Xu hướng lên sàn của các doanh nghiệp bất động sản
Việc niêm yết trên sàn chứng khoán mang tới nhiều cơ hội hơn trong việc huy động vốn dài hạn giá rẻ cho các doanh nghiệp địa ốc. Chính vì thế, trong bối cảnh ngân hàng siết cho vay BĐS, xu hướng lên sàn của các doanh nghiệp BĐS đang gia tăng mạnh.
Thông tư 19/2017 của Ngân hàng Nhà nước quy định kể từ ngày 1/1/2019, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng tối đa 40% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn, giảm từ 45% trong năm 2018. Bên cạnh đó, thông tư 19 cũng tăng hệ số rủi ro của các khoản vay để kinh doanh bất động sản từ 150% lên 200%.
Động thái này cho thấy, Ngân hàng Nhà nước đang siết mạnh tín dụng cho BĐS. Bối cảnh này buộc các doanh nghiệp BĐS phải tìm nhiều cách khách nhau để có nguồn vốn phát triển các dự án, hạn chế sự phụ thuộc vào vốn ngân hàng. Một trong những cách hiệu quả nhất là tìm đến sàn chứng khoán.
Thực tế đã chứng minh, trong bối cảnh thị trường BĐS đang phát triển ổn định, với các dự án lớn, uy tín, chủ đầu tư hoàn toàn có thể quy đổi dự án sang cổ phiếu và mang lên sàn để huy động vốn.
Cụ thể, trong năm 2017, đã có 11 doanh nghiệp bất động sản lên sàn chứng khoán. Có thể kể đến những cái tên nổi bật như Công ty cổ phần Vincom Retail (VRE), Công ty cổ phần Đầu tư Everland (EVG), Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Sài Gòn Co.op (SID), Công ty cổ phần Bất động sản Điện lực miền Trung (LEC), Công ty cổ phần Kosy (KOS)…
Trong 10 tháng đầu năm 2018, làn sóng lên sàn của các doanh nghiệp BĐS tiếp tục lan mạnh. Hàng loạt tên tuổi lớn như Vinhomes thuộc Tập đoàn Vingroup, Net Land, Công ty cổ phần Đầu tư Văn Phú – Invest (VPI), Đạt Phương, Hải Phát, Công ty Cổ phần Địa ốc First Real, CENLand (thuộc CENGroup)…cũng đã chính thức lên sàn.
Dự báo, từ nay đến cuối năm sẽ có thêm hàng loạt doanh nghiệp BĐS khác lên sàn như Mbland, Bimgroup, Hưng Thịnh Construction…Trong số các doanh nghiệp lên sàn vào cuối năm, đáng chú ý là Công ty Cổ phần Landmark Holding. Ngày 12/10 tới doanh nghiệp này sẽ chính thức giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) với mã chứng khoán LMH. Theo đó, tổng lượng cổ phiếu niêm yết là 23,3 triệu cổ phiếu, mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Giá tham chiếu trong phiên giao dịch đầu tiên là 11.200 đồng/cổ phiếu và biên độ giá dao động trong ngày giao dịch đầu tiên là /- 20%.
Được biết, Landmark Holding tiền thân là Công ty cổ phần Dịch vụ tổng hợp Dầu khí Thăng Long, sau hơn 6 năm phát triển, Landmark Holding đã chuyển đổi thành mô hình Holding với định hướng chính là đầu tư vào thị trường bất động sản. Hiện Landmark Holding đang triển khai dự án như Manhattan Tower (21 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội, chuẩn bị khởi công dự án số 9 Mạc Đĩnh Chi (phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM)…cùng với đó là kế hoạch M&A hàng loạt dự án trên đất vàng Hà Nội, TPHCM.
Đánh giá về xu hướng lên sàn của các doanh nghiệp BĐS hiện nay, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM việc tìm kiếm nguồn vốn qua kênh chứng khoán được đánh giá là phương án khả thi. Tại nước ngoài, đây là nguồn vốn rất được các doanh nghiệp quan tâm do có sự ổn định trong dài hạn và có mức độ linh hoạt hơn rất nhiều so với vay vốn ngân hàng. Chưa kể, chi phí từ việc huy động vốn trực tiếp trên thị trường chứng khoán cũng rẻ hơn tương đối.
