B.ị c.hê gàn dở vì xây nhà trên đồi, đôi vợ chồng có ngôi nhà mơ ước giữa biển mây
Ngắm hình ảnh ngôi nhà gỗ nằm giữa đồi, mở cửa kính là chiêm ngưỡng được biển mây bồng bềnh, lãng mạn, nhiều người không khỏi ngưỡng mộ vợ chồng anh Luận.
Ít ai biết rằng, vợ chồng anh từng bị cho là gàn dở khi bỏ phố về đồi, tự xây dựng nhà với chi phí ít ỏi.
Khao khát không gian sống thoải mái
“Gàn dở, lập dị, điên rồ là nhận xét của nhiều người, thậm chí cả bạn bè khi hay tin vợ chồng tôi xây nhà ở quả đồi xa khu dân cư, chưa có điện lưới, nước sạch. Chúng tôi không thuê thợ mà tự đào móng, san mặt bằng, dựng khung cột, trộn vữa…
Suốt 5 tháng, hai vợ chồng ở trong túp lều ọp ẹp giữa đồi, làm ngày làm đêm. Có khi mưa gió ầm ầm kéo đến, mỗi đứa ôm một góc lều, sợ gió cuốn đi mất”, anh Nguyễn Ngọc Luận (36 t.uổi, quê Hà Nam, hiện sống ở Lâm Hà, Lâm Đồng) kể lại.
“Cực nhọc, vất vả, có lúc thất vọng nhưng thành quả của chúng tôi là một không gian sống đúng ý muốn của gia đình, hòa mình vào thiên nhiên.
Mỗi ngày, thay vì cặm cụi bên bàn làm việc, trong căn phòng kín bưng ở thành phố, tôi mở cửa nhà, đón biển mây, hít hà không khí mát lạnh của bình minh. Tối tối, cả nhà quây quần bên lò sưởi. Bố mẹ làm việc, con đọc sách hoặc cùng trò chuyện”.
Ngôi nhà ẩn hiện giữa biển mây
Buổi sáng, mây như tràn vào ngôi nhà
Anh Luận vốn là một họa viên 3D. Trước đây, anh và vợ – chị Tú Uyên (35 t.uổi) sống tại TPHCM. Khi đó, anh Luận chủ yếu làm việc online với đối tác nước ngoài. Do chênh lệch múi giờ, anh thường “ôm” máy tính xuyên đêm, rồi ngủ bù vào ban ngày.
“Tôi gần như không có thời gian gặp bạn bè, thậm chí chẳng có thời gian đưa con đi học, vui chơi cùng con. Thức đêm thường xuyên và làm việc cường độ cao, có khi một tuần, tôi cảm lạnh 2 – 3 lần, sức khỏe và tinh thần đều mệt mỏi”, anh nhớ lại.
Khao khát có một không gian sống thoải mái hơn để tìm kiếm nguồn năng lượng tích cực, năm 2020, trước khi dịch Covid-19 bùng phát, vợ chồng anh Luận quyết định rời TPHCM, đưa con về Đà Lạt (Lâm Đồng) thuê nhà.
Không khí thoáng đãng, mát mẻ, gần gũi thiên nhiên, giúp anh thoải mái hơn, có cảm hứng sáng tạo.
Tuy nhiên, khoảng 6 tháng sau, đôi vợ chồng nhẩm tính, chi phí thuê nhà, sinh hoạt ở Đà Lạt rất đắt đỏ, không kém TPHCM. Nếu chọn định cư lâu dài, họ không biết tới bao giờ mới mua được nhà ổn định.
Anh Luận quyết định tìm kiếm những mảnh đất vườn, đất đồi ở các huyện thị lân cận Đà Lạt.
Tới năm 2022, từ số t.iền tích cóp, anh chị mua được mảnh đất đồi khoảng 3.000m2 ở Lâm Hà (Lâm Đồng). Khu đất nằm cách xa khu dân cư, ở một quả đồi có tầm nhìn bao quát ra huyện Lâm Hà, có thể ngắm nhìn đỉnh Langbiang Đà Lạt.
“Sau khi mua đất, vợ chồng tôi còn khoảng 400 triệu đồng. Để kéo điện, nước tới đây đã mất hơn 100 triệu. Số t.iền còn lại quá ít ỏi, không đủ để thuê nhân công xây dựng ngôi nhà gỗ theo ý muốn. Chúng tôi quyết định tự xây nhà”, anh Luận nói.
