Xu hướng doanh nghiệp offshore niêm yết trên sàn quốc tế
Tại các sàn giao dịch chứng khoán hàng đầu quốc tế như Luân Đôn, Hồng Kông…, ngày càng nhiều các công ty offshore được niêm yết. Điều gì đã tạo ra xu hướng này?
Cơ hội từ những thay đổi trong quy định
Khái niệm công ty offshore – các doanh nghiệp hoặc tổ chức tài chính thành lập và hoạt động tại những khu vực ưu đãi thuế, thường nhằm mục đích: bảo toàn tài sản, tăng cường bảo mật hoặc phát triển mở rộng các thị trường quốc tế.
Mặc dù có rất nhiều khu vực đưa ra các chính sách thuế và các ưu đãi hấp dẫn, chỉ một vài nơi có sự tín nhiệm và danh tiếng dựa trên nền tảng luật định chặt chẽ và được xem như là trung tâm tài chính offshore (OFC) như British Virgin Islands (BVI), Cayman Islands, Bermuda…
Những cái tên này tuy không quá phổ biến nhưng thực ra luôn nằm trong Top 20 quốc gia có vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Các quy định pháp lý gần đây đã có nhiều thay đổi đáng kể, góp phần tăng cường sự minh bạch và giúp củng cố uy tín cho những doanh nghiệp tại khu vực này.
Một thay đổi điển hình là việc ban hành luật về Bản chất Kinh tế (Economic Substance) ở nhiều trung tâm tài chính offshore sau khi bộ quy tắc ứng xử về thuế doanh nghiệp được Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) công bố vào năm 2017.
Nhờ ban hành kịp thời và giám sát nghiêm ngặt việc thực hiện quy định bản chất kinh tế, cả Cayman Islands và BVI đã được EU đánh giá cao các cam kết và không còn bị liệt kê vào danh sách đen (không hợp tác cho mục đích thuế với EU).
Vươn xa hơn trên thị trường quốc tế
Video đang HOT
Những thay đổi pháp lý tích cực như thế đã giúp nhà đầu tư vững tin về cơ hội đầu tư tại các khu vực offshore.
Tại châu Mỹ, chỉ xét riêng hai sàn giao dịch lớn nhất là New York (NYSE) và NASDAQ đã có trên 200 doanh nghiệp offshore niêm yết với tổng giá trị vốn hóa hơn 2.000 tỷ USD. Bên bờ châu Âu, tại Sàn Giao dịch chứng khoán Luân Đôn (LSE) ghi nhận giao dịch của hơn 350 công ty từ các trung tâm tài chính offshore với tổng giá trị vốn hóa khoảng trên 600 tỷ USD.
Tại sàn chứng khoán Hồng Kông (HKEX), sàn giao dịch lớn thứ 4 trên thế giới, có trên 1.500 doanh nghiệp offshore đăng ký niêm yết, đạt mức giá trị vốn hóa xấp xỉ gần 2.700 tỷ USD. Thị trường Singapore cũng ghi nhận niêm yết từ hơn 70 doanh nghiệp với tổng giá trị vốn hóa khoảng 129 tỷ USD.
Sàn HKEX cũng là một trong những nơi được các doanh nghiệp Việt Nam tiên phong trên con đường niêm yết trên sàn quốc tế “chọn mặt gửi vàng” trong thời gian đầu. Điểm thú vị là số doanh nghiệp offshore niêm yết trên HKEX vượt qua số lượng các doanh nghiệp Hồng Kông.
Do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau bao gồm quy định về đầu tư, quy mô doanh nghiệp (doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đại đa số trong nền kinh tế Việt Nam) hay chưa sẵn sàng của doanh nghiệp… nên số lượng công ty Việt Nam niêm yết ở thị trường chứng khoán quốc tế không nhiều.
Việc xây dựng cơ cấu công ty offshore phù hợp sẽ đóng góp tích cực cho hành trình niêm yết ở các sàn giao dịch chứng khoán lớn như NYSE, HKEX hay LSE. Khi sử dụng mô hình công ty offshore, cần cân nhắc yếu tố loại hình hoạt động.
Thông thường, nhóm doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đầu tư, holding (quản lý vốn dưới dạng công ty hay cá nhân) là những cấu trúc được ưa chuộng nhất do linh hoạt về cơ cấu cũng như đơn giản trong quy trình. Với đặc trưng ưu đãi thuế và cho mục đích bảo toàn tài sản là những điểm thuận lợi nổi bật của doanh nghiệp offshore.
Tuy nhiên, cần lưu ý tuân thủ các quy định về đầu tư của Việt Nam cũng như các yêu cầu của khu vực pháp lý là cần thiết cho bất cứ hình thức đầu tư nào.
Để đáp ứng nhu cầu gia tăng của doanh nghiệp offshore và các yêu cầu ngày càng phức tạp về cấu trúc vốn, hạ tầng tài chính tại đây phát triển với rất nhiều sự lựa chọn cho dịch vụ ngân hàng, kiểm toán, tư vấn pháp lý…, Grant Thornton với quy mô toàn cầu hỗ trợ kết nối và tư vấn chuyên sâu tại từng khu vực pháp lý trong hệ sinh thái tài chính năng động này.
Quá ít doanh nghiệp minh bạch thù lao lãnh đạo
Theo quy định, doanh nghiệp phải công bố thù lao lãnh đạo, bao gồm hội đồng quản trị, ban kiểm soát và ban điều hành, nhưng hầu hết doanh nghiệp đều né tránh.