Video đang HOT
“Tại Việt Nam, việc các doanh nghiệp BĐS lên sàn không chỉ là bước tiến dài của doanh nghiệp ngành xây dựng – BĐS, mà còn cho thấy cánh cửa sáng trong việc gọi vốn phát triển dự án BĐS thông qua thị trường chứng khoán của nhiều doanh nghiệp khác. Đây là hướng đi phù hợp và hiệu quả nhằm khẳng định uy tín thương hiệu, tính minh bạch và giải trình, tạo điều kiện huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước, giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng”, ông Châu khẳng định.
Đồng quan điểm với ông Châu, ông Sử Ngọc Khương, Giám Đốc Bộ phận Đầu tư Savills Việt Nam cho rằng, thị trường chứng khoán là một kênh để huy động vốn hiệu quả cho những doanh nghiệp muốn mở rộng và phát triển dự án. Bên cạnh đó, huy động vốn qua việc niêm yết cổ phần cũng là một cách hút vốn từ công chúng, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài một cách nhanh nhất và đang dần trở thành xu hướng của doanh nghiệp.
“Sự hiện diện của các quỹ đầu tư nước ngoài, các ngân hàng đầu tư đang ngày một phổ biến hơn trong cơ cấu cổ đông của những doanh nghiệp bất động sản niêm yết. Xu hướng này sẽ còn tiếp diễn, khi mà nhà đầu tư tìm đến những doanh nghiệp niêm yết có uy tín để chọn mặt gửi vàng”, ông Khương nhấn mạnh.
Cũng theo ông Khương, dòng vốn huy động được từ việc niêm yết trên sàn chứng khoán, đặc biệt là nguồn vốn từ nước ngoài sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh và phát triển dự án, giúp các doanh nghiệp mở rộng quy mô, phát triển bền vững hơn.
Tuấn Minh
Theo InfoNet
Dư địa tăng trưởng bền vững của Hải Phát Invest
Làm thực, bài bản và chất lượng trên nguyên tắc đồng lợi với khách hàng, triết lý kinh doanh và tâm thế của nhà phát triển bất động sản chuyên nghiệp Hải Phát Invest (Mã CK: HPX) đang trở thành một nhân tố tích cực trong ngành bất động sản Việt Nam.
Với bước đệm niêm yết trên HOSE từ ngày 24/7/2018, Hải Phát Invest tự tin sẽ tạo ra được nhiều giá trị hơn cho khách hàng và các nhà đầu tư chứng khoán.
Có dịp ghé thăm văn phòng làm việc hay tại công trường xây dựng của doanh nghiệp này mới thấy tinh thần gắn kết, làm việc nhóm, tập trung và bứt phá vượt qua chính mình của các thành viên trong đại gia đình Hải Phát Invest.
Trẻ trung, năng động nhưng đầy nhiệt huyết trong công việc, mỗi cán bộ, công nhân viên của Hải Phát luôn thấm nhuần tư tưởng về việc làm tốt nhất, tạo nên những giá trị thật để được khách hàng và nhà đầu tư tin tưởng đón nhận.
Trong suốt quá trình 15 năm hình thành và phát triển, đó là những điều cốt lõi tạo nên sắc thái riêng biệt của Hải Phát Invest, giúp doanh nghiệp từng bước vượt qua khó khăn, để có được một thương hiệu mạnh như ngày hôm nay.
Theo ông Đoàn Hòa Thuận, Tổng giám đốc Hải Phát Invest, nguồn nhân lực là yếu tố quyết định sự phát triển của doanh nghiệp.
Với triết lý đó, trong nhiều năm, đến nay, Hải Phát Invest đã tạo dựng được một đội ngũ cán bộ công nhân viên ngày càng sáng tạo, hoàn thiện kỹ năng, nắm vững và làm chủ công nghệ.
Chính sự sáng tạo, nhiệt huyết "dám nghĩ, dám làm" của những nhân tố trẻ đã góp phần đưa thương hiệu Hải Phát Invest ngày càng nhận được sự tin tưởng của khách hàng, giúp Công ty giữ vững vị thế một trong những nhà phát triển bất động sản hàng đầu tại phía Bắc hiện nay.
Cùng chia sẻ triết lý và tầm nhìn đặt yếu tố con người làm trung tâm của sự phát triển cũng là một trong những lý do Hải Phát Invest chọn và mở rộng cánh cửa chào đón đối tác chiến lược Amersham Industries Limited, Aquila Spc Ltd, Idris Ltd, Vietnam Enterprise Investment Limited thuộc Quỹ đầu tư tài chính hàng đầu Dragon Capital.
