Xu hướng xây nhà đang gây bão trên khắp nước Mỹ
Các đơn vị nhà phụ trở thành xu hướng khi nhiều chủ nhà muốn xây dựng nơi ở cho con cái trưởng thành, cho thuê.
Hoặc đơn giản hơn, họ chán nhà to và muốn ở trong không gian ấm áp hơn.
Bruce Johnston yêu ngôi nhà mình ở Berkeley, California (Mỹ) – viên ngọc theo phong cách hiện đại do kiến trúc sư William Wurster thiết kế. Ông sở hữu nó từ năm 1977.
Johnston – bác sĩ nghỉ hưu, đồng thời là nhà sưu tập nghệ thuật – dành nhiều thập kỷ để chăm sóc ngôi nhà 4 phòng ngủ, rộng hơn 272 m2 cùng khu vườn nằm trên lô đất dốc rộng khoảng 1.300 m2.
“(Tuy nhiên), khi tôi bước sang độ tuổi giữa 70, tôi không muốn làm điều đó nữa”, Johnston (83 tuổi), cho biết. “Nhưng tôi nghĩ: ‘Tôi có thể làm gì?’ Tôi yêu khu phố này và không muốn rời đi. Tôi đã sống ở đó nhiều năm rồi”.
Vì vậy, ông quyết định di chuyển lên đồi.
Nhà mới của ông Johnston, nằm cao hơn ngôi nhà cũ khoảng 18 m, nhưng nó không hẳn là nhà. Wall Street Journal cho hay theo nghĩa đen, nó là đơn vị nhà phụ ADU (Accessory Dwelling Unit) rộng khoảng 83 m2, được xây dựng tại lô đất đã có sẵn một ngôi nhà trên đó.
Được đục vào sườn đồi và đặt trên nền móng bê tông, mái nổi căn nhà được hỗ trợ bởi cột thép chống động đất. Nó thoáng mát như ngôi nhà trên cây, với trần nhà dốc cao và cửa sổ nhìn ra ngọn đồi và bầu trời.
“Ngay khi tôi nhìn thấy ngôi nhà nhô lên khỏi mặt đất, tôi rất phấn khích, vừa ngạc nhiên vừa không tin được”, Johnston nói. “Tôi cảm thấy như mình đang sống trong căn hộ áp mái của gã giàu có nào đó”.
Thời gian gần đây, xu hướng nhà sang trọng không còn nằm ở bồn tắm, hầm rượu vang hay phòng mát xa. Thay vào đó là những đơn vị nhà thu nhỏ, được thiết kế để bổ sung cho ngôi nhà lớn trong khuôn viên.
Có nhiều lý do khiến chủ nhà muốn xây dựng đơn vị nhà phụ, như để làm nơi ở cho cha mẹ già hoặc con cái trưởng thành, làm bất động sản cho thuê tạo thêm thu nhập. Nhưng một số người thiết kế chúng chỉ để dành riêng cho bản thân.
“Nhiều người nói với tôi rằng họ sẽ hoàn thiện ADU bằng vật liệu cao cấp hơn dù có cho thuê nó hay không. Vì họ có thể sẽ sống ở đó”, Sheri Koones – người từng viết 12 cuốn sách về thiết kế nhà ở – cho hay.
Không nên nhầm lẫn ADU với nhà di động nhỏ – nơi có thể có nhà vệ sinh ủ phân và các giải pháp thay thế không hấp dẫn khác ngoài lưới điện.
Mặc dù có thể không lớn, đơn vị nhà ở phụ trợ được xây dựng theo quy định và được đặt trên nền móng vững chắc, với không gian dành riêng cho sinh hoạt và ngủ, phòng tắm và bếp được lắp đặt đầy đủ hệ thống ống nước, cùng thiết bị như máy giặt – sấy.
“Đây không phải là ngôi nhà bên hồ bơi”, Koones nói. “Đây là nơi mọi người thực sự sinh sống”.
Xu hướng ADU bắt đầu ở Bờ Tây nước Mỹ – nơi nó đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Tại các bang như California, Oregon và Washington, chủ nhà có thể dễ dàng xây thêm ngôi nhà thứ 2 nhờ nhà chức trách đã loại bỏ rào cản như quy trình đánh giá bắt buộc và yêu cầu phải có chỗ đậu xe hay gara riêng.