Bản tin quản trị công ty "Thực thi vai trò giám sát của hội đồng quản trị" tháng 4/2020 của Deloitte Việt Nam cho biết, thù lao, chi phí hoạt động và các lợi ích khác của hội đồng quản trị, ban kiểm soát, ban điều hành cũng như từng thành viên phải được công bố trong báo cáo tài chính năm, nhưng tỷ lệ doanh nghiệp đáp ứng hiện chưa đến 10%.
Điều 158, Luật Doanh nghiệp 2014 quy định, thù lao của thành viên Hội đồng quản trị và tiền lương của giám đốc hoặc tổng giám đốc và người quản lý khác được tính vào chi phí kinh doanh của Công ty theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và phải được thể hiện thành mục riêng trong báo cáo tài chính hàng năm của Công ty, phải báo cáo Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên.
Theo Nghị định 71/2017/NĐ-CP hướng dẫn về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng có hiệu lực từ 1/8/2017, báo cáo hoạt động của hội đồng quản trị/ban kiểm soát tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông thường niên phải đảm bảo có nội dung: thù lao, chi phí hoạt động và các lợi ích khác của hội đồng quản trị/ban kiểm soát cũng như của từng thành viên.
Vậy nhưng, trên thực tế, các doanh nghiệp thường gộp thù lao hội đồng quản trị, ban kiểm soát vào ban điều hành thành con số tổng chi thù lao, lương thưởng.
Chẳng hạn, tại Công ty cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ), doanh nghiệp công bố chi trả 53,2 tỷ đồng cho Hội đồng quản trị và Ban điều hành trong năm 2019. Tính ra, mỗi lãnh đạo nhận bình quân 3 tỷ đồng trong năm qua.
Còn Tập đoàn Hòa Phát (HPG) thì chi 7,2 tỷ đồng tiền lương thưởng và 40,8 tỷ đồng thù lao cho 16 thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát và Ban Tổng giám đốc trong năm qua. Bình quân, mỗi lãnh đạo cấp cao của HPG có mức thu nhập khoảng 3 tỷ đồng.
Hay tại Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE), trong báo cáo thường niên năm 2019, doanh nghiệp công bố thù lao Hội đồng quản trị là 3,48 tỷ đồng, lương và thưởng Ban Tổng giám đốc là 14,4 tỷ đồng.
Hội đồng quản trị công ty này hiện có 5 người, Ban Tổng giám đốc có 3 người. Như vậy, trong năm qua, bình mỗi thành viên Hội đồng quản trị REE được nhận gần 700 triệu đồng, mỗi thành viên Ban Tổng giám đốc được nhận gần 5 tỷ đồng.
Trong khi đó, một số doanh nghiệp công bố tổng thù lao của hội đồng quản trị và ban kiểm soát, mà không cho biết thù lao của ban điều hành.
Chẳng hạn, theo báo cáo thường niên của Công ty cổ phần FPT, năm 2019, doanh nghiệp thực chi mức lương, thưởng và thù lao cho thành viên Hội đồng quản trị là 16,28 tỷ đồng, thù lao và chi phí hoạt động của Ban Kiểm soát là 1,04 tỷ đồng.
Ước tính, với 7 người trong Hội đồng quản trị, bình quân mỗi thành viên được nhận hơn 2,3 tỷ đồng.
Hay tại Tổng công ty Khí Việt Nam (GAS), quỹ tiền lương, tiền thưởng thực hiện năm 2019 của Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát dự kiến vượt kế hoạch.
Cụ thể, theo kế hoạch đề ra, quỹ tiền lương, tiền thưởng kế hoạch trước thuế gộp chung của cả Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát là 10,46 tỷ đồng.
Nhưng sau khi có kết quả đánh giá mức độ hoàn thành chức trách nhiệm vụ của người quản lý, tổng số tiền lương và tiền thưởng sẽ chi có thể lên tới tối đa là 12,4 tỷ đồng.
Được biết, Hội đồng quản trị GAS có 6 người và Ban Kiểm soát có 3 người, tính bình quân mỗi người được nhận 1,4 tỷ đồng.
CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (DBC) nằm trong số ít các doanh nghiệp công bố cụ thể mức lương thưởng, thù lao mỗi lãnh đạo.
Năm ngoái, tiền lương và thù lao của mỗi sếp lớn trong Hội đồng quản trị DBC đều được nêu tại báo cáo thường niên của doanh nghiệp.
Người có thu nhập cao nhất là ông Nguyễn Như So, Chủ tịch Hội đồng quản trị. Ông So nhận 1,2 tỷ đồng tiền lương và 360 triệu đồng tiền thù lao trong năm 2019. Tổng cộng, DBC chi khoảng 8,7 tỷ đồng cho quỹ lương, thù lao của dàn lãnh đạo doanh nghiệp năm qua.
Nhiều ý kiến cho rằng, mức thu nhập của các lãnh đạo doanh nghiệp dù cao hay thấp cũng phải gắn với hiệu quả kinh doanh, đảm bảo yếu tố công bằng và hợp lý.
Đồng thời, thù lao, lương thưởng của lãnh đạo doanh nghiệp cũng như các lợi ích liên quan phải được công khai, minh bạch, tránh phát sinh những nguồn thu nhập "kín đáo" đến từ giao dịch với các bên có liên quan, gây thiệt hại cho công ty nói chung, các cổ đông khác nói riêng.
Điểm danh doanh nghiệp "xù" hợp đồng gạo dự trữ đợt 1, tiếp tục đi đấu thầu đợt 2 Nhiều doanh nghiệp tiếp tục tham gia đấu thầu cung cấp gạo dự trữ tại nhiều Cục Dự trữ Nhà nước khu vực dù trước đó đã từ chối ký hợp đồng ở đợt 1. Sau khi hàng loạt doanh nghiệp "xù" hợp đồng cung cấp gạo dự trữ lần 1, các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực đang tổ chức đấu...