Nhờ đó, Hải Phát có được một nền tảng tài chính bền vững, đáp ứng với một thị trường có tính cạnh tranh ngày càng cao. Đồng thời, cũng giúp xây dựng chiến lược kinh doanh hài hòa, đảm bảo các mục tiêu kinh doanh của Hải Phát Invest.
Theo báo tài chính mới nhất, trong nửa đầu năm 2018 vừa qua, Hải Phát Invest đạt 170 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, vượt trội so với cùng kỳ và hoàn thành 40% chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đặt ra từ đầu năm.
Đây được xem là một kết quả khá tích cực, đặc biệt ngay từ đầu năm, môi trường kinh doanh được dự báo khó khăn do chính sách thay đổi dẫn đến các yếu tố chi phí đầu vào tăng cao.
Bên cạnh đó, nguồn cung gia tăng mạnh với đa dạng sản phẩm hơn mang tới nhiều lựa chọn cho khách hàng hơn, cũng đồng nghĩa sự cạnh tranh trở nên gắt gao hơn.
Vì thế, để giữ vững được kết quả này, đòi hỏi Ban lãnh đạo Hải Phát Invest phải rất nỗ lực trong việc xây dựng các phương án dự phòng kinh doanh, tái cơ cấu cũng như quản lý, tiết giảm các chi phí một cách hài hòa, hợp lý nhằm đảm bảo những lợi ích tối đa cho các cổ đông và nhà đầu tư.
Theo đó, trong nửa đầu năm, các chỉ tiêu về tại chính cho thấy sự ổn định của Hải Phát với chỉ số lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản trung bình (ROA): 5,67% và tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu trung bình (ROE): 19,3%.
Bên cạnh đó, tổng tài sản của Hải Phát Invest tại ngày 30/6/2018 đạt 6.701 tỷ đồng, tăng 2% so với đầu năm, vốn chủ sở hữu tăng 9,1% so với đầu năm nhờ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng mạnh 180%.
Hải Phát Invest cũng duy trì các chỉ tiêu về khả năng thanh toán ổn định với Hệ số thanh toán ngắn hạn 1,37 lần, Hệ số thanh toán nhanh 1 lần.
Trong nửa đầu năm 2018, mặc dù vẫn tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào các dự án lớn và mở rộng mạng lưới hoạt động nhưng Hải Phát Invest vẫn duy trì hợp lý các chỉ tiêu về cơ cấu vốn trong giới hạn cho phép, nằm trong giới hạn kiểm soát rủi ro tài chính và đảm bảo hiệu quả hoạt động.
Trong những tháng cuối năm 2018, theo nhận định của ông Thuận, tình hình thị trường bất động sản sẽ tiếp tục có sự khởi sắc và mang lại các cơ hội tăng trưởng rõ rệt cho Hải Phát Invest.
Các dự án như Roman Plaza, dự án Khu đô thị mới Phú Lương, dự án The Vesta, hay dự án Khu nhà thấp tầng Trâu Quỳ (192 tỷ đồng)... tiếp tục nhận được sự quan tâm rất lớn của khách hàng nhờ vào chất lượng xây dựng, tiện ích hiện đại với mức giá vô cùng hợp lý.
Tuy nhiên, ông Thuận cũng cho biết, để đảm bảo chiến lược phát triển bền vững, Hải Phát Invest vẫn sẽ tiếp tục triển khai thực thi chủ động trong kiểm soát, hướng tới hoàn tất mục tiêu lợi nhuận sau thuế đạt 450 tỷ đồng nhưng vẫn đảm bảo khả năng an toàn tài chính trong dài hạn.
QUỲNH CHI
Theo vtc.vn
Hạn chế tín dụng vào thị trường bất động sản: Cơ hội tái cấu trúc doanh nghiệp Trước thách thức về việc Ngân hàng Nhà nước thực hiện lộ trình hạn chế tín dụng vào thị trường bất động sản gây nhiều khó khăn, HoREA cho rằng, đây cũng chính là cơ hội để tái cấu trúc doanh nghiệp. Theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), hiện các doanh nghiệp bất động sản tại TP.HCM đang đứng trước thách...