Ở thành phố như Seattle và San Francisco, nơi nguồn cung nhà ở khan hiếm, ADU được coi là cách tiết kiệm chi phí để có thêm nhiều nhà hơn trong khi vẫn kiềm chế được tình trạng đô thị hóa.
Theo Cơ quan Nhà ở và Phát triển Cộng đồng California, các chủ nhà ở California đã nộp đơn xin hơn 31.000 giấy phép ADU vào năm 2023, tăng từ khoảng 7.000 giấy phép vào năm 2018.
Phân tích năm 2023 của John Burns Research & Consulting cho thấy xu hướng này đang lan rộng về phía đông, khi những thành phố như Denver và Miami áp dụng chính sách thân thiện với ADU.
Với diện tích hon 83 m2, ADU của Johnston chỉ nhỏ hơn một chút so với kích thước tối đa được phép ở Berkeley. Nó có một phòng ngủ, sân hiên cùng đài quan sát – bổ sung thêm 120 m2 không gian ngoài trời.
Mặt quầy bằng đá thạch anh dạng phiến ngăn cách nhà bếp với không gian sinh hoạt. Cửa sổ cao đón ánh sáng gián tiếp từ phía tây bắc, trong khi phần phần nhô ra từ mái dốc tạo ra khoảng râm và giữ cho ngôi nhà mát mẻ vào mùa hè.
Tủ bếp và phòng tắm, được thiết kế riêng tại Italy, có tay nắm tích hợp và bản lề ẩn.
Con gái của ông Johnston, Katherine Johnston – bác sĩ nhi khoa 49 tuổi – đang ở ngôi nhà này với bạn đời mình.
Cô mô tả ngôi nhà mới của cha mình là “tác phẩm nghệ thuật”, cho biết sự riêng tư không phải là vấn đề, nhờ vào cảnh quan được bố trí hợp lý.
Hy Conrad – nhà văn trinh thám và nhà sản xuất truyền hình – thường thay đổi luân phiên chỗ ở giữa ngôi nhà rộng rãi tại Key West, Florida và Vermont.
Năm 2015, ông và bạn đời quyết định xây thêm nơi nghỉ dưỡng trên đỉnh khu đất ở Vermont – nơi Conrad có thể làm việc trong sự tách biệt yên bình, tránh xa những chú chó schnauzer ồn ào của họ.
Video đang HOT
“Tôi thích sự riêng tư tuyệt đối”, Conrad (74 tuổi) cho biết. “Tôi là người sống theo thói quen và không có sở thích nào cả, nên ngồi xuống và viết là sở thích của tôi”.
Cặp đôi này đã chi khoảng 425.000 USD để thiết kế không chỉ một mà 2 ngôi nhà gỗ rộng hơn 25 m2, được kết nối bằng sân trong.
Ngôi nhà gỗ đầu có phòng ngủ yên tĩnh, phòng tắm và bàn viết đặt trước cửa sổ sát trần, nhìn ra rừng núi. Ông Conrad thường ngồi đây viết lách. Ngôi nhà thứ hai có nhà bếp màu đỏ tươi và phòng khách ấm cúng. Nó dành cho các công việc khác ngoài viết.
Leesa Wright (58 tuổi), nhà sinh vật học, sở hữu một ngôi nhà phong cách Craftsman năm 1906 cùng với chồng bà, Ben McAllister (52 tuổi), tại khu phố Ballard của Seattle (Mỹ).
Ngôi nhà rộng chỉ rộng 87 m2 nên cặp đôi này quyết định xây thêm ngôi nhà nhỏ khác trong khu vườn của họ để làm nơi tiếp khách, đồng thời có thể cho thuê để kiếm thêm thu nhập.
DADU – nhà phụ tách rời – được thiết kế rộng 71 m2, cách nhà chính khoảng 3,6 m. Được ốp bằng tấm ốp kim loại, ngôi nhà có trần nhà cao gấp đôi với 4 cửa sổ mái mang đến ánh sáng tự nhiên từ mọi phía.
Khi hoàn thành vào năm 2018, với chi phí khoảng 300.000 USD, Wright và McAllister đã phải lòng ngôi nhà nhỏ này.
“Ban đầu chúng tôi nghĩ mình sẽ sống ở căn nhà phía trước, cho đến khi cuối cùng chúng tôi bước vào căn nhà này”, Wright chia sẻ.