Video đang HOT
Vợ chồng anh Luận tự đào móng, san mặt bằng
Anh Luận có thể thiết kế, tính toán vật liệu, song không có nhiều kinh nghiệm trong xây dựng công trình thực tế. Hai vợ chồng vừa làm vừa học. Thời gian đầu, bố mẹ anh Luận từ Nha Trang vào Lâm Đồng hỗ trợ con cháu.
Cả nhà lên đồi, dựng căn lều tạm để thuận tiện cho việc xây dựng. Hai vợ chồng tự đào hố móng, san mặt bằng, làm cả ngày cả đêm. Khi đổ móng nhà, bố mẹ anh Luận và người chú cùng phụ giúp.
Lúc làm tới khung cột nhà, thì Lâm Hà vào mùa mưa. Khung gỗ vốn dễ mốc nên hai vợ chồng cứ làm nửa ngày, lại phải ngồi trong lều nửa ngày chờ mưa dứt.
“Ngày đầu tôi tự xẻ gỗ, gỗ không đứt nhưng dây điện thì đứt lìa, rất vụng về. Tôi định thuê thêm người dựng khung cột nhưng cả nhà bảo nhau tự làm thử xem. Ấy vậy mà chiếc cột đầu tiên cũng được dựng lên chắc chắn. Sau đó là chiếc thứ 2, 3…
Chừng 5 tháng, ngôi nhà đã có phần mái vững chãi, chúng tôi không phải ngủ lều nữa. Tôi dùng bạt, quây thành vách để tạo căn phòng ngủ cho yên tâm”, anh kể.
Căn lều tạm, nơi hai vợ chồng sống suốt 5 tháng trời
Ngôi nhà giữa biển mây
Để chống mối mọt, ẩm mốc, anh Luận chủ yếu sử dụng gỗ thông hấp sấy rồi sơn phủ thật kỹ. “Ban đầu, thấy vết mốc, nấm, tôi rất khó chịu. Thử cách này, khác, gỗ vẫn mốc, tôi có phần thất vọng. Nhưng dần dần, làm mãi cũng có kinh nghiệm”.
Những ngày sau đó, mỗi người một việc, căn nhà dần hình thành. Hai con anh Luận ngoài giờ đi học cũng phụ bố mẹ những việc nho nhỏ, thích thú vui chơi trong khu vườn. Một số công đoạn như đổ sàn, xây nhà vệ sinh, anh Luận thuê thợ.
Ngôi nhà gỗ dần hình thành sau nhiều công sức của cặp vợ chồng
Căn nhà gỗ giữa đồi dần hoàn thành với diện tích 120m2, có phòng khách – bếp nối liền, rộng rãi, hai phòng ngủ nhỏ và một khu vệ sinh phía ngoài. Ngày nhìn thấy hình hài của ngôi nhà, vợ chồng anh Luận không khỏi xúc động.
Chưa có kinh nghiệm, tài chính thì hạn hẹp, họ không dám tin có thể hoàn thành ngôi nhà trong mơ.
Suốt 3 năm qua, họ vẫn tiếp tục cải tạo thêm cho tổ ấm của mình. “Cuộc sống của chúng tôi hoàn toàn thay đổi”, anh Luận hạnh phúc chia sẻ.
Từ ngày về đồi, anh bắt đầu ngày mới sớm hơn để cùng vợ đón bình minh, chăm vườn, ăn sáng, uống cà phê. Sau đó, anh tập trung làm việc theo khung giờ khoa học. Họ cũng học cách làm vườn, trồng rau, “sống chung” cùng côn trùng.
Vợ chồng anh Luận tự làm vườn, trồng cỏ, trồng hoa phủ xanh ngôi nhà
Góc làm việc “xanh mướt” của anh Luận, khác xa căn phòng bí bách ở thành phố
“Trước đây, tôi mất khá nhiều thời gian cho việc lướt mạng xã hội. Bây giờ, tôi học cách làm việc ít thời gian, nhưng tập trung cao độ.
Từ đó hiệu quả công việc và thu nhập đều tốt hơn. Cả gia đình vui vẻ, sức khỏe thể chất, tinh thần cải thiện thấy rõ. Hai vợ chồng có nhiều thời gian đồng hành bên con”, anh Luận chia sẻ.
“Quyết định rời thành phố về vùng nông thôn chưa bao giờ là dễ dàng. Tôi có lợi thế là công việc có thể làm online ở bất cứ đâu, nhưng hai vợ chồng cũng trải qua không ít vất vả. Nếu không kiên trì, quyết tâm, chắc chúng tôi đã thất bại”, anh nói.
