Xử lý ngân hàng mập mờ gây khó hiểu cho người vay từ gói 30.000 tỷ đồng
Trước thông tin phản ánh về việc khách hàng vay vốn Chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở (gói 30.000 tỷ đồng) bất ngờ và lo lắng khi biết số tiền giải ngân sau ngày 1-6-2016 sẽ chịu lãi suất vay thương mại, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) vừa có ý kiến phản hồi.
Việc nội dung hợp đồng tín dụng của một số ngân hàng còn mập mờ, khách hàng chưa hiểu rõ, NHNN sẽ thực hiện kiểm tra tra ngay
Nguồn lực có hạn
Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02/NQ-CP là giải pháp quan trọng của Chính phủ trong giai đoạn thị trường bất động sản khó khăn cũng như tạo điều kiện cho người dân có thu nhập thấp, thu nhập trung bình có điều kiện cải thiện về nhà ở.
Đến nay về cơ bản Chương trình đã đạt được các mục tiêu đề ra, chính sách này đã phát huy tác dụng, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ đến thị trường bất động sản, thị trường đã phục hồi và phát triển khởi sắc. Trong điều kiện nguồn lực có hạn, sự hỗ trợ của Nhà nước chỉ nên có tính chất thời điểm, không kéo dài sự hỗ trợ cho một đối tượng.
Thời gian giải ngân tái cấp vốn thực hiện Chương trình hỗ trợ 30.000 tỷ đồng đã được NHNN tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng nhằm đảm bảo cân đối chung về nguồn vốn, tập trung vốn tín dụng đầu tư cho các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ và chính sách tiền tệ của NHNN.
Video đang HOT
Tại Thông tư 11/2013/TT-NHNN quy định, NHNN thực hiện tái cấp vốn để hỗ trợ cho các ngân hàng cho vay hỗ trợ nhà ở theo quy định. Việc giải ngân cho vay hỗ trợ nhà ở của ngân hàng đối với khách hàng từ nguồn tái cấp vốn của NHNN kết thúc khi NHNN giải ngân hết số tiền tái cấp vốn, nhưng tối đa là 36 tháng kể từ ngày thông tư này có hiệu lực. Theo đó, NHNN sẽ dừng tái cấp vốn khi giải ngân hết số tiền (khoảng 30.000 tỷ đồng) nhưng tối đa là 36 tháng kể từ ngày thông tư có hiệu lực (ngày 1-6-2013).
“Như vậy ngay từ đầu Chương trình NHNN đã quy định rất rõ về thời hạn kết thúc giải ngân tái cấp vốn cho vay hỗ trợ nhà ở, lãi suất vay ưu đãi cũng như trong quá trình thực hiện NHNN đã liên tục đăng tải quy định, hướng dẫn cụ thể để doanh nghiệp, người dân được biết”, NHNN nhấn mạnh.
Sẽ kiểm tra ngay hợp đồng tín dụng mập mờ
Trước thắc mắc cho rằng, khách hàng vay vốn từ gói 30.000 tỷ đồng chỉ được hưởng lãi suất vay ưu đãi trong 3 năm đầu tiên, thời gian vay vốn còn lại chịu lãi suất vay thương mại thông thường, NHNN khẳng định: “NHNN đã quy định rất rõ về thời gian áp dụng mức lãi suất cho vay ưu đãi hỗ trợ nhà ở. Theo đó đối với phần dư nợ được giải ngân từ ngày 1-6-2016 trở về trước được hưởng lãi suất vay ưu đãi của Chương trình trong suốt toàn bộ thời gian khách hàng vay vốn (tối đa 15 năm)”.
Về thông tin cho rằng, một số khách hàng vay vốn mặc dù đã ký hợp đồng tín dụng nhưng không hiểu rõ nội dung về thời hạn áp dụng lãi suất vay ưu đãi, NHNN cho biết, các ngân hàng cho vay có trách nhiệm đưa các quy định về thời hạn cho vay, mức lãi suất… vào nội dung hợp đồng tín dụng để thỏa thuận, ký kết với khách hàng. Việc nội dung hợp đồng tín dụng của một số ngân hàng còn mập mờ, khách hàng chưa hiểu rõ, NHNN sẽ thực hiện kiểm tra tra ngay, yêu cầu ngân hàng thương mại báo cáo và có biện pháp xử lý phù hợp.
Theo_An ninh thủ đô
Gói 30.000 tỷ có thời hạn giải ngân đến bao giờ?
Thời hạn giải ngân gói 30 ngàn tỷ tối đa là 36 tháng kể từ ngày Thông tư quy định về cho vay hỗ trợ nhà ở có hiệu lực (1/6/2013), vậy hết 30/5/2016 là dừng giải ngân?
Thông tư quy định về cho vay hỗ trợ nhà ở (TT11/2013) do Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Đồng Tiến ký, nêu rõ Ngân hàng Nhà nước thực hiện tái cấp vốn để hỗ trợ cho các ngân hàng cho vay hỗ trợ nhà ở theo quy định tại thông tư này.
