Xử lý nghiêm trường hợp lợi dụng dịch COVID-19 để tăng giá thuốc
Ngày 28/9, Sở Y tế Đồng Nai cho biết, đơn vị vừa ban hành văn bản về việc tăng cường công tác quản lý, sử dụng thuốc dùng trong phòng, chống COVID-19, trong đó tập trung xử lý nghiêm những trường hợp lợi dụng dịch bệnh để tăng giá thuốc bất hợp lý.
Người dân mua thuốc trị bệnh thông thường tại một nhà thuốc trên địa bàn TP.Biên Hòa. Ảnh minh họa: baodongnai.com.vn
Theo Sở Y tế Đồng Nai, thời gian qua, các cơ sở sản xuất, bán buôn, bán lẻ thuốc trên địa bàn tỉnh đã tích cực tham gia, phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng, đơn vị liên quan triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, từ đó có nhiều đóng góp tích cực, hỗ trợ cho cộng đồng, cung cấp kịp thời thuốc phục vụ cho công tác phòng, chống dịch. Tuy nhiên, vừa qua, Sở Y tế nhận được nhiều phản ánh từ người dân về hiện tượng một số tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc dùng trong phòng, chống dịch COVID-19 không rõ nguồn gốc, thuốc giả; lợi dụng tình hình dịch bệnh ngày càng phức tạp để tăng giá thuốc bất hợp lý nhằm trục lợi.
Do đó, Giám đốc Sở Y tế Phan Huy Anh Vũ đề nghị các cơ sở sử dụng thuốc, cơ sở sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ thuốc trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc; tuân thủ đầy đủ các quy định về thông tin, quảng cáo thuốc, thực hiện bình ổn giá các loại thuốc dùng trong phòng, chống dịch COVID-19. Các cơ sở không được lợi dụng tình hình dịch bệnh để tăng giá thuốc bất hợp lý nhằm trục lợi.
Sở Y tế Đồng Nai đề nghị Trung tâm Kiểm nghiệm tỉnh Đồng Nai tăng cường lấy mẫu kiểm tra chất lượng đối với các thuốc dùng trong phòng, chống COVID-19. Thanh tra Sở Y tế, Phòng Y tế các huyện, thành phố phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường thanh, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật trong sản xuất, kinh doanh, thông tin, quảng cáo các thuốc dùng trong phòng, chống dịch; xử lý nghiêm các trường hợp kinh doanh thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ, thông tin, quảng cáo thuốc không đúng quy định, quảng cáo quá công dụng của thuốc, tăng giá thuốc bất hợp lý.
Video đang HOT
Theo Sở Y tế Đồng Nai, từ đầu đợt dịch thứ 4 đến hết ngày 28/9, toàn tỉnh ghi nhận hơn 47.100 ca mắc COVID-19; trong đó có gần 25.200 bệnh nhân được điều trị khỏi và xuất viện, 437 trường hợp tử vong.
Tổng cục Lâm nghiệp chỉ đạo nóng về 2 vụ phá rừng ở Bình Định
Tổng cục Lâm nghiệp đề nghị Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định chỉ đạo kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan 2 vụ phá rừng ở tỉnh này.
Ngày 22/9, ông Trần Văn Phúc, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định xác nhận, Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT) đã có văn bản đề nghị tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn Bình Định.
Vụ phá rừng ở xã Tây Thuận, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định có dấu hiệu tội phạm (Ảnh: Hạt Kiểm lâm Tây Sơn).
Theo Tổng cục Lâm nghiệp đánh giá, thời gian qua, công tác quản lý bảo vệ rừng tại tỉnh Bình Định được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo và đã có chuyển biến tích cực.
Tuy nhiên, gần đây tình trạng lấn chiếm, phá rừng tự nhiên, khai thác lâm sản trái pháp luật còn diễn ra ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh.
Đặc biệt là vụ lấn chiếm, phá rừng phòng hộ ven biển để làm nhà máy điện năng lượng mặt trời tại xã Mỹ An (huyện Phù Mỹ) và vụ phá rừng tự nhiên tại xã Tây Thuận (huyện Tây Sơn).
Tổng cục Lâm nghiệp đề nghị Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định chỉ đạo lực lượng kiểm lâm phối hợp với các cơ quan chức năng ở địa phương kiểm tra, xác định diện tích rừng bị thiệt hại của các vụ phá rừng trái pháp luật xảy ra tại huyện Phù Mỹ và huyện Tây Sơn.
"Nếu xác định có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự thì củng cố hồ sơ, chuyển Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát xem xét xử lý đúng theo quy định của pháp luật", văn bản Tổng cục Lâm nghiệp nêu rõ.
Dư luận hết sức phẫn nộ khi vụ việc doanh nghiệp phá "nhầm" hơn 5,26 ha rừng tại xã Mỹ An (huyện Phù Mỹ) để làm nhà máy điện mặt trời chỉ bị đề xuất xử phạt hành chính.
Tổng cục Lâm nghiệp cũng chỉ đạo các đơn vị chủ rừng, cơ quan Kiểm lâm phối hợp với địa phương tăng cường các biện pháp bảo vệ rừng, mở các đợt cao điểm kiểm tra, truy quét đối tượng phá rừng, khai thác rừng trái phép tại các khu vực trọng điểm, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi xâm hại rừng.
Chỉ đạo kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan để xảy ra tình trạng phá rừng trong thời gian qua nhưng không phát hiện, ngăn chặn kịp thời.
Như Dân trí đã thông tin, cuối tháng 8 vừa qua, lực lượng kiểm lâm và UBND xã Tây Thuận (huyện Tây Sơn) tổ chức kiểm tra tại khu vực rừng có tục danh Hòn Bình thuộc tiểu khu 248, xã Tây Thuận. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện một vụ phá rừng trái pháp luật với diện tích hơn 5 ha.
Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định nhận định, đây là vụ vi phạm phá rừng trái pháp luật, diện tích vượt khung xử phạt vi phạm hành chính, có dấu hiệu tội phạm.
Nếu Đồng Nai chạm mốc 50.000 ca COVID-19, F1 sẽ cách ly tại nhà Sở Y tế Đồng Nai vừa triển khai thực hiện phương án phòng chống COVID-19 đáp ứng tình huống trên địa bàn có 50.000 ca mắc. Trong đó, áp dụng cách ly F1 tại nhà, nơi lưu trú trên phạm vi toàn tỉnh. Nếu chạm mốc 50.000 ca, Đồng Nai sẽ cho cách ly F1 tại nhà, thu hồi các cơ sở cách...