Xu hướng ‘xanh’ khi phát triển 5G
5G đang được thử nghiệm và triển khai trên toàn cầu, trong đó một vấn đề cũng được quan tâm là mức tiêu thụ điện năng của thiết bị 5G.
Trong sự kiện ITU Digital World 2020, diễn ra ngày 20 đến 22/10 tại Hà Nội, ông Mohamed Madkour, Phó chủ tịch phụ trách không dây và đám mây toàn cầu của Huawei, chia sẻ về nhu cầu phát triển công nghệ 5G xanh.
Sự kiện ITU Digital World diễn ra theo hình thức trực tuyến.
Ông Madkour cho biết, đến năm 2025, ngành truyền thông sẽ tiêu thụ 20% điện năng trên thế giới. Do đó, các nhà mạng cần kiểm soát được hóa đơn tiền điện, tối đa hóa giá trị mạng để phục vụ tối ưu cho tất cả các lĩnh vực.
Ví dụ, hiện Trung Quốc có 2,5 triệu tháp di động và chi phí trung bình để tăng công suất lưới điện cho một trạm tháp là khoảng 2.800 USD. Có nghĩa, chí phí trang bị thêm sẽ lên tới 2,1 tỷ USD. “Đây không chỉ là vấn đề thương mại mà còn là vấn đề trách nhiệm xã hội”, ông Madkour nói. Theo ông, các đơn vị tham gia vào lĩnh vực 5G cần đầu tư cho R&D để tìm kiếm những giải pháp đáp ứng nhu cầu triển khai đơn giản, xây dựng nhanh chóng, tiết kiệm năng lượng hiệu quả.
Video đang HOT
Mức tiêu thụ năng lượng trên một đơn vị dữ liệu (watt/bit) của 5G ít hơn nhiều so với 4G. Tuy nhiên, mức tiêu thụ điện năng của phần cứng 5G lại cao hơn hai lần 4G do cấu tạo mạng 5G khác biệt về chế độ mạng, hình thức sản phẩm và thông số hiệu suất.
Theo các chuyên gia, năng lượng tiêu thụ trong 5G phải là một trong những thông số chính cần được tối ưu hóa để giảm chi phí, tăng hiệu quả và quan trọng hơn là giúp kiểm soát lượng khí thải carbon trên toàn cầu.
“Chúng ta sẽ thấy 2G/3G lùi về quá khứ, 4G tiếp tục phát triển và trở thành lớp cơ bản với phần lớn lưu lượng truy cập, còn 5G sẽ xuất hiện nhanh chóng. Ở Trung Quốc hiện đã có hơn 600.000 trạm gốc 5G được triển khai. Trong khi đó, sẽ có 1/4 tỷ điện thoại thông minh 5G được xuất xưởng trong năm nay”, ông Madkour nói.
Trong khi đó, đầu năm nay, Business Insider cũng ước tính, với sự bùng nổ của 5G, số lượng thiết bị kết nối Internet (IoT) sẽ đạt 64 tỷ vào năm 2025, tăng sáu lần so với 2018. Các thiết bị này sẽ sinh ra khối lượng dữ liệu khổng lồ, đòi hỏi nguồn năng lượng lớn cung cấp cho các cỗ máy AI để phân tích, xử lý và khai thác dữ liệu đó. Do đó, toàn ngành công nghiệp phải cùng tìm ra những thiết kế mới, sử dụng năng lượng tái tạo… để tiết kiệm điện năng, cắt giảm lượng khí thải carbon.
Loạt sản phẩm công nghệ số của VNPT tại triển lãm ITU Digital World 2020
Với chủ đề: "Cùng nhau xây dựng thế giới số" - Triển lãm và Hội nghị trực tuyến cấp Bộ trưởng ITU Virtual Digital World 2020 sẽ diễn ra trong ba ngày (từ ngày 20 đến ngày 22/10).
20 sản phẩm, giải pháp số thuộc các lĩnh vực: Chính phủ điện tử, Doanh nghiệp số, SmartCity, An toàn bảo mật, Thanh toán số, Truyền hình số, Giáo dục số, Selfcare (ứng dụng CSKH), Thiết bị viễn thông, Dịch vụ viễn thông - Băng tần vệ tinh được Tập đoàn VNPT đem tới và giới thiệu trong gian hàng triển lãm 3D - ITU Digital World 2020.