Việc giải ngân cho vay hỗ trợ nhà ở của ngân hàng đối với khách hàng từ nguồn tái cấp vốn của Ngân hàng nhà nước kết thúc khi NHNN giải ngân hết số tiền tái cấp vốn, nhưng tối đa là 36 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực (từ ngày 1/6/2013).
Trong quá trình thực hiện, NHNN đã điều chỉnh nhiều quy định, cụ thể:
Từ lãi suất ban đầu 6%/năm, NHNN đã quyết định lãi suất các năm 2015, 2016 xuống 5%.
Từ 5 ngân hàng được chọn để cho vay, giải ngân gói 30 ngàn tỷ ban đầu là VCB, BIDV, Agribank, Vietinbank, Ngân hàng nhà đồng bằng sông Cửu Long, đến nay qua 2 lần điều chỉnh, NHNN đã điều chỉnh cho phép 15 ngân hàng tham gia cho vay, giải ngân gói ưu đãi này.
Thời gian vay tối đa ban đầu là 10 năm, cũng đã được NHNN điều chỉnh lên 15 năm.
Riêng về thời hạn giải ngân 36 tháng, thì lãnh đạo bộ Xây dựng, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM và nhiều doanh nghiệp bất động sản, chủ đầu tư... đã từng có các ý kiến đề xuất kiến nghị nới thời hạn giải ngân để hỗ trợ cho vay người lao động có nhu cầu nhà ở.
Về trường hợp một số khách hàng vay gói 30.000 tỷ "suýt ngất" khi nhận được thông tin, vốn giải ngân sau ngày 30/6/2016 không được tính theo lãi suất ưu đãi 5% mà áp dụng lãi suất thương mại, điều này được cụ thể trong hợp đồng của khách hàng với ngân hàng. Nhiều khách hàng ký hợp đồng mà không xem kỹ các điều khoản về lãi suất, thời gian thực hiện nên sau đó mới "ngã ngửa".
Tuy vậy, thông tin từ tháng 6/2016 sẽ dừng triển khai gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng đã xôn xao từ năm 2015.
Trước đó, trao đổi với PV Infonet về một số thông tin báo chí tin về việc từ tháng 6/2016 sẽ dừng triển khai gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng, ông Nguyễn Mạnh Hà, khi còn là Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) khẳng định là không có chuyện dừng triển khai gói này sau ngày 30/6/2016 như một số thông tin đã đưa.
Ông Hà cho biết, theo Thông tư 11 của Ngân hàng Nhà nước thì gói tín dụng 30.000 tỷ sẽ được triển khai đến ngày 30/6/2016. Nhưng sau thời gian đó, theo quy định của Luật Nhà ở hiện nay, các chính sách nhà ở xã hội sẽ tiếp tục thực hiện và được triển khai tại Ngân hàng chính sách xã hội và Ngân hàng Nhà nước cũng phải có quy định các ngân hàng thương mại dành ra một tỷ lệ tín dụng phù hợp để cho vay đối với nhà ở xã hội, chứ không phải dừng gói 30.000 tỷ.
Cũng theo ông Nguyễn Mạnh Hà, theo Nghị quyết 02, gói 30.000 tỷ có hai phần là hỗ trợ vay vốn đối với nhà ở xã hội và nhà ở thương mại. Vì thế, đối với nhà ở xã hội sẽ tiếp tục thực hiện theo Luật Nhà ở mới. Còn đối với nhà ở thương mại sẽ tùy thuộc vào thị trường, nếu thị trường khó khăn thì Nhà nước sẽ tiếp tục hỗ trợ, còn thị trường ổn định, không khó khăn thì Nhà nước sẽ xem xét không tiếp tục hỗ trợ tín dụng ưu đãi đối với nhà ở thương mại nữa.
Theo ông Hà, một số thông tin đưa việc dừng triển khai gói 30.000 tỷ là dựa theo Thông tư 11 của Ngân hàng Nhà nước. "Thông tin đó nói không rõ nên khiến người dân không hiểu", ông Hà nói.
"Đối với nhà ở xã hội thì vẫn tiếp tục dài hạn, theo quy định của Luật mới có 2 hướng: Ngân hàng chính sách xã hội sẽ triển khai tiếp tục cho vay theo chính sách mới và các tổ chức tín dụng Ngân hàng Nhà nước cũng phải quy định một số tỉ lệ nhất định để cho cá nhân, tổ chức vay đối với dự án nhà ở xã hội", ông Hà khẳng định.
Theo_24h
11.000 tỷ đồng dự trữ thanh khoản cho 3 ngân hàng giá 0 đồng "Dự trữ thanh khoản của Ngân hàng Xây dựng là 1.000 tỷ; GPBank là 3.000 tỷ và OceanBank là 7.000 tỷ. Đây là lực lượng sẵn sàng chi trả cho người dân", ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Chánh thanh tra NHNN tiết lộ. Chia sẻ về việc mua lại ngân hàng với giá 0 đồng, ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Chánh thanh tra Ngân hàng...