Trần nhà cao tạo cảm giác rộng rãi và vị trí của DADU – nằm khuất khỏi đường phố – tạo cho nơi này cảm giác riêng tư.
Wright rất thích âm thanh mưa rơi trên mái kim loại và sự ấm áp dễ chịu của sàn nhà bê tông rực rỡ.
Cặp đôi này đã đảo ngược kế hoạch của mình và chuyển đến nhà phụ sống. Giờ đây, khi khách đến thăm, họ sẽ được ở tại ngôi nhà chính theo phong cách Craftsman – nơi chủ yếu dùng làm văn phòng cho người chồng McAllister, giám đốc kỹ thuật của công ty hàng hóa môi trường.
Hai chị em tiêu hết 7 tỷ đồng tiền tiết kiệm về quê xây nhà cho bố mẹ: "Nhà ở đâu, cội nguồn ở đó"
Trở về quê xây nhà mới cho bố mẹ của hai chị em gây nhiều tranh cãi trong làng.
Năm 2019, Trương Diễm Trân (sinh năm 1970) đang kinh doanh nhỏ ở Tô Châu (Trung Quốc) cùng chị gái xây nhà cho bố mẹ ở quê để nghỉ hưu. Hai chị em đã dùng 2 triệu tệ (gần 7 tỷ đồng) tiết kiệm được trong nhiều năm để xây hai ngôi nhà mới.
Hai ngôi nhà xây ở quê đối diện nhau, phía trước có bể bơi, được xây trong 4 năm mới hoàn thành.
Trong nhà không có lấy một viên gạch, cũng không dùng sơn. Vẻ ngoài góc cạnh, thô ráp độc nhất vô nhị trong làng, đương nhiên điều đó cũng gây ra khá nhiều tranh cãi.
Kiểu dáng ngôi nhà hiện đại xuất hiện giữa làng quê gây nhiều tranh cãi.
Thuộc thế hệ 7x, Trương Diễm Trân cho biết tương lai hai chị em dự định sống cùng nhau và nghỉ hưu tại đây: "Lá rụng về cội, nhà ở đâu cội rễ ở đó".
Sử dụng cầu thang ngoài trời để kết nối từng phòng, giúp mọi người có một không gian độc lập và được kết nối với nhau.
Dùng tất cả tiền tiết kiệm xây nhà cho bố mẹ
Trương Diễm Trân đã kể về quá trình xây nhà mới ở quê cho bố mẹ thế này.
Xây nhà mới là việc lớn ở nông thôn, ban đầu bố mẹ tôi phản đối kịch liệt, lo ngại nếu tập trung xây nhà sẽ không lo được cho gia đình và công việc. Nhưng có một lần bố tôi thức dậy vào buổi sáng để đi làm ruộng và bất ngờ bị ngất xỉu bên đường. Sự việc này đã khiến tôi nảy ra ý định quay về làng sửa sang ngôi nhà cũ của bố mẹ tôi và mang lại cho họ những cải tiến trong cuộc sống ở quê trong những năm sau này.
Bố mẹ tôi đều là nông dân và đã sống cả đời ở một ngôi làng nhỏ dưới chân núi Lâm An. Ngôi nhà của bố mẹ đã hơn ba mươi năm rồi, việc sử dụng nhà đất ở nông thôn vẫn còn nhiều bất tiện.
Bên trái: Ngôi nhà cũ trước khi cải tạo; Bên phải: Ngôi nhà sau khi cải tạo.
Bên trái: Hai chị em cùng nhau đi hái nấm; Bên phải: Hai nhà cách nhau không xa có thể đi lại rất tiện.
Tôi và chị gái tôi sinh ra và lớn lên ở đây. Sau khi rời quê, tôi đến Tô Châu làm việc trong ngành may mặc. Chị tôi sang làng bên cạnh làm kế toán. Tôi gần như tiêu hết tiền tiết kiệm để xây dựng một công ty.
Sống ở thành phố 20, 30 năm, khi chúng ta bước sang tuổi 40, 50, tuy bên ngoài rất tiện nghi và thuận tiện nhưng suy cho cùng, chúng ta cảm thấy đó không phải là cội nguồn của mình, con người vẫn nên quay về quê hương của mình.
