Xử “đại gia” Trịnh Sướng: Tranh luận “xăng kém chất lượng” hay “hàng giả”
Ngày 16/4, phiên tòa xét xử vụ sản xuất, mua bán xăng giả liên quan đến Trịnh Sướng diễn ra phần tranh luận. Luật sư đề nghị làm rõ xăng mà các bị cáo sản xuất là xăng giả hay chỉ kém chất lượng.
Tại phần tranh luận, luật sư bào chữa cho bị cáo Trịnh Sướng yêu cầu VKSND tỉnh Đắk Nông đưa ra giải thích để làm rõ 2 số liệu về số lượng và giá trị của số xăng giả do bị cáo này sản xuất.
Theo bản luận tội mà VKSND tỉnh Đắk Nông công bố, bị cáo Trịnh Sướng đã sản xuất và bán ra thị trường 137 triệu lít xăng giả tương đương với giá trị hàng thật là gần 2.500 tỷ đồng. Hai con số này không có chú thích, lý giải nguồn gốc, căn cứ xác định như thế nào, thời điểm áp dụng đơn giá ra sao nên các luật sư không có cơ sở đối chiếu.
Bị cáo Trịnh Sướng tại phiên tòa sơ thẩm.
Ngoài ra, luật sư của bị cáo Trịnh Sướng cũng yêu cầu phải làm rõ thêm về số tiền thu lợi bất chính. Vì ban đầu cáo trạng mà VKSND truy tố là 102 tỷ, nhưng trong phần luận tội, con số thu lợi bất chính này lên hơn 106 tỷ.
Luật sư của bị cáo Sướng cũng dẫn lại quy định về hàng giả. Vị này cho rằng chất lượng hàng hóa đạt từ 70% trở xuống mới được xem là hàng giả. Trong khi đó, chất lượng xăng của bị cáo Sướng pha chỉ vi phạm 2 đến 3 chỉ tiêu rất nhỏ trong 19 nhóm tiêu chuẩn của quy chuẩn Việt Nam. Riêng chỉ tiêu RON, chỉ tiêu cơ bản nhất để xác định xăng thì đạt tiêu chuẩn.
“Giữa việc xăng không đạt chất lượng hay xăng kém chất lượng với thuật ngữ xăng giả không hề có sự đồng cấp với nhau. Xăng không đạt chất lượng thì có được coi là xăng giả hay không ?”, luật sư của bị cáo Sướng nêu quan điểm.
Đại diện VKSND tỉnh Đắk Nông khẳng định, hàng hóa mà Trịnh Sướng sản xuất ra là xăng giả.
Video đang HOT
Đại diện VKSND tỉnh Đắk Nông tranh luận, khái niệm hàng giả đã được Nghị định 185/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định.
Trước bào chữa của luật sư “chất lượng không đạt 70% so với hàng thật thì mới được coi là hàng giả”, đại diện VKSND cho rằng, khoản 8, điều 3 của Nghị định 185 đã quy định các yếu tố cấu thành hàng giả.
Đối với trường hợp của Trịnh Sướng, mặt hàng mà bị cáo này sản xuất ra vi phạm quy định “hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên” và “Tên gọi hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký” nên được xác định đây là hàng giả.
Căn cứ xác định khối lượng xăng giả của Trịnh Sướng, đại diện VKSND tỉnh Đắk Nông tranh luận, VKSND tính số lượng xăng giả không dựa trên nguyên tắc 1 lít dung môi bằng 1 lít xăng giả, vì trọng lượng của một số dung môi nặng hơn xăng.
Theo VKSND tỉnh Đắk Nông, đối với dung môi, nếu không bắt quả tang, thu giữ được thì không thể xác định được tỷ lệ dung môi trong 1 lít xăng giả. Trong trường hợp này, theo nguyên tắc có lợi cho các bị cáo, VKS xác định 1 lít dung môi bằng 1 lít xăng giả. Bị cáo Trịnh Sướng phải chịu trách nhiệm đối với số lượng xăng giả là hơn 137 triệu lít, bán ra thị trường hơn 133 triệu lít.
Bị cáo Trịnh Sướng đề nghị VKSND tỉnh Đắk Nông làm rõ tại sao lại có số tiền thu lợi bất chính 106 tỷ đồng.
