Xử lý án liên quan người nước ngoài: Khổ vì tiếng Mông Cổ
Khi thụ lý những vụ án liên quan người nước ngoài, các cơ quan tố tụng gặp phải nhiều khó khăn trong vấn đề tương trợ tư pháp, phiên dịch. Nhất là các thứ tiếng ít gặp ở Việt Nam như Mông Cổ, Iran.
Phải mất hơn 15 tháng các cơ quan tố tụng mới xét xử được vụ án Ban Wei Bing và Ban Shan Ke – Ảnh: Đ.C.
Có vụ án kể từ khi khởi tố cho đến khi xét xử sơ thẩm xong phải mất hơn 15 tháng.
Chờ tương trợ tư pháp: quá nhiêu khê!
Theo Viện KSND Đà Nẵng, điển hình nhất có lẽ là vụ án Ban Wei Bing và Ban Shan Ke (cùng quốc tịch Trung Quốc).
Ngày 21-6-2019, hai người trên đột nhập vào trụ sở Công ty TNHH Việt Hương ( Hòa Vang, Đà Nẵng) phá két sắt, lấy trộm hơn 997 triệu đồng. Ngày 24-7-2019, cơ quan điều tra khởi tố vụ án và sau đó khởi tố bị can đối với Ban Wei Bing và Ban Shan Ke về tội trộm cắp tài sản.
Cơ quan điều tra đã gửi yêu cầu tương trợ tư pháp để xác định lý lịch bị can. Mặc dù vụ án chưa từng bị trả hồ sơ điều tra bổ sung nhưng do thời gian chờ kết quả tương trợ tư pháp kéo dài nên cơ quan điều tra, viện kiểm sát phải gia hạn thời hạn điều tra, gia hạn thời hạn truy tố.
Video đang HOT
Đến tháng 9-2020, viện kiểm sát đã nhận được kết quả trả lời ủy thác tư pháp về lý lịch của hai bị can Ban Wei Bing và Ban Shan Ke. Ngày 29-9-2020, TAND Đà Nẵng đưa ra xét xử, tuyên phạt mỗi bị cáo 14 năm tù. Như vậy, chỉ một vụ án tưởng chừng đơn giản nhưng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi hoàn thành xét xử sơ thẩm phải mất hơn 15 tháng.
Khổ vì tiếng Mông Cổ
Tương tự, ở Đà Nẵng có vụ án Baasanjav Shinebayar và Yagaazad Naranbat (cùng quốc tịch Mông Cổ) cũng kéo dài mà một trong nguyên nhân là do tiếng Mông Cổ là thứ tiếng… ít gặp ở Việt Nam.
Vào 11h ngày 26-11-2019, Baasanjav Shinebayar và Yagaazad Naranbat đến nhà thờ Con Gà (Đà Nẵng) rạch túi, lấy cắp thẻ visa của bà W., sau đó cả hai về nhà trọ để làm giả căn cước cho trùng khớp với các thông tin trên thẻ trộm cắp được. Làm xong, cả hai đến tiệm vàng dùng thẻ visa này để mua nữ trang nhưng bị công an phát hiện, bắt quả tang.
Ngày 3-12-2019, cơ quan điều tra khởi tố vụ án, khởi tố hai bị can trên để điều tra về hành vi “sử dụng mạng viễn thông, mạng Internet và phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, trộm cắp tài sản”.
Cơ quan điều tra đã gửi yêu cầu tương trợ tư pháp để xác định lý lịch bị can. Tuy nhiên, do thời gian chờ kết quả tương trợ tư pháp kéo dài nên cơ quan điều tra phải gia hạn thời hạn điều tra.
Mặt khác, tiếng Mông Cổ là thứ tiếng hiếm, ít gặp ở Việt Nam nên cơ quan điều tra phải gửi yêu cầu người phiên dịch, dịch thuật tiếng Mông Cổ đến Sở Ngoại vụ TP Đà Nẵng nhờ giúp đỡ. Tuy nhiên, ngay cả Sở Ngoại vụ TP này cũng “bó tay” vì không có người phiên dịch, dịch thuật tiếng Mông Cổ.
Viện KSND TP Đà Nẵng đã ra quyết định trả hồ sơ, yêu cầu cơ quan điều tra gửi văn bản thông báo cho Đại sứ quán Mông Cổ và Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp cử phiên dịch tiếng Mông Cổ để phiên dịch, dịch thuật các nội dung liên quan đến hai bị can trên.
Theo Viện KSND Đà Nẵng, với những khó khăn, vướng mắc trên, đơn vị đã làm báo cáo gửi cấp trên để được hướng dẫn, giải đáp.
