Xử lý nghiêm sai phạm để tăng hiệu quả đầu tư công
Chuyên gia khuyến nghị Chính phủ cần làm tốt khâu thẩm định và quyết định đầu tư công, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân gây thất thoát, lãng phí.
Đầu tư công còn lãng phí, thất thoát, hiệu quả thấp
Kể từ khi bắt đầu triển khai tái cơ cấu đầu tư công vào năm 2011, đến nay, đầu tư công đã đạt được một số kết quả tích cực. Tuy nhiên, cơ cấu chậm thay đổi, tình trạng lãng phí, thất thoát còn phức tạp, hiệu quả đầu tư còn thấp so với yêu cầu. Để hạn chế tình trạng này, ngoài siết chặt đầu tư công hơn nữa trên cơ sở thực hiện nghiêm Luật Đầu tư công, đã đến lúc phải gắn chặt trách nhiệm của người đứng đầu, người quyết định đầu tư.
Dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông chậm tiến độ, đội vốn gần 7000 tỷ đồng.
Theo các chuyên gia kinh tế, nguyên nhân chính của việc lãng phí ngân sách nằm ở cơ chế đầu tư và phê duyệt dự án. Từ trước đến giờ, việc phê duyệt dự án chỉ phụ thuộc vào ý nghĩa riêng của dự án đó, chứ chưa nằm trong tổng thể quốc gia.
Theo ông Huỳnh Thế Du, Giám đốc Chương trình đào tạo kinh tế Fullbright, “để có các dự án, các khoản đầu tư công hiệu quả thì tiêu chí hiệu quả được đánh giá đầu tiên. Chẳng hạn, nói các mục tiêu về xã hội thì phải ước tính ra lợi ích của nó là bao nhiêu, ví dụ như giải quyết công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo là bao nhiêu chứ không thể nói một câu là vì các mục tiêu xã hội mà thực hiện dự án. Có nghĩa là phải sử dụng tỷ suất sinh lợi của dự án, nếu tổng lợi ích lớn hơn chi phí thì mới làm. Cơ chế hiện tại thì một nguồn ngân sách rất lớn cho đầu tư công đang được tập trung cho vùng sâu, vùng xa tỷ lệ quá cao nên tạo ra sự kém hiệu quả”.
Video đang HOT
Trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, lần đầu tiên Chính phủ (trực tiếp là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã có giải pháp khắc phục tình trạng kế hoạch đầu tư công bị “cắt khúc” từng năm, chuyển sang xây dựng được kế hoạch đầu tư trung hạn 5 năm và chuyển từ cân đối vốn hằng năm sang cân đối trung hạn 5 năm cả ở tầm quốc gia và các cấp chính quyền địa phương. Chính phủ cũng xác định kế hoạch đầu tư 5 năm tới là tập trung ưu tiên cho các dự án trọng điểm, tiếp tục đầu tư cho dự án chưa hoàn thành và kiên quyết không bố trí vốn cho dự án chưa cấp thiết.
Theo báo cáo của Chính phủ, dự kiến tổng kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách giai đoạn 2016-2020 là 2 triệu tỷ đồng. Trong đó, ngân sách cho đầu tư công chỉ đáp ứng được 37%, phần còn lại huy động từ xã hội. Trong khi đó, nhìn vào thực trạng nền kinh tế nước ta, hiện có rất nhiều áp lực, ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch đầu tư công, đặc biệt là những dự án liên quan đến phát triển hạ tầng. Đó là vấn đề nợ công đã đến ngưỡng; nguồn thu từ xuất khẩu có dấu hiệu tăng chậm lại. Ngoài ra, do dư địa tăng trưởng kinh tế từ tài nguyên, nguồn nhân lực giá rẻ cơ bản bão hòa nên việc siết lại kỷ cương đầu tư công là cấp thiết.
Cần giải pháp căn bản hơn
Ông Đặng Đức Anh, Trưởng Ban Phân tích và Dự báo, Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho rằng: “Trong thời gian tới, chúng ta cần giải pháp căn bản hơn trong việc tăng cường hiệu quả đầu tư công, qua đó, gián tiếp góp phần giảm tỷ lệ nợ công, bởi vì trong cấu phần nợ công chủ yếu là do tăng phần bội chi ngân sách, bội chi ngân sách lại dùng cho đầu tư công. Như vậy, chúng ta tăng được hiệu quả của đầu tư công thì sẽ giảm được phần bội chi ngân sách và qua đó, giảm được nợ công”.
Bảo tàng Hà Nội hiệu quả sử dụng thấp sau gần 5 năm đi vào hoạt động.
Thực tế, việc lập, phê duyệt tổng mức đầu tư các dự án hiện nay còn bị buông lỏng, nhiều trường hợp xây dựng dự án với tổng mức đầu tư quá lớn, dư thừa công suất, gây lãng phí, thất thoát nguồn lực. Ông Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế cho rằng, nếu trách nhiệm giải trình chỉ dừng lại ở việc giải thích đúng quy trình là xong sẽ kéo theo hiện tượng trốn tránh trách nhiệm. Việc công khai thông tin về đầu tư công mà không đi kèm với trách nhiệm giải trình sẽ không mang lại hiệu quả. Do đó, thời gian tới, Chính phủ cần làm tốt khâu thẩm định và quyết định đầu tư cũng như xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân để xảy ra thất thoát, tham nhũng trong các dự án đầu tư công.
