Xử lý nghiêm hành vi ngăn cấm thuê bao chuyển mạng giữ số
Tuy đã vượt mục tiêu đặt ra về tỷ lệ chuyển mạng giữ số, vẫn còn gần 4,5% thuê bao bị từ chối sai khi thực hiện dịch vụ này.
Các thuê bao mạng di động tại Việt Nam chính thức được chuyển mạng, giữ nguyên số (gọi tắt là dịch vụ MNP) từ tháng 11/2018. Sau hơn 2 năm, theo số liệu của Cục Viễn thông, Bộ Thông tin & Truyền thông, đã có gần 2 triệu thuê bao thực hiện thành công.
Chỉ khoảng 2% thuê bao yêu cầu chuyển mạng giữ số
Cụ thể, theo số liệu được công bố tới ngày 7/12, đã có tổng cộng 1.957.040 thuê bao chuyển mạng giữ số thành công. Số lượng thuê bao đăng ký MNP là 2.777.582.
Chính sách chuyển mạng giữ số gần như không gây ảnh hưởng tới số lượng thuê bao của các nhà mạng lớn.
Nếu bỏ qua các thuê bao không đủ điều kiện (không hoạt động 2 chiều, đăng ký sai thông tin, nợ cước…), tỷ lệ thành công đạt 92,9%, cao hơn mục tiêu đặt ra là 90%, theo Báo cáo tổng kết năm 2020 của Cục Viễn thông.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thuê bao bị từ chối MNP sai. Từ tháng 6/2019 – 12/2020, có 4,49% lượng thuê bao bị từ chối sai.
Cũng theo số liệu từ Cục Viễn thông, hết tháng 11 cả nước có 130,77 triệu thuê bao. Như vậy, có thể thấy chỉ khoảng 2% số thuê bao có nhu cầu chuyển mạng giữ số, và tỷ lệ MNP thành công là 1,4%.
Viettel là nhà mạng nhận được nhiều yêu cầu chuyển mạng nhất, cả ở chiều đi lẫn đến. Đáng chú ý là cả 3 nhà mạng lớn (Viettel, Vinaphone và MobiFone) đều “lãi” về số lượng thuê bao chuyển đến.
Video đang HOT
Trong khi đó, nhà mạng Vietnamobile có tỷ lệ thuê bao đăng ký chuyển đi (409.734) cao hơn hẳn so với chuyển đến (25.047), tính đến ngày 20/12.
Cần tạo điều kiện thuận lợi để người dùng chuyển mạng
Tại Hội nghị sơ kết 2 năm triển khai dịch vụ MNP, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm cho rằng các nhà mạng cần xử lý tạo điều kiện cho khách hàng chuyển mạng, giữ số.
“Nhà mạng cũng cần xem xét giảm điều kiện chuyển mạng để tạo thuận lợi hơn nữa cho người dùng, và xử lý nghiêm hành vi ngăn cấm thuê bao chuyển mạng”, Thứ trưởng Phan Tâm cho biết.
Ngoài ra, Thứ trưởng Phan Tâm giao Cục Viễn thông tiếp tục đảm bảo trung tâm chuyển mạng vận hành trơn tru, không bị gián đoạn, củng cố phương án dự phòng cho các tình huống bất khả kháng và làm việc để các nhà mạng khác tham gia thêm vào dịch vụ MNP.
Đối với các doanh nghiệp, nhà mạng cần chuyển đổi số để tự động hóa 100% quy trình chuyển mạng, cho phép thuê bao chuyển mạng giữ số online và giảm thời gian chuyển mạng xuống chỉ còn 1 ngày.
Đại diện của Bộ TT&TT cho biết sẽ xử lý nghiêm hành vi ngăn người dùng chuyển mạng giữ số.
Dịch vụ chuyển mạng viễn thông di động mặt đất giữ số thuê bao (MNP) cho phép một thuê bao di động của một nhà mạng cung cấp dịch vụ thông di động mặt đất này trở thành thuê bao di động của một nhà mạng cung cấp dịch vụ thông di động mặt đất của nhà mạng khác và giữ nguyên số thuê bao.
Năm 2018, trong họp báo về chính sách chuyển mạng giữ nguyên số, đại diện Bộ TT&TT cho rằng Bộ đã tính đến yếu tố tác động thị trường khi cho phép thực hiện chính sách này.
Theo kinh nghiệm quốc tế, khi chính sách này được áp dụng tại mỗi quốc gia cũng có đặc thù khác nhau. Tuy nhiên, thông thường trong những ngày đầu chuyển mạng sẽ có dao động rất lớn, sau sẽ bình ổn lại. Tỷ lệ thuê bao chuyển mạng trên thế giới khoảng dưới 5%.
