Xót xa: Thanh long chìm trong biển nước, dân cắt vội vớt vát
Bão số 9 đi qua, dù Bình Thuận không chịu ảnh hưởng trực tiếp, nhưng mưa trên diện rộng đã khiến không ít địa phương ảnh hưởng nặng nề. Trong đó, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận ngay trong sáng nay (26/11) nhiều vườn thanh long chìm trong nước.
Tại xã Hàm Thạnh, mưa lớn cộng với nước lũ đổ về bất ngờ gây ngập lụt nhiều diện tích thanh long và làm khó khăn trong việc đi lại của người dân. Tại thôn Dân Thuận, xã Hàm Thạnh hiện có gần 200 hộ dân bị cô lập bởi nước lũ.
Vườn thanh long chìm trong biển nước
Con đường duy nhất để các hộ dân nơi đây giao thương với bên ngoài phải đi ngang qua đập tràn này. Thế nhưng giờ đây, nước lũ đang dâng cao và chảy xiết. Người dân và học sinh không dám qua lại. Giao thông tại khu vực này bị tê liệt.
Nông dân ngắt điện để đảm bảo an toàn.
Nước lũ đổ về, cộng với mưa lớn cũng khiến nhiều diện tích thanh long trên địa bàn xã Hàm Thạnh bị ngập nặng. Trong đó, nhiều diện tích đang chín và đang chong đèn. Nhiều hộ dân chấp nhận cắt sớm để bán, với hy vọng cứu vớt lại chút ít vốn liếng. Gia đình bà Võ Thị Minh, thôn Dân Thuận hiện có 600 trăm trụ thanh long. 300 trụ đang có trái chín và 300 trụ đang được chong đèn trái vụ, giờ bị ngập ngang trụ. Gần 4 tấn thanh long và 800 bóng đèn bị hư hỏng nặng coi như mất trắng.
Video đang HOT
Bà Minh cắt thanh long bán vội.
Theo UBND xã Hàm Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam, cho hay: Mưa lớn vào tối qua 25/11, đã làm lượng nước đầu nguồn rất lớn, các hồ trên địa bàn huyện có xả lũ. Chính quyền địa phương đã có thông báo cho người dân để có chủ động ứng phó. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hộ dân chủ quan nên gây thiệt hại về tài sản. Thống kê, đến thời điểm hiện tại, có khoảng 180 hecta thanh long bị ngập.
Người dân đi lại quá khó khăn.
Hiện tại địa phương cũng đã chỉ đạo lực lượng dân quân túc trực hỗ trợ người dân khi qua đập tràn. Đối với những vườn thanh long đang chín, chính quyền địa phương khuyến cáo người dân chủ động cắt bán để chạy lũ.
Theo Quang Nhân (Báo Bình Thuận)
Rừng Tà Cú (Bình Thuận) lại bị triệt hạ chiếm đất trồng thanh long
Tình trạng phá rừng chiếm đất trồng thanh long ở Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Cú, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận lại tiếp tục tái diễn.
Những ngày qua, phóng viên VOV đã về xã Tân Thuận, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận tìm hiểu tình trạng chặt phá cây rừng xâm phạm Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Cú theo thông tin phản ánh của người dân. Khi băng qua khu vực đang xuống trụ trồng thanh long, chúng tôi thấy một chiếc máy cày đang cày ngang nhiên cày xới đất ở ngay bìa rừng. Những gốc cây rừng bị chặt hạ trước đó được móc lên, dọn dẹp để thành một khu đất rẫy sạch sẽ. Cạnh đó, hàng loạt hàng trụ bê tông đã được chôn gốc trồng thanh long.
Nhân viên trạm Tân Thuận bấm tọa độ tại hiện trường vừa bị cày đất để trồng thanh long.
Sau khi nhận thông tin, ngày 13/9, UBND xã Tân Thuận và đơn vị chủ rừng đã cử cán bộ cùng phóng viên vào hiện trường xác định khu đất rừng có dấu hiệu bị xâm phạm.
Sau khi bấm máy định vị, ông Nguyễn Trọng Hiệp, nhân viên Trạm bảo vệ rừng Tân Thuận, Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Cú nói: "Theo tọa độ xác định, diện tích này cũng có một phần khoảng mấy chục mét vuông thuộc Ban quản lý, còn hiện trạng một phần là đất ở ngoài thuộc xã quản lý".
