Xử lý hiệu quả nợ xấu của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp
Trong năm 2019, Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) đã trực tiếp mua và xử lý gần 3.000 tỷ đồng nợ xấu của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp. Doanh thu từ hoạt động mua bán xử lý nợ và tài sản là 1.785 tỷ đồng, bằng 124% so với năm 2018…
Năm 2020, DATC tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ Chính phủ giao liên quan tới tái cơ cấu nợ cấu các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, trong đó có Vinalines
Bên cạnh đó, công ty đã thực hiện tiếp nhận nợ và tài sản loại trừ tại 15 doanh nghiệp với giá trị tiếp nhận là 21,378 tỷ đồng, trong đó, tài sản là 9,897 tỷ đồng, nợ là 11,481 tỷ đồng, doanh nghiệp tự xử lý trước bàn giao là 2,803 tỷ đồng.
Kết quả giá trị thực tế thu hồi từ xử lý tài sản và thu hồi nợ đã tiếp nhận trong năm 2019 là 20,2 tỷ đồng, doanh thu từ hoạt động tiếp nhận đạt 6,057 tỷ đồng (trong đó: thu từ xử lý tài sản là 4,155 tỷ đồng, thu hồi nợ là 0,908 tỷ đồng và thu nợ do doanh nghiệp xử lý trước bàn giao là 0,994 tỷ đồng), đạt 121% kế hoạch năm 2019.
Trong quá trình hoạt động, công ty cũng gặp phải không ít khó khăn, thách thức do cơ chế hoạt động còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với những thay đổi của thị trường. Cùng với đó, những quy định chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời, dẫn đến hạn chế trong thực hiện vai trò, nhiệm vụ được giao làm giảm hiệu quả của phương án xử lý nợ của DATC.
Cùng với thị trường khó khăn, ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh hoạt động bán đấu giá tài sản bảo đảm nợ để thu hồi nợ/bán đấu giá khoản nợ nhiều lần không thành công mới đàm phán bán nợ cho DATC; do giá chào bán nợ cao (thường là 100% giá trị khoản nợ gốc và lãi) và phải giảm giá rất nhiều lần mới tiệm cận giá chào mua của DATC nên ảnh hưởng đến tiến độ, kế hoạch mua và xử lý tài chính tái cơ cấu chuyển nợ thành vốn góp.
Tuy nhiên, Công ty vẫn đạt được những kết quả xuất sắc trong năm 2019 với tổng doanh thu hơn 2.000 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế ước thực hiện: 213 tỷ đồng. So với giai đoạn 5 năm trước từ 2010 đến 2014, lũy kế giai đoạn 2015-2019, tổng doanh thu của DATC là 10,488 tỷ đồng (tăng 229% so với giai đoạn 2010-2014), tiến hành mua nợ và tài sản với tổng doanh số là 9.471 tỷ đồng (tăng hơn 442% so với giai đoạn 2010-2014), đóng góp vào ngan sách Nhà nước của DATC trong cùng giai đoạn là hơn 400 tỷ đồng.
Video đang HOT
Ngoài ra, Công ty tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ Chính phủ giao liên quan tới tái cơ cấu nợ cấu các Tập đoàn, Tổng Công ty Nhà nước, qua đó góp phần nâng cao năng lực tài chính, phục hồi hoạt động của các đơn vị để đẩy nhanh tiến độ tái cơ cấu theo đề án được Chính phủ phê duyệt gắn với việc thu hồi các khoản nợ của Chính phủ.
Năm 2020, DATC chủ động phối hợp với các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố để kịp thời tiếp nhận nợ và tài sản loại trừ tại các doanh nghiệp chuyển đổi sở hữu. Thường xuyên rà soát, phân loại nợ, tài sản là chi phí không còn hiện vật, tài sản mất mát thiếu hụt trong tiếp nhận để tiếp tục xử lý. Hoàn chỉnh hồ sơ tố tụng tại tòa, đồng thời phối hợp chặt chẽ với cơ quan thi hành án để tận thu nợ sau khi tiếp nhận từ các doanh nghiệp.
Cùng với đó, công ty sẽ đẩy mạnh hoạt động mua bán nợ, tái cơ cấu, thoái vốn… tương xứng với quy mô và năng lực, khẳng định vị trí, vai trò của mình về mua bán nợ, tái cơ cấu doanh nghiệp trên thị trường mua bán nợ Việt Nam.
Sầm Minh Hải
Đại dịch Covid-19: Các ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng ra sao?
Không chỉ các doanh nghiệp mà năm nay, hệ thống ngân hàng dự báo sẽ gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 dẫn đến lợi nhuận giảm, nợ xấu gia tăng.
Tín dụng có dấu hiệu tích cực
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, tính đến ngày 31/3/2020, dư nợ tín dụng cả nước đạt hơn 8,3 triệu tỷ đồng, tăng 1,3% so với cuối năm 2019. Mặc dù thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, song tín dụng có sự cải thiện từng tháng, cho thấy tín hiệu tích cực. Cụ thể, tín dụng tháng 1 chỉ tăng 0,1%, tháng 2 tăng 0,007% nhưng tháng 3 tăng tới 1,1%.
