Xperia Z chịu nước 30 phút nhưng chết vì… 1 cơn mưa nhỏ
15h ngày 22/04, tại trung tâm bảo hành Sony (TP.HCM), một khách hàng nam tên Duy đang phân trần với nhân viên hãng vì chiếc Sony Xperia Z chống nước của người em là Lê Minh Hồng Đức (25 tuổi.) mới mua bỗng “ngỏm củ tỏi” chỉ vì “tắm” một chút mưa đầu mùa ngắn, nhỏ.
Lỗi tại khách hàng?
Để mua được chiếc máy giá 15 triệu đồng này, chị Lê Minh Hồng Đức đã phải dành dụm, tiết kiệm chi tiêu suốt 1 năm qua.
Khi mua về được gần 2 tuần, chiều 13/04/2013, chị Hồng Đức đi xe máy cùng bạn gặp trời mưa. Tự tin về khả năng chống nước như quảng cáo, chị đã không ngần ngại rút máy ra nghe khi có cuộc gọi đến. Tuy vậy, khi về nhà, chiếc Xperia Z chống nước bỗng có dấu hiệu bị vào nước, hơi nước tụ ở ống kính máy ảnh, vàn hình nháy liên tục. Qua ngày 14/04, chiếc máy tắt hoàn toàn. Chị Đức đã lập tức tới trung tâm bảo hành của Sony trên đường Nguyễn Thị Minh Khai và được nhân viên ở đây chỉ qua Trung tâm bảo hành chính ở 104 Trần Đình Xu, quận 1 để được giải quyết nhanh hơn. Rất tiếc, gặp ngày chủ nhật, Trung tâm bảo hành nghỉ làm.
Nắp chống nước trên Xperia Z.
Sáng thứ 2, ngày 15/04, chị Đức nhờ bạn đem máy tới trung tâm bảo hành. Lúc này, nhân viên hãng tháo máy kiểm tra và phán “tình trạng ban đầu là máy bị vô nước từ khe cắm sạc pin. Đây là lỗi của khách hàng, sony không bảo hành, khách hàng muốn sữa máy thì phải chịu phí và sau lần sửa này sony chỉ bảo hành một tháng phần sửa chữa, đồng thơi chấm dứt chế độ bảo hành 1 năm dành cho máy…”
Ngậm ngùi để máy lại, thì hôm sau, chị Đức nhận “hung tin” từ nhân viên Sony rằng máy bị lỗi main, tổng chi phí sửa chữa là 7.900.000 đồng (bao gồm thay màn hình bự hư, sữa main bị lỗi), giảm giá còn khoảng 7.1 triệu đồng.
Video đang HOT
“Máy của tôi là máy mới chính hãng. Do dành dụm cả năm trời, tôi giữ rất cẩn thận, sau khi sạc pin tôi đều đóng nắp rất kỹ, không thể hở được. Và nếu hở, máy sẽ báo động cho người dùng biết để đóng nắp.” – chị Đức bức xúc.
Nhân viên bảo hành “ú ớ”
Khi chúng tôi cùng đại diện khách hàng tới trung tâm bảo hành tại 104 Trần Đình Xu, quận 1, một nữ nhân viên tại đây cho biết máy bị vô nước do khách hàng bất cẩn, không đóng hoặc đóng không kỹ nắp khe cắm sạc. Khi khách hàng đáp lại “Làm sao vậy được. Nếu hở, máy sẽ cảnh báo trên màn hình, sao mà xài được chị?” thì cô nhân viên này ú ớ hỏi đồng nghiệp: “Cái Xperia Z có báo động không nhỉ?” và lảng tránh vấn đề quan trọng này.
Máy được quảng cáo là có khả năng “lặn” trong nước tới 30 phút.
Khi khách hàng hỏi về khả năng chống nước, nữ nhân viên này lập luận: “Là hỗ trợ chống nước chứ không phải chống nước tuyệt đối. Trong thử nghiệm, Sony cũng dùng nước tinh khiết, không phải nước bẩn hay chứa axit…” Lập luận này khá “buồn cười” vì đã là thử nghiệm khả năng chống nước, Sony chắc phải thử nghiệm với nước trong môi trường sống bình thường, ít nhất là nước mưa. Nếu không, như vị khách hàng này nói “Nếu chỉ chịu được nước tinh khiết, thì Sony chắc chỉ bán được ở trên trời”…
Chất vấn qua lại không thành, nhân viên trung tâm bảo hành chốt lại rằng họ chỉ là nhân viên kiểm tra, máy thế nào thì thông báo với khách hàng như vậy, không có quyền đổi máy, hỗ trợ gì thêm cả… Vị khách tức tưởi ra về.
Trao đổi với chúng tôi, chị Đức uất ức: “Cá nhân tôi xài máy rất kỹ, vì số tiền bỏ ra mua rất lớn. Nhưng không ngờ rằng chiếc máy lại tệ như vậy. Chế độ bảo hành cũng tệ, khi trục trặc thì cứ đổ lỗi cho khách hàng!” Chị Đức còn cho biết, khi hỏi nhân viên bảo hành rằng “Sony có thu lại máy không?” thì nhận được câu trả lời “Không!” Tuy nhiên sau đó, một nhân viên của trung tâm bảo hành đã liên hệ (liên hệ cá nhân, không liên quan đến Sony) ngỏ ý muốn mua lại máy với giá tầm 4-5 triệu đồng, khiến khách hàng lỗ hơn 10 triệu sau vài ngày sử dụng (?)