Nhà mạng nói gì khi nghị định chống tin nhắn rác, cuộc gọi rác có hiệu lực?
Tin nhắn hay cuộc gọi rác luôn là vấn đề đau đầu cho các chủ thuê bao cũng như nhà quản lý bao năm qua, nay đã có nghị định và thông tư nhằm giải quyết triệt để vấn đề này.
Theo số liệu tính tới hết tháng 6.2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam hiện có 126,95 triệu thuê bao di động, giảm 6,9 triệu so với cùng kỳ năm trước. Điều này phần nào cho thấy tính hiệu quả trong chính sách siết chặt quản lý thuê bao di động trong nước thời gian qua để ngăn chặn tình trạng số ảo, sim rác tràn lan.
Dù giảm đáng kể lượng sim rác tràn lan trên thị trường, vấn nạn tin nhắn rác, cuộc gọi rác vẫn tồn tại và tấn công người dùng di động hằng ngày. Các tin nhắn, cuộc gọi chào mời dịch vụ, quảng cáo từ những đầu số không mong muốn liên tục quấy nhiễu người dùng. Cuối tháng 6 vừa qua, Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã có văn bản gửi nhà mạng về việc ngăn chặn cuộc gọi rác. Doanh nghiệp viễn thông thống nhất triển khai biện pháp kỹ thuật để bảo vệ quyền lợi cho các khách hàng của mình.
Tin nhắn rác, tin quảng cáo không mong muốn vẫn tấn công người dùng mỗi ngày dù đã có nhiều quy định quản lý
Chỉ trong tháng 7 và 8.2020, ba nhà mạng lớn nhất thị trường là Viettel, VinaPhone và MobiFone đã chặn thành công 18.329 thuê bao phát tán cuộc gọi rác, tiến hành khóa chiều gọi đi đối với thuê bao nội mạng và khóa gọi đến với thuê bao liên mạng.
Nghị định 91 về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác và cuộc gọi rác được ban hành ngày 14.8.2020 và có hiệu lực từ ngày 1.10.2020 một lần nữa khẳng định quyết tâm "quét" sự phiền toái không mong đợi cho các chủ thuê bao di động. Nghị định đưa ra nhiều biện pháp quản lý mới nhằm hạn chế tin nhắn, thư điện tử, cuộc gọi rác, đồng thời thúc đẩy thị trường quảng cáo hợp pháp qua các hình thức liên lạc qua tin nhắn, thư điện tử, cuộc gọi.
Mức phạt hành chính từ 5 triệu đồng tới 100 triệu đồng được áp dụng tùy theo mức độ vi phạm của việc gửi thông tin rác, đồng thời sẽ tiến hành thu hồi số điện thoại. Các doanh nghiệp viễn thông, internet không thực hiện biện pháp để ngăn chặn hành vi phát tán nội dung rác, không hỗ trợ người dùng ngăn chặn tình trạng này sẽ chịu phạt cao nhất tới 170 triệu đồng.
Nghị định 91 ra đời để thay thế cho Nghị định 90/2008/NĐ-CP và Nghị định 77/2012/NĐ-CP về chống thư rác. Trước đó cũng đã có những thông tư liên quan tới việc xử lý vấn nạn này với các quy định và mức phạt cụ thể khác nhau. Tuy nhiên vẫn thiếu những quy phạm pháp luật để quy định cụ thể cũng như tính khả thi. Tới trước thời điểm có Nghị định 91, việc phát tán tin nhắn rác, cuộc gọi rác tới người dùng vẫn diễn ra đều đặn.
Thậm chí, theo quy định tại Thông tư 17/2016/TT/BTTTT, việc gửi tin nhắn quảng cáo phải được sự đồng ý của người dùng, tuy nhiên thực tế vẫn có những tổng đài "ngoan cố" tiếp tục nhắn tin tới thuê bao dù trước đó đã từ chối nhận tin quảng cáo từ tổng đài này. Một số chủ thuê bao chia sẻ, việc họ thường xuyên phải làm trong khoảng một tháng đầu sử dụng thuê bao mới không phải là thông báo cho người thân, bạn bè hay đối tác về số điện thoại này mà là nhắn tin từ chối quảng cáo từ các tổng đài dịch vụ khác nhau.
