Xót xa cô gái 9X phải cắt bỏ môi vì tiêm chất làm đầy
Vì không ưng ý với đôi môi của mình, chị Hà đã tìm đến phương pháp tiêm chất làm đầy (filler) để đôi môi được đẹp hơn. Thay vì đẹp lên, môi dưới của chị bị hoại tử và hậu quả là phải cắt bỏ 2/3.
Chất làm đầy hay còn gọi là filler là hợp chất có cấu tạo từ Axit Hyaluronic – tương tự một chất tự nhiên tồn tại trong cơ thể người, được dùng để tiêm vào da với một lượng rất nhỏ bằng loại kim chuyên biệt.
Chất gel sẽ ngay lập tức tạo thành một khối mô dày dưới nếp nhăn (vùng trán, đuôi mắt, khóe miệng) hoặc vùng cần nâng độn (lầm đầy, làm thẳng sống mũi, làm hở cánh mũi) và tạo hình cằm, tạo đường cong mà không cần đụng chạm “dao kéo”.
Ở Việt Nam hiện nay, làm đẹp không cần phẫu thuật đang là xu thế của giới trẻ, đặc biệt là phương pháp tiêm chất làm đầy trực tiếp lên mặt. Đã có không ít trường hợp nhận “trái đắng” nhưng còn rất nhiều chị em, đôi khi cả nam giới vẫn đang là tín đồ của phương pháp làm đẹp này.
Nạn nhân mới đây nhất của việc làm đẹp bằng chất làm đầy là chị N.T.Hà (23 tuổi, Quảng Ninh). Hiện tại đang học tập và làm việc tại Hà Nội.
Chị Hà chia sẻ rằng, sở dĩ bản thân tìm đến phương pháp làm đẹp bằng chất làm đầy là do không chịu được đau nếu phẫu thuật thẩm mỹ. Và cũng một phần chi phí làm đẹp bằng chất làm đầy rẻ hơn rất nhiều so với việc đụng vào “dao kéo”.
Môi bị hoải tử bằng chất làm đầy
Vết thương bị loét ra
“Mình tìm hiểu trên mạng rất kĩ càng và sau đó được sự tư vấn của mấy cô bạn thân nên mình quyết định tìm đến Yanhe Spa Clinnic (Số 2B, ngõ Vạn Kiếp, đường Trần Hưng Đạo, Hà Nội do chị Nguyễn Thị Nga, 25 tuổi làm chủ”, chị Hà nói.
Chị Hà bức xúc: “Chị Nga này còn giới thiệu mình là y tá cho một bệnh viện rất lớn ở Hà Nội. Chị Nga còn quả quyết rằng chất làm đầy này chị ta mua ở chính bệnh viện đó”.
Video đang HOT
Chị N.T.Hà quyết định tiêm chất làm đầy vào môi dưới vào ngày 28/4. Thời gian đầu chị rất ưng ý khi môi của bản thân được đẹp lên.
Tuy nhiên, vào khoảng 3 tuần trở lại đây, môi dưới của chị có dấu hiệu lạ: “Môi mình bắt đầu có những nốt sùi sùi trắng. Khi mình gọi điện cho chị Nga thì được chị ý tư vấn là do ăn uống nóng quá nên như thế. Lúc đó, mình vẫn rất tin tưởng chị Nga, thậm chí, mình còn mua bột sắn, chanh leo,… về uống để bớt nóng trong”, chị Hà chia sẻ.
Tuy nhiên, vết thương ở môi dưới bắt đầu lan rộng. Đến một ngày chị Hà tá hỏa khi nhận ra môi của mình bắt đầu có dấu hiệu hoại tử: “Vết thương bắt đầu loét ra, mình nói chuyện ăn uống rất khó, thậm chí nó nóng, rát rất đau đớn. Cách đây 4 ngày, mình còn bị sốt co giật vì vết thương bị hoại tử”, chị Hà chia sẻ câu chuyện rất khó nhọc.
Chúng bị bong tróc ra từng mảng lớn
Nghe theo lời tư vấn của người quen, chị Hà có đi xét nghiệm ở một số bệnh viên, phòng khám trên địa bàn Hà Nội và đều cho ra kết quả chung là “Hoại tử do tiêm chất làm đầy nhưng không rõ là chất gì”.
Chia sẻ với báo điện tử Người Đưa Tin, chị Hà nhận định: “Mình không biết đấy có phải chất làm đầy hay không? Nếu thật thì nó chẳng ra kết quả như thế này. Mình nghi ngờ chị Nga còn trộn cả silicon vào”.
Trao đổi với PV, đại diện khoa tạo hình răng, hàm, mặt – Bệnh viện Việt Nam – Cuba cho biết: “Môi dưới của chị Hà phải cắt 2/3 do hoại tử đã ăn rất sâu do tiêm chất làm đầy. Tuy nhiên, thành phần chất làm đầy là gì, có nguồn gốc ở đâu, hoặc có trộn gì vào trong đó không thì cần phải xét nghiệm các thành phần trong đó”.
Được biết, chị Hà 23 tuổi, còn rất trẻ và chưa lập gia đình. Tuy nhiên, việc môi dưới của chị bị hủy hoại đã khiến chị này trở lên rất tự ti: “Bác sĩ nói với mình, môi dưới của mình đã bị cắt gần hết. Phải chờ 6 tháng sau mới có thể tạo hình phẫu thuật để che đi đoạn môi bị khoét. Tuy nhiên, nó sẽ chẳng bao giờ trở lại như cũ”.
Yanhee Spa Clinnic, số 2B, ngõ Vạn Kiếp, đường Trần Hưng Đạo, HN – nơi chị Hà thực hiện tiêm filler làm đầy môi.