Tội phạm nước ngoài rất ranh ma
Khi nói về vấn đề tội phạm người nước ngoài tại Việt Nam, một điều tra viên của Bộ Công an cho rằng vấn đề tội phạm người nước ngoài với nhiều vướng mắc là tình trạng chung của nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam không nằm ngoài khó khăn.
Bởi luật quy định khi xét xử tội phạm thì phải có lý lịch tư pháp, do đó nếu quốc gia nào có ký hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam thì việc ủy thác xác định lý lịch tư pháp thuận lợi, còn với các quốc gia chưa ký hiệp định tương trợ thì thời gian xác minh lý lịch tư pháp sẽ kéo dài hơn, gây khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng.
Thực tế, dù nhiều quốc gia đã ký hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam rồi nhưng dân số của họ đông, việc xác minh lý lịch những người này không dễ dàng gì nên có khi họ cũng không làm được hoặc thời gian kéo dài.
Ngoài ra, một tỉ lệ không nhỏ người nước ngoài đến Việt Nam phạm tội thường vứt hết các giấy tờ nhân thân nên khi phạm tội bị bắt thì cán bộ điều tra không thể khai thác được họ là người nước nào. Chưa kể có tra hỏi họ cũng không khai mình là người nước nào, dẫn đến rất khó khăn trong việc làm thủ tục ủy thác tư pháp.
Trong một số trường hợp xảy ra tại các thành phố lớn, thời hạn điều tra bị kéo dài nhưng không thể xác minh được lý lịch tư pháp, các cơ quan tố tụng cũng không có căn cứ nào để thả ra, do đó các cơ quan tố tụng buộc phải xin ý kiến để thống nhất cách xử lý.
Về giải pháp, vị điều tra viên này cho rằng việc xác minh lý lịch tư pháp là bắt buộc. Do đó, với quy định của pháp luật hiện hành, dù có kéo dài thời gian, vi phạm thời hạn tố tụng thì các cơ quan tố tụng vẫn phải làm chứ không thể cắt giảm đi bất cứ một khâu nào trong quy trình tố tụng.
Thực tế có khá nhiều vụ án, cơ quan tố tụng đã rất vất vả trong khâu phiên dịch. Năm 2017, Fiyoj Merhraban (quốc tịch Iran) phạm tội cướp giật tài sản. Do không tìm được người phiên dịch, cơ quan tố tụng đã phải trưng cầu phiên dịch của Đại sứ quán Iran từ Hà Nội vào TP.HCM để phiên dịch buổi làm việc với bị can, dịch thuật kết luận điều tra, cáo trạng cũng như làm phiên dịch tại phiên tòa…
Nhân viên trộm 455 lượng vàng bị phạt 10 năm tù
Nguyễn Đức Tuấn, 30 tuổi, trong 5 năm làm nhân viên tại tiệm vàng lấy trộm tổng cộng 455 lượng vàng 18K.
Ngày 22/1, Tuấn bị TAND tỉnh Quảng Nam tuyên phạt 10 năm tù về tội Trộm cắp tài sản , theo điều 173 Bộ luật Hình sự.
Nguyễn Đức Tuấn tại phiên tòa sơ thẩm chiều 22/1. Ảnh: Đắc Thành.
Theo bản án, năm 2008, Tuấn học nghề thợ kim hoàn trên đường Nguyễn Duy Hiệu, Hội An. Tháng 5/2010, khi có tay nghề, Tuấn chuyển sang làm công việc giao dịch, mua bán vàng tại cửa hàng trên phố Hoàng Diệu, cùng hệ thống của ông bà chủ.
Tuấn làm việc chăm chỉ, tính tình hiền lành nên được tin tưởng giao tự quản lý, đứng giao dịch tại quầy hàng mua bán vàng 18K. Chủ cửa hàng giám sát, quản lý qua hệ thống camera.
Trong thời gian làm việc, mỗi ngày, Tuấn lấy trộm vàng một ít vàng. Từ năm 2012 đến 2017, Tuấn lấy trộm 455 lượng vàng 18K, trị giá hơn 10 tỷ đồng nhưng chủ không biết.
Sự việc được phát giác khi Tuấn mang 230 lượng vàng ra Đà Nẵng bán thì bị phát hiện. Sau đó, Tuấn bàn giao thêm 225 lượng vàng cất giữ tại nhà.
Có 4 tiền án về tội trộm cắp vẫn tiếp tục "cuỗm" điện thoại của người khác Ngày 12-11, Phòng Cảnh sát hình sự CATP Hà Nội cho biết, đã bắt giữ đối tượng Nguyễn Văn Trưởng, SN 1990, trú tại xã Hồng Hưng, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương về hành vi trộm cắp tài sản. Trước đó, khoảng 9g30 sáng 8-11, Trưởng chạy xe ôm chở khách đến khu vực sân bóng rổ thuộc khu đô thị Times...