Cùng có mặt tại hiện trường nơi bãi đất bị cày, ông Phan Văn Minh, Phó Giám đốc Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Cú cho biết: "Trạm đã đến đây nhiều lần để tìm đối tượng, nhưng tìm chưa gặp đối tượng. Tôi đã chỉ đạo, nếu không gặp đối tượng, phải phối hợp với địa phương và kiểm lâm địa bàn chuẩn bị củng cố lại hồ sơ để xử lý".
Khi được hỏi ngoài khu vực này còn có chỗ nào xảy ra tình trạng rừng bị phá hay không, nhân viên của Trạm Tân Thuận và đại diện Khu bảo tồn Tà Cú khẳng định là chưa phát hiện thêm điểm nào mới. Tuy nhiên, những ngày sau đó, phóng viên được người dân địa phương trực tiếp dẫn đường vào rừng thì phát hiện ít nhất có thêm 4 điểm bị xâm phạm.
Chỉ vào đám rừng sến phía gần chỗ đất cày hôm trước đang khô chết bất thường, người dân cho biết hầu hết cây chết đã bị hạ độc bằng thuốc. Quả thực, tại hiện trường, phần gốc của những cây rừng rụng lá chết khô đều có những vết đục rất sâu, vết đục dài từ 5-10cm. Bất kỳ cây nào bị đục lỗ cũng có hiện tượng này. Khu rừng bị hạ độc thuộc Tiểu khu 302.
Dấu đục trên phần thân một gốc cây đang chết khô.
Đi vòng qua khu rẫy thanh long khoảng 300m, trước mắt chúng tôi là một khoảnh rừng khoảng 1.000m2 đã bị chặt hạ. Cây rừng nằm la liệt. Bãi đất trống ngổn ngang cây lớn cũng như cây nhỏ. Dấu cưa chặt và hiện trường cho thấy khu này bị phá trước đó khoảng hơn một tháng.
Không dừng lại đó, người dân tiếp tục dẫn chúng tôi chui qua những tán râm, đi bộ khoảng 100m là nơi khu rừng sến có nhiều cây lớn vừa bị cưa hạ. Dấu nhựa vừa chảy ra trên mặt gỗ cho thấy vụ phá rừng này mới xảy ra gần đây. Khoảng trăm cây gỗ có đường kính từ 20-40cm bị cưa lìa khỏi gốc nằm rạp xuống đất. Phần lớn là dấu cưa máy và một số ít cây nhỏ có vẻ như bị chặt bằng dao rựa.
Không những ở khu vực gần khu Láng Mã, mà khu rừng gần núi Đất - xóm Rẫy cũng xảy ra tình trạng tương tự. Trong khi đó, Trạm bảo vệ rừng Tân Thuận chỉ cách hiện trường các điểm phá rừng khoảng 3 km theo đường chim bay, nhưng cán bộ bảo vệ rừng và kiểm lâm địa bàn lại không phát hiện để ngăn chặn kịp thời. Điều đáng nói là năm ngoái ở Tiểu khu 302 cũng từng xảy ra tình trạng phá rừng, trong khi chưa xử lý xong vụ việc cũ, thì nay lại phát sinh thêm vụ mới.
Gốc cây sến vừa bị cưa hạ.
Sau khi xem những hình ảnh do phóng viên VOV cung cấp, ông Mai Kiều - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận cho biết chưa được Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Cú báo cáo về vụ việc này. Ngay sau đó, ông Kiều đã gọi điện thoại trực tiếp cho các đơn vị liên quan để chỉ đạo kiểm tra ngay hiện trường.
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận cũng khẳng định sẽ tiến hành kiểm tra xử lý trách nhiệm các đơn vị và cán bộ liên quan đã để xảy ra phá rừng tại đây. Nếu phát hiện cán bộ nào có móc nối, bảo kê cho các đối tượng phá rừng chiếm đất trồng thanh long ở địa phương, quan điểm của ngành là sẽ xử lý nghiêm theo quy định./.
Theo Việt Quốc/VOV-TP HCM
Bình Thuận: Sễnh ra là mất cả trăm bóng đèn chong thanh long Cách đây 1 tuần, gia đình bà Nguyễn Thị Ngà, ở thị trấn Ma Lâm, huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) bị mất gần 100 bóng đèn compact. Bà Ngà cho biết: Lúc chong đèn thanh long, gia đình đã cảnh giác, cử người trông coi thường xuyên. Nhưng hôm gia đình có việc không ai giữ thì bị mất bóng đèn. Có...