Hàng tuần, ngôi nhà của gia đình nhỏ đều đón bạn bè, người thân tới nghỉ ngơi, vui chơi như một địa điểm “chữa lành”
Cặp vợ chồng cải tạo lại ngôi nhà cổ để có thế sống mà không cần bật điều hòa suốt 17 năm
Mặc dù đã sống ở đây được 17 năm nhưng cặp vợ chồng này cho biết, căn nhà dường như không phải sửa chữa gì nhiều.
Chủ nhân của căn nhà rộng 80m2 này tên là Sherry ở Thượng Hải. Hiện tại, vợ chồng Sherry đang ở cùng 3 người con. Điều đặc biệt ở chỗ, ngôi nhà này có nhiệt độ chỉ khoảng 20 độ C quanh năm nên họ không bao giờ phải dùng tới điều hòa.
Giữa cái nóng thiêu đốt của tháng 7 năm 2022, Sherry ở nhà cùng con gái thứ hai và con trai út. Họ vui chơi thoải mái cùng nhau mà không hề cảm thấy nóng bức dù không có điều hòa.
Sherry và chồng Raefer (người gốc Canada) đã ở Thượng Hải được 21 năm. Kể từ khi chuyển đến ngôi nhà cổ rộng 80m2 này vào tháng 12 năm 2007, cả 2 chưa từng phải tiến hành thêm cuộc sửa chữa hay cải tạo lớn nào. Bởi vì cặp đôi đều học kiến trúc nên khi tu sửa lần 1, họ đã đầu tư rất nhiều công sức vào vật liệu và kết cấu của ngôi nhà.
Căn nhà được thiết kế với rất nhiều cửa sổ lớn nhỏ.
Đầu tiên là các cửa sổ.
Tất cả các cửa sổ đã được thay thế bằng cửa sổ kính hai lớp kín hơn. Ngoài ra, căn nhà có tới 5 giếng trời được lắp đặt trên tầng cao nhất, trong phòng tắm và trong phòng ngủ của cô con gái thứ hai, giúp mang lại đủ ánh sáng tự nhiên cho toàn bộ ngôi nhà.
Thứ hai, họ cũng sử dụng các vật liệu cách nhiệt có thể mang lại khả năng cách nhiệt tương đối khỏi nhiệt độ cao, độ ẩm và lạnh.
Bằng cách này, các vấn đề nổi bật ban đầu về độ thông gió, chiếu sáng, cách nhiệt và bảo quản nhiệt trong ngôi nhà cũ đã được giải quyết. Thông thường, cả gia đình hiếm khi bật điều hòa vào mùa hè và không cần sưởi ấm vào mùa đông, nhiệt độ trong nhà thường trên 20 độ.
Căn nhà vào mùa đông năm 2018.
Ngôi nhà nhỏ trong mùa hè năm 2022.
Các tấm pin mặt trời trên mái nhà và thiết bị lọc nước trong nhà càng làm giảm lượng điện tiêu thụ. Tính toán sơ bộ cho thấy t.iền điện khi không bật điều hòa luôn dưới 100 tệ (chừng 350.000 đồng) mỗi tháng.
Để đẹp mắt và tiết kiệm chất liệu gỗ, một số chiếc cửa tủ đựng đồ ở phòng khách đã được làm rỗng.
Bàn và ghế đẩu đã được sử dụng hơn 10 năm nhưng chỉ có lớp bọc da được thay thế. Còn lại mọi thứ vẫn như mới.
Sàn và đồ nội thất bằng gỗ đều được gia công từ gỗ cũ đã qua sử dụng. Nhờ vậy, giá mua sẽ thấp hơn trong khi vẫn có hình thức đẹp. Chưa kể, tất cả đều có thể tháo rời và tái sử dụng, rất thân thiện với môi trường.
Vì vậy, qua nhiều năm, mặc dù ngôi nhà đã cũ hơn một chút nhưng không có thay đổi lớn nào. Nó chỉ yêu cầu bảo trì nhỏ, chẳng hạn như đ.ánh bóng lớp gỗ veneer, bôi sáp gỗ lên đồ nội thất và thay thế chiếc tủ lạnh đã 10 năm t.uổi.
Tất nhiên, có những điều họ cũng muốn thay đổi. Trong hơn 50 ngày phong tỏa vì dịch bệnh, 5 người và 1 con mèo chen chúc trong một ngôi nhà rộng 80m2. Ba đ.ứa t.rẻ phải học trực tuyến trong khi 2 vợ chồng miệt mài làm việc tại nhà đã khiến họ bị mất tập trung. Không gian mở giúp dễ dàng kết nối nhưng lại bớt đi không gian riêng tư. Theo đó, nếu tiếp tục sống ở đây lâu dài, họ sẽ cần phải xây thêm nhiều cửa hơn. Hơn nữa, khi bọn trẻ lớn lên, chúng đều cần có nơi riêng.