Sau khi ngôi nhà cũ bị phá bỏ, chúng tôi muốn xây một ngôi nhà khác biệt với những người hàng xóm. Chúng tôi băn khoăn liệu có thể thuê một nhà thiết kế chuyên nghiệp để làm việc đó không, nhưng nó đã bị trì hoãn khi không tìm thấy ứng cử viên phù hợp.
Cho đến một lần chúng tôi đến nhà một người bạn ở Mạc Can Sơn Trấn và nhìn thấy một nhà nghỉ B&B phù hợp với ý tưởng của tôi về một ngôi nhà. Sau khi được một người bạn giới thiệu, tôi đã gặp nhà thiết kế hiện tại của chúng tôi.
Toàn bộ ngôi nhà được đúc bằng bê tông vân gỗ, hai gia đình có thể tương tác với nhau bất cứ lúc nào.
Phải mất ba, bốn năm xây dựng mới hoàn thành được ngôi nhà đặc biệt này. Có hai ngôi nhà chính, đối diện nhau và độc lập với nhau, thoạt nhìn hai ngôi nhà có vẻ rất giống nhau, nhưng nếu nhìn kỹ, bạn sẽ thấy rằng mỗi ngôi nhà đều có những đặc điểm riêng, giống như mối quan hệ giữa tôi và chị tôi - chúng tôi cùng một cội nguồn, nương tựa vào nhau nhưng có cuộc sống khác nhau.
Hình dáng tổng thể tương đối dày và góc cạnh.
Cấu trúc, hình dáng và chất liệu của ngôi nhà này rất đặc biệt. Vì khu nhà nằm phía trước một ngọn núi nên lũ quét dễ xảy ra khi thời tiết xấu. Người thiết kế đề xuất rằng trước hết cần phải là một ngôi nhà vững chắc để sống trong đó cảm thấy an toàn hơn. Anh ấy đến làng ở với chúng tôi ba ngày và phát hiện trên núi có "đá phiến" đan xen, bọc từng lớp, rất phù hợp với ý tưởng của anh ấy về ngôi nhà.
Vì vậy, toàn bộ ngôi nhà không hề sử dụng một viên gạch nào, thay vào đó nó được làm hoàn toàn bằng bê tông vân gỗ. Toàn bộ tường đều trống không có lớp sơn nào với các đường và cạnh tương đối dày.
Khoảng sân chung nối hai tòa nhà.
Bước vào bên trong qua một đoạn đường dốc dài, bạn có thể tận hưởng khung cảnh thiên nhiên xung quanh.
Nó được chia thành tòa nhà phía Nam và tòa nhà phía Bắc, có một khoảng sân chung ở giữa, nơi bạn có thể làm việc và ăn uống vào những buổi tối mùa hè, chúng tôi thường bày một chiếc bàn nhỏ và cắt dưa hấu để tận hưởng sự mát mẻ.
Vì ngôi nhà này ở vùng nông thôn nên tài nguyên tốt nhất là khung cảnh xung quanh nên người thiết kế đã bố trí một đoạn đường dốc dài khi về nhà, trước tiên bạn phải đi qua đây, ngắm nhìn cảnh núi non xa xa rồi vào nhà. Đó là một loại niềm vui khác.
Hai ngôi nhà cao 10m. Tính đến việc tôi và chị gái sau này sẽ sống cùng nhau như một gia đình, mỗi ngôi nhà có năm hoặc sáu phòng, có thể ở tổng cộng từ 8 đến 10 người.
Cầu thang trở thành nơi vui chơi cho trẻ em.
Ngôi nhà không có một, hai hoặc ba tầng theo nghĩa chung. Tất cả các phòng đều được chia nhỏ và nối với nhau bằng cầu thang. Đi vào bên trong giống như một quá trình "leo núi", đặc biệt là sau khi lên đến tầng ba, phải leo lên, đi xuống một chút để về phòng, thú vị lắm.
Khi đứng ở tòa nhà phía Bắc, có thể chào hỏi tòa nhà phía Nam. Ngay cả trong cùng một tòa nhà, cũng có thể gặp gỡ những người khác theo những cách khác nhau. Trước đây, ở thành phố, chúng ta có thể đóng cửa ngay khi vào nhà và tốt nhất là không tiếp xúc gì với thế giới bên ngoài. Giờ đây, rõ ràng là có nhiều sự tương tác giữa mọi người hơn, đặc biệt là tụi trẻ thích chạy lên chạy xuống.