“Căn cứ vào các tài liệu, hồ sơ vụ án và lời khai thì bị cáo cho rằng, sản xuất xăng A95 lời hơn A92. Trong quá trình điều tra, chúng tôi căn cứ vào giá trị xăng thật bán ra trên thị trường thì xác định các bị cáo thu lợi là 800 đồng/lít, tiền thu lợi bất chính của bị cáo là hơn 106 tỷ đồng. Việc cáo trạng truy tố 102 tỷ nhưng đến khi luận tội là 106 tỷ là do… lỗi đánh máy”, đại diện VKSND tỉnh Đắk Nông giải thích thêm.
Cũng tại phần tranh luận, bị cáo Trịnh Sướng cũng cho biết, trong quá trình lấy lời khai bị cáo này khai nhận sản xuất xăng A92 thu lợi 400 đồng/lít, xăng A95 thu lợi 800 đồng/ lít. Tuy nhiên, bị cáo mong muốn HĐXX đề nghị VKSND tỉnh Đắk Nông làm rõ, căn cứ nào mà khẳng định, bị cáo sản xuất A95 nhiều hơn A92 và thu lợi bất chính 106 tỷ đồng.
Phiên tòa tiếp tục phần tranh luận đối với các bị cáo khác.
"Đại gia" xăng dầu Trịnh Sướng hầu tòa
"Đại gia" xăng dầu Trịnh Sướng và đồng phạm đã sản xuất, tiêu thụ hơn 167 triêu lit xăng gia, thu lơi bât chinh hơn 136 ti đông
Dự kiến, hôm nay (8-4), TAND tỉnh Đắk Nông sẽ mở phiên tòa sơ thẩm xét xử đường dây sản xuất và buôn bán xăng giả đối với bị cáo Trịnh Sướng (SN 1967, ngụ tỉnh Sóc Trăng) và 38 đồng phạm.
Lần từ ngọn, bắt tận gốc
Theo cáo trạng, ngày 22-1-2019, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Nông bắt quả tang 2 nhóm đối tượng có hành vi bán dung môi công nghiệp cho các cửa hàng, đại lý bán lẻ xăng dầu tại tỉnh Đắk Nông pha trộn với xăng để bán ra thị trường do Hồ Thị Nhẫn và Nguyễn Văn Hướng điều hành. Kết quả điều tra xác định nguồn dung môi Nhẫn mua của vợ chồng Nguyễn Thị Kim Loan, Hoàng Thụy Minh Việt (ngụ tỉnh Đồng Nai). Hướng, Loan và Việt mua dung môi của Công ty Phạm Sơn tại TP Cần Thơ do Nguyễn Thị Thu Hòa (Phó Giám đốc) điều hành.
Điều tra mở rộng vụ án, xác định Hòa còn bán dung môi cho nhiều tổ chức, cá nhân khác, trong đó có Nguyễn Ngọc Quan (ngụ TP HCM). Công ty Phạm Sơn mua dung môi của Công ty Bình Minh do Lưu Văn Nguyện trực tiếp điều hành. Ngoài việc bán dung môi cho Hòa, Nguyện còn bán dung môi cho Trịnh Sướng tại tỉnh Sóc Trăng và Đinh Chí Dũng tại TP HCM.
Các bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm ngày 12-1
Từ ngày 28 đến 30-5-2019, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Nông đã phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an bắt quả tang, khám xét khẩn cấp các nhóm đối tượng Đinh Chí Dũng, Nguyễn Ngọc Quan và Trịnh Sướng khi đang thực hiện hành vi sản xuất, buôn bán xăng giả trên địa bàn TP HCM, TP Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Hậu Giang.
Trong đó, Hòa đã bán cho Hoàng Thụy Minh Việt, Nguyễn Thị Kim Loan, Nguyễn Văn Hướng, Nguyễn Ngọc Quan hơn 22,8 triệu lít dung môi các loại, với số tiền hơn 292 tỉ đồng. Sau đó, 4 bị cáo này đã sử dụng dung môi, hóa chất mua của Hòa để sản xuất và bán ra thị trường hơn 3,5 triệu lít xăng giả, tương đương với số lượng hàng thật trị giá hơn 71 tỉ đồng.
Tương tự, từ ngày 1-6-2018 đến 29-5-2019, Quan đã mua hơn 19 triệu lít dung môi hóa chất các loại, trong đó mua của Hòa hơn 1,3 triệu lít dung môi các loại bán cho các cá nhân, tổ chức khác; sử dụng dung môi hóa chất, mua thêm xăng A95 và E5 RON 92 để trộn lẫn với nhau theo tỉ lệ không ổn định, cho hợp chất màu công nghiệp Azo vào cho giống với xăng chính hãng A95 và E5 RON 92 bán ra thị trường tổng cộng 11,9 triệu lít xăng giả.