Chồng của Sherry - KTS Raefer lớn lên ở vùng nông thôn của Canada. Đất rộng lại không có quá nhiều nhà ở đó, quang cảnh xung quanh đều là cảnh quan thiên nhiên. Sau đó, anh làm việc trong lĩnh vực kiến trúc xanh và hiện đang giúp các công ty lớn phát triển các giải pháp thiết kế nội thất có thể tái chế. Trên thực tế, cả hai vợ chồng, từ công việc đến cuộc sống, đều liên quan đến bảo vệ môi trường, tái chế và bền vững. Theo đó, ý tưởng về 1 căn nhà không gây hại tới môi trường là điều luôn nhen nhóm trong họ.
Sherry và con gái thứ hai.
Sau khi dịch bệnh được kiểm soát, cả 2 cũng nói chuyện với bạn bè, liệu chúng ta có còn duy trì thói quen sống tương đối thân thiện với môi trường không? Ví dụ, khi đi mua đồ tạp hóa, Sherry thường mang theo túi mua sắm của riêng mình và chọn những nguyên liệu thân thiện với môi trường.
Có lẽ không một cá nhân, gia đình nào có thể "thân thiện với môi trường" về mọi mặt. Cả 2 vợ chồng Sherry cũng thế. Nhưng họ chọn ý thức được tác hại của môi trường và sống xanh nhất có thể.
Khi được nhiều người hỏi về lối sống bền vững mà họ đang áp dụng, Sherry nói rằng bạn cần hiểu rõ lối sống của mình, chi tiêu hàng ngày là bao nhiêu, quen mua sắm ở đâu, có bao nhiêu thời gian rảnh và sở thích của bạn là gì... Nếu quá bận rộn với công việc hàng ngày thì việc muốn ủ phân và tái chế quần áo cũ rõ ràng là khó khăn. Nhưng việc thay thế sữa tắm đóng chai bằng xà phòng, những việc nhỏ đó hoàn toàn có thể làm được, trong khi mang tới nhiều thay đổi vô hình. Nhìn chung, chúng ta có thể chuyển trọng tâm bất cứ lúc nào và tìm ra lối sống phù hợp với bản thân và gia đình. Việc cố gắng làm thế nào để giảm tải sự hoạt động của các thiết bị điện trong nhà cũng là 1 trong những việc rất nên làm nếu muốn bảo vệ môi trường, thực hành lối sống bền vững.
Cây xanh mà các con Sherry đã trồng.
Sherry từng sử dụng đậu nành để làm sữa chua, ủ phân trùn quế tại nhà, hay tự làm kem dưỡng da saponin, xà phòng hữu cơ và các nhu yếu phẩm thân thiện với môi trường hàng ngày khác, đồng thời cô còn may cả quần áo cho con mình.
Nhưng với sự thay đổi của nhịp sống, những năm gần đây cô hiếm khi làm những việc này. Tuy nhiên, họ vẫn duy trì thói quen ăn uống lành mạnh, tránh mua đồ ăn nhanh và dử dụng nguyên liệu hữu cơ, theo mùa và là đặc trưng của địa phương.
Trong hai hoặc ba năm qua, 2 vợ chồng cũng thỉnh thoảng đưa hai con gái của mình đi tình nguyện tại các trang trại hữu cơ ở Thượng Hải. Bọn trẻ sống và ăn ở trang trại. Sherry cho rằng, cuộc sống ngày càng hiện đại cũng là lúc con người ngày càng muốn trở về với thiên nhiên.
Vậy nên, việc bảo vệ môi trường là điều cần thiết. Chúng ta hoàn toàn có thể thực hành và duy trì thói quen nhỏ nhất, từ những nhu cầu thiết yếu cơ bản hay lựa chọn thực phẩm, nhà ở và phương tiện đi lại. Sherry mong rằng, căn nhà không phải sử dụng điều hòa suốt cả năm sẽ truyền cho mọi người thêm cảm hứng về việc ý thức sống một đời sống thật "xanh".
Cặp vợ chồng cải tạo lại ngôi nhà cổ để có thế sống mà không cần bật điều hòa trong suốt 17 năm Mặc dù đã sống ở đây được 17 năm nhưng cặp vợ chồng này cho biết, căn nhà dường như không phải sửa chữa gì nhiều. Chủ nhân của căn nhà rộng 80m2 này tên là Sherry ở Thượng Hải. Hiện tại, vợ chồng Sherry đang ở cùng 3 người con. Điều đặc biệt ở chỗ, ngôi nhà này có nhiệt độ chỉ...