Còn theo phân tích của Công ty Chứng khoán SSI, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều ngân hàng đã thận trọng hơn khi giải ngân mới, nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong tương lai. Điều này được ghi nhận tại 3 ngân hàng thương mại nhà nước và hai ngân hàng thương mại là ACB và MB.
Trong khi ngược lại, một số ngân hàng như VPBank, HDBank và TPBank vẫn giữ mức tăng trưởng tín dụng cao. Trong đó, HDBank, tăng trưởng tín dụng khá cao là nhờ các thỏa thuận cho vay với một số khách hàng doanh nghiệp, đã được ký trước đó vào cuối năm 2019. Trong khi VPBank và TPBank tích cực trong việc mua trái phiếu doanh nghiệp.
Theo Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng, dự kiến năm nay, tín dụng toàn hệ thống sẽ vẫn tăng 11-14%.
Theo dự báo của NHNN, tín dụng năm nay sẽ vấn ở mức 11-14%
Trong bối cảnh các doanh nghiệp và người dân chịu thiệt hại nặng nề do dịch Covid-19, thời gian qua các ngân hàng đã tích cực có những động thái giảm lãi suất cho vay với mức giảm phổ biến 2-2,5%/năm. NHNN cũng đã ban hành Thông tư 01 yêu cầu các ngân hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid- 19
"Đến nay, tổng gói tín dụng mà ngành ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân đã lên tới hơn 300.000 tỷ đồng. Trong đó, các tổ chức tín dụng bước đầu đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho trên 52.000 khách hàng với số tiền gần 18 nghìn tỷ đồng. Đã thực hiện miễn, giảm lãi cho gần 6.500 khách hàng với dư nợ gần 126 nghìn tỷ đồng. Đã cho vay mới 65.208 tỷ đồng với 354.286 khách hàng" - Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho biết.
Ngân hàng đối mặt hàng loạt khó khăn
Dù Thống đốc NHNN khẳng định bất luận trong tình huống nào, NHNN cũng sẽ điều hành hệ thống ngân hàng cung ứng đủ vốn cho nền kinh tế", tuy nhiên trên thực tế không phải doanh nghiệp cứ muốn vay là được.
Theo chuyên gia ngân hàng, TS Cấn Văn Lực, hiện nay nhu cầu giảm lãi, cơ cấu nợ của khách hàng là quá lớn nên các ngân hàng phải khảo sát, đánh giá kỹ đúng đối tượng. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng phải tự cân đối giảm lãi, giảm phí trong khả năng tài chính của mình và dựa trên sự tín nhiệm của doanh nghiệp với ngân hàng, khả năng phục hồi của doanh nghiệp... để triển khai
TS Cấn Văn Lực cho rằng, bức tranh về hoạt động các ngân hàng trong năm nay sẽ không mấy sáng sủa. Cụ thể, hệ thống ngân hàng sẽ đối mặt 2 khó khăn lớn. Thứ nhất là nhu cầu tín dụng giảm, cùng các chương trình giảm lãi, giảm phí sẽ ảnh hưởng lớn đến doanh thu, nhất là doanh thu từ cho vay, từ lãi.
Thứ hai, nợ xấu sẽ tăng lên: Một là đối với những khoản nợ xấu hiện tại phải giãn, hoãn; Hai là các khoản cho vay mới với những điều kiện hỗ trợ như vậy cũng tiềm ẩn nợ xấu về lâu về dài.
Theo đánh giá sơ bộ của NHNN, đến nay dư nợ dự kiến bị ảnh hưởng khoảng 2 triệu tỷ đồng, chiếm 23% dư nợ toàn hệ thống, tiềm ẩn rủi ro với với hoạt động ngân hàng.
Cụ thể hơn, theo phân tích của Công ty Chứng khoán SSI, dịch Covid-19 bắt đầu trở nên phức tạp kể từ tuần thứ hai của tháng 3 nên tác động của dịch bệnh đối với kết quả kinh doanh của hầu hết các ngân hàng trong quý I không lớn, ngoại trừ một số ngân hàng lựa chọn chủ động trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trước để có thêm nguồn dự trữ trong tương lai.
Tuy nhiên, trong quý II thu nhập lãi, thu nhập từ phí và thu hồi nợ xấu giảm xuống khi các ngân hàng triển khai các gói lãi suất cho vay ưu đãi và giảm phí giao dịch và thanh toán cho doanh nghiệp, cá nhân.
SSI dự báo tỉ lệ hình thành nợ xấu sẽ cao hơn và nợ xấu gia tăng có thể bắt nguồn từ giai đoạn bùng phát dịch Covid-19 trên toàn cầu.
Đồng thời, SSI điều chỉnh dự báo lợi nhuận trước thuế đối với 10 ngân hàng quy mô lớn được nghiên cứu với mức giảm 11,1% nếu dịch bệnh được kiểm soát vào cuối quý II, và sẽ giảm tới 16,4% nếu dịch bệnh không được kiểm soát đến cuối năm 2020.
Hà Loan
Lợi nhuận Ngân hàng SCB cũng 'lệch pha' sau kiểm toán Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2019 với lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ lại "lệch pha" theo chiều hướng xấu so với báo cáo tự lập trước đó. Cụ thể, khoản mục thu nhập lãi thuần sau kiểm toán vẫn gữ nguyên ở mức 4.029 tỷ đồng....