Thời gian qua xuất hiện thêm hình thức spam mới: gửi tin rác quảng cáo qua dịch vụ iMessage (trên thiết bị của Apple) khiến người dùng khó chặn
Ông Nguyễn Khắc Lịch, Phó cục trưởng Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết nhiều người dùng phản ánh cuộc gọi quảng cáo xuất hiện ngày càng nhiều, kể cả cuộc gọi lừa đảo, trừ cước nhưng trước đây chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định với đối tượng này. Nghị định 91 có thêm một "điểm sáng" khi lần đầu đưa ra định nghĩa về "cuộc gọi rác" cũng như biện pháp quản lý đối với hình thức này, từ đó lấp lỗ hổng trong quy định về ngăn chặn cuộc gọi rác.
Tính khả thi của Nghị định 91 vẫn cần thời gian để có kết quả cụ thể, nhưng trước mắt sẽ có một số ngành như du lịch, bất động sản, bảo hiểm hay bán hàng qua điện thoại (telesale) chịu tác động. "Nếu nghị định được thực hiện một cách nghiêm túc, chắc chắn sẽ có nhiều doanh nghiệp đang tìm kiếm khách hàng nhờ các hình thức quảng cáo qua điện thoại chịu ảnh hưởng", đại diện một công ty bất động sản chia sẻ.
Do trước đây từng có nhiều quy định quản lý về tin nhắn rác nhưng hiệu quả thực tế chưa đáng kể, một số chuyên gia viễn thông cho rằng đây sẽ là cuộc chiến "dài hơi" cho các nhà quản lý cũng như nhà mạng nếu muốn chấm dứt tình trạng này. "Bằng cách này hay các khác, các đối tượng phát tán tin rác từng lách luật thành công để thực hiện hành vi của mình những năm qua thì không thể khẳng định việc ngăn chặn sẽ thành công 100% ngay sau khi Nghị định 91 có hiệu lực. Có thể thị trường sẽ chùng xuống, tin rác, cuộc gọi rác ít hơn trong thời gian đầu, 'tạm lắng' để chờ tình hình yên ổn nhưng về lâu về dài thì vẫn cần cơ quan quản lý làm triệt để", một chuyên gia chia sẻ.
Người dùng cũng có thể chủ động phối hợp với cơ quan chức năng bằng cách phản ánh, gửi bằng chứng tới hệ thống tiếp nhận thông qua đầu số 5656 của Cục An toàn thông tin. Các thông tin, dữ liệu từ hệ thống và nguồn khác sẽ được sử dụng để điều phối xử lý, ngăn chặn rác viễn thông.
Đối với người dùng smartphone, thông thường nhà sản xuất sẽ kèm tính năng chặn những số lạ hoặc lọc tin nhắn không mong muốn ngay trong phần cài đặt của hệ điều hành trên máy. Nếu muốn những bộ lọc tốt hơn, ví dụ lọc theo nội dung, lọc từ khóa... người dùng có thể tải thêm ứng dụng trên kho phần mềm (App Store của iOS hoặc Play Store của Android) và tự cài đặt để không phải nhận thông báo từ các tổng đài, số điện thoại lạ hoặc chứa nội dung đã cài trong bộ lọc.
Chia sẻ với Thanh Niên, các nhà mạng Viettel, MobiFone và VinaPhone đều khẳng định, Nghị định số 91 về chống thư rác, tin nhắn rác và cuộc gọi rác vừa ban hành sẽ giải quyết được vấn nạn đang gây bức xúc cho người dùng di động hiện nay.
Theo đại diện Viettel, Nghị định số 91 sẽ góp phần nâng cao ý thức của những người sử dụng điện thoại di động cũng như các doanh nghiệp đang sử dụng công cụ này để quảng bá các sản phẩm dịch vụ của mình. Những người sử dụng dịch vụ di động và các doanh nghiệp quảng cáo họ sẽ phải cân nhắc về các cuộc gọi và SMS của mình gửi đi mà người nhận có thể không mong muốn.
Trong khi đó, nhà mạng VinaPhone cho biết khi Nghị định số 91 được triển khai, sẽ giúp nhà mạng định danh rõ ràng cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng tiếp cận đến các khách hàng. Với việc định danh rõ ràng, người sử dụng dịch vụ di động có thể chọn nhận hoặc từ chối các nội dung quảng cáo. Ngoài ra, nó cũng sẽ là cơ sở quan trọng để các nhà mạng bảo vệ khách hàng.
Tịch thu 6.900 SIM vi phạm của cả bốn nhà mạng Bộ TT&TT tịch thu 6.900 SIM của Vinaphone, Viettel, MobiFone, Vietnamobile do vi phạm đã được đăng ký thông tin thuê bao, kích hoạt sẵn dịch vụ. Hôm nay (4/6), Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tổ chức hội nghị tổng kết thanh tra diện rộng quản lý thông tin thuê bao di động. Tại hội nghị, ông Đỗ Đình...