Nội thất và không gian mở của ngôi nhà.
Hai ngôi nhà trông giống nhau, nhưng nếu nhìn kỹ hơn, sẽ thấy rằng mỗi ngôi nhà đều có những đặc điểm riêng, rõ ràng nhất là các cửa sổ, được thiết kế theo khung cảnh bên ngoài cửa sổ. Chúng dài, thẳng đứng. Mọi người đứng ở các tầng khác nhau và các phòng khác nhau nhìn ra những góc nhìn hoàn toàn khác nhau.
"Nhà ở đâu, cội nguồn ở đó"
Tầng 1 là phòng của bố mẹ, có ban công thoáng đãng cho người già sinh hoạt, tầng dưới thuận tiện cho sinh hoạt của người cao tuổi.
Ngôi nhà này gây khá nhiều tranh cãi trong làng, nhiều người không hiểu, họ cho rằng sau khi bỏ ra bao nhiêu tiền xây dựng thì hóa ra lại là "ngôi nhà thô sơ", không bằng những ngôi nhà truyền thống sơn trắng trong những vùng nông thôn. Xây nhà quả thực là một việc rất khó khăn, nhất là một ngôi nhà "khác lạ" như vậy.
Phòng ngủ trong nhà.
Lúc đầu, chúng tôi đã tìm kiếm một đội xây dựng trong suốt một năm. Việc đổ bê tông mặt gỗ đòi hỏi tay nghề và chế tạo mô hình gỗ rất cao. Trước hết, anh ấy không thể hoàn thành được. Sau khi nhìn thấy một chồng bản vẽ, đội xây dựng lắc đầu nói rằng đó không phải là vấn đề tiền bạc; họ đi tìm một đội xây dựng lớn trong thành phố, nhưng đội xây dựng đã làm được quá ít.
Chị cả đang trò chuyện với nhà thiết kế về việc giữ lại kết cấu bê tông trong nhà.
Sau nhiều khó khăn, cuối cùng chúng tôi đã mời được một người bạn có nhiều năm kinh nghiệm xây dựng đến giúp chúng tôi đọc bản vẽ và giải thích cách làm khuôn với các công nhân. Việc này kéo dài trong ba hoặc bốn năm. Quá trình tạo khuôn và đổ từng lớp được thực hiện trong một lần. Một khi vữa không được đổ đều và xuất hiện các lỗ lớn sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả cuối cùng, chẳng hạn như việc thi công bê tông mặt phẳng là việc chỉ làm một lần, không cho bạn cơ hội làm lại lần nữa.
Trong quá trình xây dựng liên tục xảy ra những vấn đề. Một ngày nọ, tôi quay lại công trường và phát hiện các công nhân đã quét vôi trắng các bức tường, tôi rất sốc. Vì đội thi công không hiểu rằng bê tông trong nhà cũng cần phải để hở nên họ nghĩ rằng trong nhà bình thường nên trát lên, chỉ có thể nhanh chóng yêu cầu thợ xúc hết vôi đi.
Do đặc thù của chất liệu nên ngôi nhà cần được hình thành trong một lần.
Trong ba hoặc bốn năm qua, tôi và chồng đều lái xe trở lại công trường vào mỗi tối thứ Sáu sau giờ làm việc, xem qua tất cả những điều cần giải thích và những chỗ cần thay đổi rồi vội vã quay lại.
Chúng tôi thường xuyên phải ra đường vào lúc 12 giờ đêm, có khi mệt quá nên chạy xe ra khu dịch vụ để chợp mắt. Khi thức dậy thì đã 7, 8 giờ rồi, chúng tôi chỉ rửa mặt và đi làm ngay. Trong những năm đó, chúng tôi thường tự nhủ phải chịu đựng vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho gia đình sau này.
Bởi vì công trình bê tông được "đúc tại chỗ" (ván khuôn được dựng tại chỗ, các thanh thép được lắp đặt trên ván khuôn, bê tông được đổ lên ván khuôn, sau đó ván khuôn được tháo ra) nên hoàn toàn không thể tưởng tượng được rằng nó sẽ được tháo dỡ trong quá trình thi công. Sau khi làm khuôn sẽ trông như thế nào. Tôi nhớ đó là mùa đông năm 2021, tòa nhà phía Bắc được hoàn thành đầu tiên, khi khuôn được tháo ra, mọi người đều thở phào nhẹ nhõm. Việc đổ một ngôi nhà như vậy ở vùng nông thôn là điều đặc biệt khó khăn.