Từ ngày 12-6-2018 đến 28-5-2019, Đinh Chí Dũng đã sản xuất hơn 2,5 triệu lít xăng giả, tương đương hơn 51 tỉ đồng, đã bán ra thị trường hơn 2,2 triệu lít xăng giả.
Thu lợi hàng trăm tỉ đồng
Cũng theo cáo trạng, từ ngày 9-1-2017 đến 30-5-2019, tại Kho xăng dầu Phú Mỹ Hưng (tỉnh Sóc Trăng) và Kho xăng dầu Ressol (TP Cần Thơ), Trịnh Sướng đã tổ chức sản xuất hơn 137 triệu lít xăng giả các loại, tương đương với số lượng hàng thật trị giá hơn 2.400 tỉ đồng. Trịnh Sướng đã bán ra thị trường hơn 133 triệu lít xăng giả thông qua hơn 360 cửa hàng xăng dầu ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Kết quả điều tra xác định Trịnh Sướng cùng các thuộc cấp đã thu lợi hơn 102 tỉ đồng. Tông công, 39 bi cao ơ 18 tinh, thanh đa pha chê, ban ra thi trương 167 triêu lit xăng gia, thu lơi bât chinh hơn 136 ti đông.
Theo cơ quan điều tra, nguyên nhân có một phần do sự quản lý thiếu chặt chẽ của các cơ quan hành chính nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, hóa chất. Bên cạnh đó, để che giấu hành vi sản xuất, buôn bán xăng giả, Trịnh Sướng thuê người chỉnh đồng hồ đếm tổng của trụ bơm nhằm cân đối đầu vào, đầu ra. Đối với hệ thống đại lý phân phối, Trịnh Sướng bán hàng nhưng không xuất hóa đơn mà thanh toán bằng hình thức trả tiền mặt hoặc chuyển tiền vào tài khoản cá nhân. Những đối tượng khác trong vụ án này cũng tìm cách để hợp thức hóa quá trình xuất - nhập dung môi, hóa chất nhằm qua mặt lực lượng chức năng.
Theo môt lanh đao VKSND tinh Đăk Nông, xăng gia se gây anh hương đên năng suât cua đông cơ cac loai xe cơ giơi. Tuy nhiên, qua trinh điêu tra chưa co tai liêu, chưng cư nao chưng minh viêc xăng gia trong vu an cua Trinh Sương va đông pham gây ra chay nô ơ đông cơ cac loai xe cơ giơi.
Dự kiến xét xử trong 3 tuần
Ông Lương Đức Dương - Chánh Tòa Hình sự TAND tỉnh Đắk Nông, chủ tọa phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án "Sản xuất, buôn bán hàng giả" - cho biết phiên tòa dự kiến kéo dài đến hết tháng 4-2021. Có hơn 20 luật sư bào chữa, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bị cáo và những người liên quan.
Theo TAND tỉnh Đắk Nông, cáo trạng dài khoảng 80 trang. Khi bàn giao hồ sơ vụ án, TAND tỉnh Đắk Nông phải sử dụng xe tải chở hồ sơ.
Trước đó, ngày 12-1, TAND tỉnh Đắk Nông đã mở phiên xét xử sơ thẩm. Tại tòa, gia đình bị cáo Lê Châu Phước Hưng (37 tuổi, ngụ TP HCM) gửi 1 giấy chứng nhận bị bệnh tâm thần. Cùng với việc một số bị cáo vắng mặt, HĐXX đã tuyên hoãn phiên tòa.
Sau khi xác minh tại Bệnh viện Tâm thần TP HCM, VKSND tỉnh Đắk Nông cho biết bị cáo Hưng bị hạn chế về năng lực, hành vi nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. HĐXX sẽ xem xét đây là tình tiết giảm nhẹ.
Các luật sư bào chữa cho 19 bị cáo vụ Gang thép Thái Nguyên Ngày 15-4, phiên tòa xét xử 19 bị cáo trong vụ án gây thất thoát 830 tỷ đồng, xảy ra tại Dự án Mở rộng sản xuất giai đoạn 2 của Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO) tiếp diễn với phần nêu quan điểm bào chữa của các luật sư. Bị cáo Trần Trọng Mừng, nguyên Tổng Giám đốc TISCO...