Với chủ đề: "Cùng nhau xây dựng thế giới số" - Triển lãm và Hội nghị trực tuyến cấp Bộ trưởng ITU Virtual Digital World 2020 sẽ diễn ra trong ba ngày (từ ngày 20 đến ngày 22/10). Tại ITU Virtual Digital World 2020, Triển lãm trực tuyến ITU Digital World 2020 lần đầu tiên được tổ chức là điểm nhấn quan trọng nhất của sự kiện. Đây là lần đầu tiên ITU Digital World được tổ chức theo hình thức trực tuyến, trên nền tảng công nghệ "Make in Vietnam".
Tại ITU Digital World 2020, Tập đoàn VNPT đã đem tới 20 sản phẩm công nghệ số nổi bật - là minh chứng cho nỗ lực trong hành trình trở thành nhà cung cấp dịch vụ số hàng đầu tại Việt Nam. Tại gian hàng triển lãm 3D của Tập đoàn VNPT, khách tham quan có thể trải nghiệm các sản phẩm, dịch vụ theo các nhóm chủ đề như: Chính phủ điện tử, Doanh nghiệp số, SmartCity, An toàn bảo mật, Thanh toán số, Truyền hình số, Giáo dục số, Selfcare (ứng dụng CSKH), Thiết bị viễn thông, Dịch vụ viễn thông - Băng tần vệ tinh.
Trong lĩnh vực Chính phủ điện tử, các sản phẩm, dịch vụ được VNPT giới thiệu tới đông đảo khách tham quan như: VNPT VXP - Trục tích hợp liên thông dữ liệu; VNPT eKYC - sản phẩm toàn diện về định danh xác thực điện tử, cho phép doanh nghiệp so khớp dữ liệu sinh trắc học người dùng (khuôn mặt, voice..) với giấy tờ mẫu, tự động bóc tách thông tin giấy tờ cho độ chính xác và ổn định cao); Cổng dịch vụ công trực tuyến - là cổng dịch vụ công kết nối, cung cấp thông tin về thủ tục hành chính và dịch vụ dịch vụ công trực tuyến; Hỗ trợ thực hiện, giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến, tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức trên toàn quốc...
Với lĩnh vực SmartCity, VNPT đem tới giải pháp VNPT IOC - Trung tâm điều hành thông minh (VNPT IOC) (Intelligent Operation Center - IOC) là hệ thống cung cấp cho Lãnh đạo chính quyền cách nhìn toàn diện, tập trung về các hoạt động đang tiếp diễn, thực hiện giám sát và quản lý chất lượng dịch vụ một cách tổng thể, cho phép phân tích dữ liệu lớn, hỗ trợ ra quyết định, xây dựng phương án tổ chức, quy chế, chính sách điều hành với các tình huống cụ thể.
Trong lĩnh vực Thanh toán số, VNPT mang tới Hệ sinh thái VNPT Pay - Là hệ sinh thái thanh toán số qua ví điện tử, thẻ nội địa, thẻ quốc tế... VNPT Pay đáp ứng nhu cầu thanh toán tiện lợi, an toàn và nhanh chóng cho hầu hết các nhu cầu hàng ngày: nạp thẻ cào, cước di động, truyền hình, internet; điện, nước, mua vé xem phim, vé máy bay, bảo hiểm...
Trong thời đại số với xu hướng hội tụ viễn thông, công nghệ thông tin (IT), Big Data và Internet Vạn Vật (IoT) theo định hướng chiến lược VNPT4.0, VNPT đang nỗ lực chuyển đổi từ một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông truyền thống trở thành một nhà cung cấp viễn thông số. Mục tiêu của VNPT là trở thành nhà cung cấp dịch vụ số hàng đầu ở Việt Nam vào năm 2025 và trở thành một trung tâm số của châu Á vào năm 2030 với nhiệm vụ cung cấp cho các khách hàng và đối tác thông tin số sáng tạo, đột phá và chất lượng; các dịch vụ và sản phẩm truyền thông.
Qualcomm và VinSmart: Tầm nhìn phát triển 5G tại Việt Nam Việc ra mắt Vsmart Aris 5G chính là điểm nhấn để thể hiện tầm nhìn phát triển 5G tại Việt Nam từ quan hệ đối tác giữa Qualcomm và VinSmart Qualcomm và VinSmart lần đầu tiên thiết lập quan hệ đối tác vào tháng 12 năm 2018 thông qua Thỏa thuận Cấp phép Bằng sáng chế bao gồm các thiết bị đầu cuối...