Khi đó cửa ra vào và cửa sổ đều không bịt kín, mùa đông trên núi rất lạnh. Chúng tôi ăn uống cùng những người công nhân trong một căn phòng có gió lùa khắp nơi. Niềm hạnh phúc khó diễn tả bằng lời.
Thực tế, trong suốt quá trình xây dựng, bố mẹ chính là chỗ dựa vững chắc nhất cho chúng tôi. Mẹ tôi cơ bản là phụ giúp nấu ăn ở công trường ba, bốn năm qua, bất kể mưa gió, nắng nóng hay lạnh giá. Hồi đó, sau khi phá nhà, chúng tôi sống trong nhà container, bếp ngoài trời, bà thường xuyên nấu nướng dưới nắng, gió và mưa.
Bố tôi thực chất giống như một người làm công vậy, mỗi khi cần đào một ụ đất hay di chuyển thứ gì đó, ông ấy sẽ lập tức đến giúp đỡ. Một khi chân bị đá đè lên, nghỉ ngơi được mấy ngày thì ông ấy lại xuất hiện đi khập khiễng trên công trường. Bố mẹ chồng tôi cũng giúp đỡ chúng tôi rất nhiều. Trong ba, bốn năm qua, bố chồng tôi hàng ngày đều đi lại từ nhà đến công trường để giúp giám sát công việc.
Sau khi xây xong nhà, chúng tôi về thường xuyên hơn nhiều vào những ngày mưa, chúng tôi cùng nhau ngồi làm bánh. Món ăn có ngon hay không thực ra không quan trọng lắm, mà là cảm giác mọi người ở bên nhau càng vui vẻ hơn và bố mẹ cười nhiều hơn.
Vì bố mẹ chúng tôi sống ở nông thôn quanh năm nên thích không gian ngoài trời, vui vẻ, thích thú dọn dẹp sân vườn và ngồi hái rau. Hầu hết các loại rau chúng tôi ăn hàng ngày đều do bố mẹ tự tay trồng và họ còn nuôi vài con gà trên ngọn đồi sau nhà. Vào những ngày mưa như thế này, chúng tôi sẽ đi hái vài cây rau rừng mang về.
Tôi hay kể với chị về tuổi thơ của chúng tôi, cả hai chúng tôi đều rất tình cảm. Khoảng cách tuổi tác của chúng tôi không lớn lắm, chỉ hai tuổi. Khi còn chưa biết gì, chúng tôi luôn cãi nhau, thậm chí đánh nhau vì một quả táo.
Khi lớn lên, nhìn lại tôi mới nhận ra rằng thật tuyệt vời khi có em gái. Khi còn nhỏ, bố mẹ tôi phải ra ngoài làm ruộng, chỉ còn lại tôi và em gái ở nhà, em gái tôi sẽ nói với tôi: "Chị ơi, chị ngủ trong nhà, còn em ngủ bên ngoài để bảo vệ chị".
Hình ảnh ngôi nhà vào ban đêm.
Thực tế, khi con người càng lớn lên, cảm giác nhớ nhà càng mãnh liệt, càng muốn quay về nơi mình đã sống khi còn trẻ. Món ăn thức uống ở quê sẽ đặc biệt thân thương.
Thực ra, ngôi nhà này còn có ý nghĩa khác, được truyền từ đời này sang đời khác, với thông điệp gia đình ở đâu, cội nguồn ở đó.
Bị chê gàn dở vì xây nhà trên đồi, đôi vợ chồng có ngôi nhà mơ ước giữa biển mây Ngắm hình ảnh ngôi nhà gỗ nằm giữa đồi, mở cửa kính là chiêm ngưỡng được biển mây bồng bềnh, lãng mạn, nhiều người không khỏi ngưỡng mộ vợ chồng anh Luận. Ít ai biết rằng, vợ chồng anh từng bị cho là gàn dở khi bỏ phố về đồi, tự xây dựng nhà với chi phí ít ỏi. Khao khát không gian...