Chị Hà đau xót: “Mình sợ, mình sợ lắm rồi tự nhiên mình biến ‘lợn lành thành lợn què’, và bản thân mình chính là tấm gương cho ai đang có ý định tiêm chất làm đầy để làm đẹp”.
Theo Kenhphunu
Tiêm filler: Cơ thể dễ biến dạng
Tiêm filler (chất làm đầy) để nâng sống mũi, bơm môi... hiện nay được nhiều bạn trẻ ưa thích, song theo khuyến cáo của chuyên gia, không phải ai cũng có thể sử dụng phương pháp làm đẹp này.
Biến dạng vì filler
Trên Facebook, A.T, 23 tuổi ở Quảng Ninh chia sẻ rằng bản thân rất ân hận vì đã vội vàng tiêm chất làm đầy - filler ở một cơ sở làm đẹp không uy tín. Sau khi tiêm cằm, mũi, dưới cằm, cô gái này xuất hiện dị vật dạng mềm có đường kính 2cm, chạy quanh vùng tiêm. Hai bên sống mũi gồ lên, sờ có những hạt như hạch, khiến mũi đau tức.
Tương tự, P.D., 20 tuổi, (Hà Nội) cũng "khổ sở" vì không những không sở hữu được làn môi trái tim mà còn phải chịu đau đớn, thâm sưng. Thậm chí, cô không dám đi ra ngoài vì đôi môi biến dạng. Trước khi thực hiện phẫu thuật, chủ cơ sở thẩm mỹ hứa rằng chất này sẽ tan ngay và biến thành collagen tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, sau 7 ngày, môi cô vẫn sưng, thậm chí vùng quanh tiêm còn bị tụ máu.
Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, Đại tá, PGS.TS. Nguyễn Tài Sơn, Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật Hàm mặt và Tạo hình, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho hay: bản thân ông cùng các đồng nghiệp đã tiến hành khắc phục sự cố, thậm chí cấp cứu cho nhiều trường hợp gặp biến chứng do tiêm chất làm đầy không rõ nguồn gốc như trên. Trong đó, với các chị em, đa phần là các trường hợp mũi, môi bị biến dạng, ngực nhiễm trùng, biến dạng vú... Nhiều trường hợp phải cắt bỏ hoàn toàn phần ngực và tái tạo thành bộ phận mới.
Còn với đàn ông, đa phần dùng filler tiêm vào dương vật nhằm tăng kích thước, thể hiện bản lĩnh. Hậu quả khiến bộ phận này gặp phản ứng viêm, nhiễm trùng, phải cắt loại bỏ.
Ảnh minh họa
Filler chỉ có tác dụng từ 4-18 tháng
Giải thích kỹ hơn về phương pháp làm đẹp này, PGS Sơn cho hay, tiêm filler thuộc thẩm mỹ không xâm lấn- tức không làm thay đổi xương, cơ, các tổ chức dưới da. "Thực chất filler là một chất thay thế acid hyaluronic trong tế bào của con người. Bởi càng có tuổi, lượng hyaluronic acid sẽ ít dần đi khiến da nhăn nheo, chảy sệ. Lúc đó, người ta đã nghĩ đến chuyện thay thế chúng để duy trì sự trẻ trung bằng filler. Filler được chiết xuất bằng rất nhiều công nghệ, có thể tổng hợp từ bò, cừu. Nhìn chung, đây là một chất an toàn trong y tế, giúp bù đắp dịch trong tế bào hoặc các tổ chức bị thiếu hụt, gây mất thẩm mỹ", PGS Nguyễn Tài Sơn nói.
Vẫn theo PGS Nguyễn Tài Sơn, chất làm đầy là một trong các chất liệu được sử dụng trong thẩm mỹ. Khi chất này được tiêm vào cơ thể, nó sẽ làm mờ các vết nhăn quanh mi mắt, quanh khóe miệng, làm đầy các sẹo lõm. Chất làm đầy cũng làm tăng thể tích một số cơ quan bộ phận như tiêm vào môi mỏng làm môi đầy đặn hơn, tiêm vào mũi để cải thiện hình dáng và độ cao...
Sở dĩ hiện nay nhiều người hào hứng với phương pháp làm đẹp này là do ưu điểm cho hiệu quả tức thì, không cần đụng chạm dao kéo với các nguy cơ có thể gặp như nhiễm trùng vết mổ, sẹo xấu.
Tuy nhiên, chất làm đầy cũng chỉ tồn tại trong khoảng thời gian nhất định, theo khuyến cáo của các hãng sản xuất là từ 4-18 tháng. Nếu muốn duy trì kết quả bạn phải tiêm lại theo lịch trình của bác sĩ và bạn phải có thời gian cũng như tiền bạc. Mặt khác tiêm chất làm đầy cũng xảy những tai biến không mong muốn như các trường hợp trên.
Không dùng filler cho mũi và ngực
Mới đây nhất, PGS Tài Sơn đã tiến hành phẫu thuật cho một bệnh nhân tiêm chất làm đầy vào mũi tại một cơ sở y tế tư nhân, khiến chiếc mũi bị tù, bè. Trong lúc mổ, bác sĩ tháo ra hơn 1cc chất làm đầy từ mũi của cô gái trẻ này, chưa kể phần đã ngấm vào tổ chức.
Vị trưởng khoa nhiều năm trong ngành phẫu thuật thẩm mỹ cho hay: "Nhiều người chọn cách nâng mũi bằng filler nhưng tôi khuyên các bạn hãy dừng ngay ý định này. Vì chất làm đầy là một dạng gel (dạng lỏng không thể nằm mãi trên sống mũi được. