Xu hướng đời sống gia đình trong đại dịch COVID-19
Không ăn ngoài, không giải trí, xem phim, uống cà phê, không đi du lịch… Dù kinh tế có thiếu hụt đôi chút, nhưng đây là những ngày sống chậm đầy ý nghĩa của gia đình
Trong một bài phỏng vấn với tạp chí Dezeen ngày 9/3/2020, bà Li Edelkoort người được xem là một trong những chuyên gia dự đoán xu hướng (trend forecaster) có tầm ảnh hưởng nhất thế giới hiện nay đã nói: “Vi-rút Corona tặng chúng ta trang giấy trắng cho một khởi đầu mới”.
Trang giấy trắng ấy, biết đâu chừng, lại là một trang giấy giúp chúng ta vẽ lại đời sống hôn nhân của mình. Một đời sống vốn đã chất chứa quá nhiều điều khiến ta phiền lòng”.
Bà Li Edelkoort dự báo: “Chúng ta sẽ có trong tay một trang giấy trắng cho một khởi đầu. Tái định hướng và khởi động lại sẽ cần rất nhiều sự thấu suốt”.
Xây dựng lại các giá trị gia đình
Ngồi nói với nhau về dịch khi những con số chưa gây hoảng hốt như bây giờ, chị Ngọc Xuyến – một nhà đầu tư chứng khoán thú nhận: “Nhờ có COVID-19 mà tôi trở nên… đàn bà hơn bao giờ hết”.
Biết không gian ở nhà chật hẹp, nhưng hai vợ chồng đôi khi cứ sống theo ý mình, lễ tết hay cuối tuần gì phần ai nấy sống – nhân danh sự riêng tư. Nhờ những ngày nghỉ dịch thế này, chị dành hết thời gian chăm chút cho chồng con từng bữa ăn, sáng tối đủ đầy.
Chị nói: “Phải biết tiết chế mình hơn, để không phải cãi nhau trước mặt con”. Bỗng thấy mọi thứ chẳng khó khăn như mình nghĩ. Giờ đây, tính nữ trong chị dường như được bộc lộ mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Yêu bếp, chăm con chăm chồng, thường xuyên hỏi han sức khỏe cha mẹ hai bên.
Rất nhiều thứ mà bao nhiêu năm lấy chồng, giờ chị mới thấy mình chu toàn nhất. Chị tếu táo: “Chắc phải cảm ơn đại dịch, tự dưng lại làm ấm lên một cuộc hôn nhân tẻ nhạt sau khi cưới hơn 10 năm. Giờ vợ chồng tự nhiên tôn trọng nhau hẳn”.
Nền tảng gia đình là một điều mà ai khi lập gia đình cũng kỳ vọng đưa lên làm tiêu chí đầu tiên cho cuộc hôn nhân của mình. Nhưng vì rất nhiều lý do, chúng ta cứ sống như bị rượt đuổi. Đi làm, quan hệ xã hội và về nhà đôi khi chỉ để nói với nhau vài câu rồi ngủ.
Video đang HOT
Chúng ta quên rằng, các giá trị gia đình chính là sự quan tâm, tôn trọng dành cho nhau. Lòng chung thủy, sự hiếu thuận với gia đình hai bên, giáo dục con cái… là những thứ phải được chăm sóc và tưới tắm hằng ngày.
Bỏ các thói quen cũ
Tuấn – giảng viên của một trường trung cấp dạy nghề, viết lên trang cá nhân của anh: “Không gặp gỡ, không lai rai, không vài chai… mà sao thấy cũng bình thường”… Dòng trạng thái nhận được biết bao cảm xúc từ bạn bè.
Ai cũng biết, Tuấn nổi tiếng ưa nhậu. Cứ sau giờ làm việc là anh đi nhậu. Diệu, vợ anh, như đã quen nên chẳng còn cằn nhằn khóc lóc như lúc mới cưới. Tuấn bảo mình không nhậu nhiều, nhưng nhớ không khí náo nhiệt tưng bừng của mỗi lần tụ tập, nên đến giờ là phải uống một vài chai. Nếu không, Tuấn cứ bứt rứt không yên. Rồi dịch bệnh ập đến, dù muốn hay không Tuấn cũng phải ở nhà.
Một việc tưởng chừng đơn giản là đi làm về nhà, chơi với con, phụ vợ nhặt rau, lau nhà… mãi đến sau bảy năm trời, Tuấn mới đón nhận và cảm thấy điều đó cũng “vui vui”. Rồi sẽ có rất nhiều thói quen được từ bỏ trong những ngày này.
Thói quen tụ tập bạn bè, thói quen lê la phố xá, thói quen mua sắm… Tất cả thói quen cũ sẽ được lược bỏ đi như chính chúng ta đang cai nghiện những thú vui cho mình.
Cách ly tiêu dùng và sống giản đơn
Chúng ta đang bị nhấn chìm trong một xã hội tiêu dùng, mua sắm và không biết tự hài lòng với bất cứ điều gì. Bà Li Edelkoort cũng có nhắc đến điều này: “Có vẻ như chúng ta đang bước vào một thời kỳ cách ly tiêu dùng, chúng ta sẽ phải học cách hài lòng với một cái váy giản đơn. Vi-rút sẽ gây ảnh hưởng lên văn hóa và mang tính quyết định trong việc xây dựng một thế giới mới hoàn toàn khác biệt”.
Chị Ngọc Xuyến là người nghiện mua sắm áo quần đến mức không thể kiềm chế được. Vui chị cũng đi mua, buồn lại càng đi mua. Trong thời gian chờ cuộc hẹn, chị lại đi mua sắm. Đôi khi đang trên đường đến chỗ hẹn, chị ghé vào một trung tâm thương mại, mua bộ khác thay, chỉ để cho vui vậy thôi.
Những ngày ở nhà “trốn dịch”, nhìn tủ áo quần “muốn điên luôn”, nên đây là cơ hội cho mình sắp xếp gọn gàng, phân loại và nhân tiện tập phối các món lại với nhau. “Thật vui là hơn một tháng trời không đi mua quần áo mới, vẫn thấy cuộc sống cũng bình thản trôi”- chị nói.
Tìm lại sở thích
Tâm An là trưởng phòng kế hoạch của một công ty sản xuất có vốn Trung Quốc, dịch bệnh xảy ra bất ngờ, công ty cô tạm ngưng sản xuất. Thời gian ở nhà, Tâm An chợt nhận ra mình đã bỏ quên quá nhiều sở thích.
Nhìn giá sách đầy bụi, Tâm An thở dài. “Mình đã từng mê đọc sách biết bao, thèm hít hà ngửi mùi giấy mới, từng thức trắng đêm để đọc cho xong một cuốn sách. Vậy sao bây giờ lại thế này?”. Lần đầu tiên sau rất nhiều năm, Tâm An có nguyên một tuần đọc xong hai cuốn sách.
Những ngày căng ra vì những thông tin dịch bệnh khắp nơi trên thế giới, cô tìm lại những sở thích cũ của mình, mà cô lãng quên. Cô còn mua đàn ghi-ta mày mò tự học trên youtube, học nấu món Âu qua các kênh dạy nấu ăn, tự nướng bánh mì.
Và điều khiến An cảm thấy vui nhất chính là khoảng trống của thời gian giúp cô ngộ ra, bấy lâu mình đã quá thờ ơ với chính mình. Cuộc sống của một bà mẹ đơn thân dường như đã ngốn hết của An mọi niềm vui. May quá nhờ những ngày nghỉ dài…
Cùng nhau sống chậm hơn
Không ăn ngoài, không giải trí, xem phim, uống cà phê, không đi du lịch… Dù kinh tế có thiếu hụt đôi chút, nhưng đây là những ngày sống chậm đầy ý nghĩa của gia đình Hoài Thanh (Q.Thủ Đức). Mọi người quây quần với nhau, chơi cá ngựa, đố vui và cùng học anh văn online. “Cuộc sống thế này có lẽ hợp với nhà em mà lâu nay mình không nhìn ra”.
“Đây là lần đầu tiên tôi dạy con thả diều và có thời gian ở nhà với con lâu đến vậy” – một người đàn ông đang chơi diều với con trong khuôn viên chung cư Thanh Đa nói với một ông bố bên cạnh. Người kia cũng đồng tình: “Ra đường mấy ngày này ngại quá, tranh thủ cho con xuống sân chơi cho có nắng có gió. Chứ như trước kia, giờ này tôi đã đi chơi tennis, rồi uống bia, đâu có bao giờ ở nhà với mấy đứa nhỏ đâu”.
Phải chăng dịch bệnh đến đã khiến cho cả thế giới quanh ta thay đổi theo một cách tốt đẹp hơn?
Lan Khôi
Em chỉ muốn đơn thân nuôi con
Yêu không danh phận để rồi đơn thân nuôi con, điều tiếng là gánh nặng vô hình còn hữu hình là xoay xở để mưu sinh.
Thật trùng hợp khi tôi vừa đọc xong tin nghệ sĩ Mai Phương qua đời thì cô em kết nghĩa điện thoại. Em í ới đủ chuyện nhưng trọng tâm là "chị nghĩ sao khi em không chồng mà vẫn có con?".