Ông Ánh cho rằng, “trước nay chúng ta hay gắn vấn đề về quyền và trách nhiệm, tuy nhiên, dường như quyền thì giao quá lớn và khi xảy ra hậu quả thì không có ai chịu trách nhiệm. Do đó, vấn đề lớn nhất phải xử lý đầu tư công không hiệu quả hay lãng phí, thất thoát là quản lý nhà nước cần phải tăng cường và gắn giữa quyền với trách nhiệm. Chỉ có thế thì mới đảm bảo được sẽ không có những dự án thiếu hiệu quả hay giả định có dự án thiếu hiệu quả thì sẽ có cách xử lý phù hợp”.
Vai trò của đầu tư công vô cùng quan trọng để xây dựng nền tảng cơ sở hạ tầng của mỗi quốc gia. Song, vấn đề đặt ra là hiệu quả đầu tư công cần được cải thiện để nâng cao hiệu quả, tránh lãng phí, thất thoát. Bên cạnh đó, cần loại bỏ bệnh thành tích trong lĩnh vực đầu tư công gắn trách nhiệm người đứng đầu với mỗi dự án đầu tư công và chuyển giao dần các lĩnh vực đầu tư mà tư nhân có thể tham gia.
(Theo VOV)
Ứng trước vốn 5 năm thanh toán nợ cho các công trình khẩn cấp của Tcty Đường sắt
Theo tin từ Văn phòng Chính phủ ngày 22/11, Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến chỉ đạo về việc thực hiện các công trình khẩn cấp của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
Thủ tướng đồng ý dùng vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn để thanh toán nợ xây dựng 3 cầu mới
Cụ thể, về việc thanh toán nợ khối lượng đã hoàn thành của các công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, Thủ tướng Chính phủ đồng ý ứng trước kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 của Bộ Giao thông vận tải (Tổng công ty Đường sắt Việt Nam) là 471,149 tỷ đồng cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam để thanh toán nợ khối lượng hoàn thành của Công trình xây dựng mới 3 cầu theo lệnh khẩn cấp.
Các công trình này gồm: Cầu Đồng Nai, cầu Tam Bạc, và cầu Thị Cầu và Công trình xây dựng các hạng mục công trình thuộc giai đoạn II Kế hoạch 1856 theo lệnh khẩn cấp. Thủ tướng đã giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xử lý cụ thể theo quy định.
Cũng theo nguồn tin trên, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 của Bộ Giao thông vận tải để hoàn trả số vốn ứng trước nêu trên theo đúng quy định.
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chịu trách nhiệm toàn diện về nội dung báo cáo giá trị khối lượng hoàn thành của 2 công trình trên; đảm bảo quản lý, sử dụng số vốn được giao đúng mục đích, đối tượng và quy định hiện hành.
Về một số cầu đặc biệt yếu trên tuyến đường sắt Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông vận tải ưu tiên bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 của Bộ Giao thông vận tải để xây dựng 6 cầu và gia cố, xây trụ chống va cho 2 cầu.
Cùng ngày, Thủ tướng đã có ý kiến chỉ đạo về cơ chế đặc thù đầu tư xây dựng một số công trình cấp bách nhằm giảm ùn tắc giao thông tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, thành phố Hồ Chí Minh.
Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ đồng ý UBND Thành phố Hồ Chí Minh triển khai thực hiện 2 dự án gồm xây dựng cầu vượt tại nút giao thông đường Trường Sơn và Nút giao thông Nguyễn Thái Sơn - Nguyễn Kiệm theo lệnh khẩn cấp, cấp bách (theo quy định tại khoản 2, Điều 43, Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ).
Thủ tướng Chính phủ giao UBND Thành phố Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm toàn diện về việc lựa chọn nhà thầu đủ năng lực và kinh nghiệm; đồng thời chỉ đạo thực hiện chặt chẽ, tiết kiệm, không để thất thoát lãng phí, tiêu cực, bảo đảm tuyệt đối an toàn giao thông (cả trong quá trình thi công và khai thác) và đáp ứng yêu cầu về chất lượng, tiến độ, hiệu quả công trình, đúng các quy định hiện hành.
Hà Nguyễn
Theo Dantri
Thủ tướng: Mong TPHCM "đồng cam cộng khổ" cùng cả nước Trước những bày tỏ của lãnh đạo TPHCM cho rằng việc cắt giảm tỷ lệ giữ lại từ 23% xuống còn 18% sẽ khiến địa phương này gặp khó, Thủ tướng cho biết, vấn đề này đã được tính toán rất kỹ; đồng thời mong muốn, TPHCM thông cảm, cùng đồng cam cộng khổ với cả nước. Thông tin từ Văn phòng Chính...