhất hiện tại là chấp nhận một mức lỗ nào đó và thanh lý tài sản bảo đảm càng sớm càng tốt”, TS. Nguyễn Trí Hiếu nhấn mạnh.
Thu hồi, xử lý nợ xấu, ngân hàng, công ty đòi nợ nói gì?
Đối với các khoản nợ xấu (quá hạn trên 90 ngày) của khách hàng, sau khi ngân hàng đã gửi các thông báo yêu cầu trả nợ/ hoặc trả nợ thay đến bên vay và bên bảo đảm (nếu có) mà các bên vẫn không thực hiện thì ngân hàng sẽ thực hiện quyền thu giữ/xử lý tài sản bảo đảm (TSBĐ) hoặc khởi kiện ra tòa án để đòi nợ và yêu cầu phát mại TSBĐ.
Liên quan đến thu hồi, xử lý nợ xấu, trao đổi với Tiền Phong, ông Lương Hữu Bàng - Phụ trách Phòng Xử lý nợ của một ngân hàng thương mại cổ phần tại khu vực phía Bắc cho biết: Đối với các khoản nợ xấu (quá hạn trên 90 ngày) của khách hàng, sau khi ngân hàng đã gửi các thông báo yêu cầu trả nợ/ hoặc trả nợ thay đến bên vay và bên bảo đảm (nếu có) mà các bên vẫn không thực hiện thì ngân hàng sẽ thực hiện quyền thu giữ/xử lý tài sản bảo đảm (TSBĐ) hoặc khởi kiện ra tòa án để đòi nợ và yêu cầu phát mại TSBĐ.
Thông thường, đối với TSBĐ là bất động sản, hiện các ngân hàng vẫn đang áp dụng việc thu giữ, xử lý theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 năm 2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng, tuy nhiên trên thực tế quá trình thu giữ nếu khách hàng, chủ tài sản bảo đảm không hợp tác, chống đối thì ngân hàng cũng rất khó thực hiện thu giữ thành công.
Do vậy, các ngân hàng thông thường vẫn phải tiến hành khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền để đòi nợ và yêu cầu phát mại TSBĐ. Sau khi phán quyết của tòa án có hiệu lực pháp luật mà khách hàng (bên vay) tiếp tục không trả nợ thì ngân hàng sẽ làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự thi hành. Sau khi có quyết định thi hành án, trường hợp khách hàng tiếp tục không tự nguyện thi hành án, cơ quan thi hành án thông thường sẽ phải tổ chức cưỡng chế, kê biên TSBĐ, tổ chức định giá, bán đấu giá...
Còn luật sư Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Luật Trường Lộc (Công ty cung cấp các dịch vụ pháp lý giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng) đã gặp nhiều trường mất nhà cho ngân hàng vì khoản vay của người khác.
Đó là khi doanh nghiệp, cá nhân vay vốn của ngân hàng thương mại, biện pháp bảo đảm bằng tài sản là nhà đất của người thứ ba (người không vay vốn, không có giao dịch làm phát sinh nghĩa vụ dân sự đối với ngân hàng). Theo nội dung của hợp đồng thế chấp nhà đất quy định nếu bên vay không trả nợ đúng thời hạn thì ngân hàng có quyền phát mại tài sản của bên thứ ba để thu hồi vốn vay.
Thực tế, phần lớn bên vay không trả được nợ và cố tình không trả nợ, ngân hàng khởi kiện, tòa án tuyên ngân hàng có quyền xử lý tài sản của người thứ ba để thu hồi nợ. Giao dịch thế chấp nhà đất của người thứ ba để bảo đảm khả năng vay vốn cho người đi vay hiện đang được tòa án cấp huyện, cấp tỉnh công nhận hợp pháp là một kẽ hở để cho người đi vay và ngân hàng lợi dụng, thông qua giao dịch vay vốn theo cách thế chấp tài sản của người thứ ba lấy tiền của ngân hàng rồi không trả nợ, đẩy trách nhiệm trả nợ cho bên thứ ba. Nhưng không có bất kỳ quy định nào, sau khi bên thứ ba trả nợ thay cho người vay, người vay phải có nghĩa vụ hoàn trả lại cho người thứ ba.
"Một số vụ nợ xấu, ngân hàng ủy quyền cho đơn vị có chức năng thu hồi công nợ, hoặc bán nợ. Những đơn vị này có đội quân hùng hậu tập hợp nhiều đối tượng dạng xăm trổ, bặm trợn, dùng thủ đoạn đe doạ dùng chất bẩn để "khủng bố" khách hàng dạng "xã hội đen". Việc thuê những đơn vị này sẽ khó tránh khỏi tình trạng va chạm và có những rủi ro nhất định"- Luật sư Nguyễn Anh Tuấn nói.
Hàng loạt ngân hàng có nợ xấu tăng trong quý 1/2020 Không chỉ nợ xấu nội bảng tăng mà việc xử lý tài sản đảm bảo và nợ tại VAMC cũng chậm lại trong quý 1 năm nay ở nhiều ngân hàng. Đã có hơn 10 ngân hàng công bố báo cáo tài chính quý 1/2020. Trong khi năm ngoái tăng đồng đều, bức tranh lợi nhuận quý 1 năm nay lại rất nhiều...