Giấc mơ 12 tháng dành dụm đã… đi tong!
Trên mạng, các bài viết “cận cảnh Sony Xperia Z ngụp lặn trong nồi lẩu”… đã khiến các tín đồ công nghệ mê tít.
Xperia Z được coi là đối thủ của Samsung Galaxy S4 và HTC One không hẳn vì sở hữu màn hình Full HD 5 inch, bộ xử lý 4 nhân… mà là nhờ khả năng chống nước, chống bụi độc đáo. Cụ thể, người dùng có thể ngâm máy dưới nước liên tục ở độ sâu 1m trong 30 phút, rửa trực tiếp dưới vòi, sử dụng ngoài trời mưa… Để “sống” được trong nước, các cổng kết nối, khe cắm thẻ nhớ… của Xperia Z được bịt kín bằng một nắp đậy với các ron cao su.
Tuy nhiên, quảng cáo này cũng làm không ít người hoài nghi.
Không chỉ 1 nạn nhân (?)
Trên diễn đàn tinhte.vn, thành viên atheists “nuốt không trôi cục tức” vì chiếc Xperia Z mua tại thegioididong.com. Sau 5 ngày sở hữu, chủ nhân đã thử nhúng chiếc điện thoại vào ly nước, nước ngập thân máy. Lập tức, bong bóng nổi lên, chủ nhân rút ra lau khô thì nước vào màn hình.
Mang điện thoại đi bảo hành, thì phải đợi tới 5 ngày sau Sony mới giải quyết cho khách hàng bằng cách đổi máy mới. Máy vị khách nhận được là một chiếc Xperia Z không hộp, bọc trong tờ giấy thô sơ. Kiểm tra IMEI trên mạng cho thấy ngày hết hạn là 21/09/2014, tức là máy đã kích hoạt.
Theo GenK
Lỗ hổng trên Viber cho phép "vượt rào" điện thoại Android
Theo hãng bảo mật BKAV, lỗ hổng nghiêm trọng trong ứng dụng nhắn tin miễn phí Viber cho phép hacker vượt qua màn hình khóa, truy cập hoàn toàn vào điện thoại Android.
Ảnh chụp từ clip.
BKAV giải thích cơ chế tấn công như sau: Điện thoại nạn nhân bị khóa song đã cài đặt và đang khởi chạy Viber. Kẻ tấn công nhắn một tin nhắn tới nạn nhân, lúc này sẽ có thông báo trên màn hình khóa. Một trong những tính năng độc đáo của Viber là bạn có thể trả lời tin nhắn dù điện thoại đã khóa (lưu ý là điện thoại Android). Kích hoạt bàn phím Viber là bước thứ 2 để tấn công.
Một khi bàn phím được kích hoạt trên điện thoại nạn nhân, kẻ tấn công gửi tiếp một tin nhắn khác. Lần này, chỉ cần nhấn nút quay lại (back) trên điện thoại nạn nhân, hắn sẽ ngay lập tức truy cập vào thiết bị. (Xem clip minh họa bên dưới.)
Theo BKAV, vấn đề phát sinh từ cách thức Viber tương tác với màn hình khóa Android, Giám đốc bộ phận An ninh của BKAV Nguyễn Minh Đức, viết trên website công ty: "Cách Viber xử lý tin nhắn pop-up trên màn hình khóa của smartphone không thường gặp, dẫn tới không kiểm soát được logic lập trình điều khiển, gây ra lỗ hổng như đã nói".
BKAV đã liên hệ với Viber về vấn đề trên song chưa được phản hồi. Vào thời điểm phóng viên viết bài này, tài khoản Facebook, Twitter chính thức của Viber vẫn im lặng. Song theo nguồn tin riêng của ICTnews, đại diện Viber cho biết sẽ vá lỗi trong tuần tới.
Dù khá sốc trước thông tin kẻ xấu có thể dễ dàng vượt rào qua màn hình khóa của Android, nhưng người dùng không nên quá hoảng hốt bởi thực tế lỗ hổng này yêu cầu hai thứ mà phần lớn kẻ tấn công không có. Đầu tiên, chúng cần tiếp cận thực sự với điện thoại nạn nhân; nếu không sẽ không có gì nguy hiểm xảy ra với điện thoại của bạn dù nó đã khóa hay không khóa. Thứ hai, kẻ tấn công phải biết được thông tin Viber của nạn nhân để gửi tin nhắn.
Hai yếu tố trên có thể hạn chế tối đa khả năng bị hacker tấn công, chưa nhắc tới việc chỉ một tỉ lệ nhỏ trong số hàng triệu người dùng Android sử dụng Viber. Điều gây lo ngại ở đây là lập trình viên Viber không biết hay không quan tâm tới lỗ hổng bảo mật trong ứng dụng của họ. Chắc chắn, Viber không phải là nhà phát triển ứng dụng duy nhất bị xét nét về điều này.
Theo GenK
Xperia P, Xperia Go và Xperia E Dual chính thức được cập nhật Jelly Bean 4.1 Như đã hứa hẹn từ trước, Sony đã vừa mới thực hiện việc nâng cấp hệ điều hành Android Jelly Bean 4.1 cho các smartphone của mình là Xperia P, Xperia Go và Xperia E Dual. Việc cập nhật này sẽ được diễn ra theo từng giai đoạn nên người dùng sẽ phải chờ đợi thêm để nhận được thông báo cập nhật...