Biết tôi sẽ hỏi tiếp điều gì nên nói luôn: "Chị yên tâm, em chưa có gì đâu, chẳng qua là yêu một người nhưng thấy không thấy ổn nên chỉ muốn sinh con mà không muốn cưới xin". Tôi thở phào mà lòng ngổn ngang.
Mai Phương chấp nhận thị phi, khổ cực để được làm mẹ (Ảnh internet)
Có những chuyện chỉ có người trong cuộc mới biết vì sao họ lại lựa chọn điều này mà không phải điều kia như số đông vẫn cho là đúng, phù hợp. Yêu không danh phận để rồi nuôi con đơn thân, điều tiếng là gánh nặng vô hình còn hữu hình là xoay xở để mưu sinh. Nhưng họ chấp nhận vì có một thứ còn lớn hơn cả ái tình nam nữ, đó là tình mẫu tử.
Vì con mà nghệ sĩ Mai Phương quyết giữ lấy bào thai, vì con mà cô có thêm nghị lực chống chọi với căn bệnh ung thư quái ác. Tiếc thay, số phận đã đưa cô đi quá sớm khi con còn quá nhỏ.
Tôi từng ám ảnh cái nhìn của một người bạn khi trút hơi thở cuối cùng vì tai nạn giao thông. Cô nhìn chúng tôi mà không nhìn chồng như muốn nhắn nhủ "hãy để mắt giùm 2 cậu con trai". Dự cảm của người đàn bà - người mẹ đã đúng khi mồ cô chưa xanh cỏ, ông chồng đã có bồ. Rõ là, thoát khỏi kiếp người, đàn bà vẫn chưa hết nặng nợ trần gian.
Thiên chức là hạnh phúc vô bờ nhưng cũng là nỗi niềm không tên. Yêu một ai đó mà không dám gọi tên, con chưa hẳn đã mang họ bố, và dẫu cố mạnh mẽ đến nhường nào, đàn bà vẫn khao khát một bờ vai. Nhưng người ta có thương con mình không, lại là vấn đề phải băn khoăn, lo lắng.
Em tôi không dám lấy chồng, dù đó là người em yêu và yêu em. Em thấy những người xung quanh mình ai cũng khổ vì chồng. Chồng chị gái đầu thì gì cũng mê, ngoại trừ vợ và con. Chị gái thứ lấy chồng xa, ba bốn năm mà chưa một lần được về thăm mẹ. Bản thân mẹ cô, một đời phục tùng ba, cúng giỗ không biết lên ngồi ăn là gì mà cứ xắm nắm dưới bếp chẳng khác gì đứa ở. Còn mấy đứa bạn thân, lấy chồng rồi biệt tăm, có đứa gặp lại đã báo vừa ly dị. Em nhìn quanh, thấy thế rồi chép miệng: "Thà không chồng còn hơn, nhưng con vẫn cần phải có".
Làm mẹ đơn thân, số phận hay do mình lựa chọn (Ảnh minh họa)
Em cá tính, giỏi giang, từ nhỏ đã biết kiếm tiền để trang trải việc học. Tính độc lập trong lối sống khiến em có cái nhìn thoáng hơn về cuộc sống và hôn nhân.
Em quan niệm: yêu có cần thiết phải lấy, rồi cưới hỏi rình rang mà dăm bữa nửa tháng lại xách nhau ra tòa vì lý do "nhầm, không hợp". Nhưng để con một đời không cha, người mẹ nào có thể cam lòng? Dẫu cảm thấy được tự tại tung tăng thì có lúc, phụ nữ đơn thân sẽ cảm thấy chạnh lòng khi con mình nhìn theo một đứa bạn có bố đi cùng.
Có thể đến một lúc nào đó, em tôi sẽ nhận ra: cuộc đời vốn không giản đơn như điều ta vẫn tưởng. Những khoảng trống vô hình về một mái ấm có đủ cả ba và mẹ vẫn là một khao khát len lỏi đâu đó trong tim.
Lâm Hoàng
6 sự thật về động cơ ngoại tình của đàn ông khác xa vời vợi so với những gì bạn lầm tưởng bấy lâu nay! Nói cách khác, người đàn ông sẽ không "lạc lối" chỉ bởi anh ta nghĩ rằng sẽ có sự thăng hoa trong chuyện ấy với 1 cô gái nóng bỏng hơn vợ mình. Đàn ông chúng tôi không quan niệm là "người thứ 3" hay người thứ N. Chỉ đơn giản bọn tôi tìm đến phụ nữ ngoài vợ để thỏa mãn bản...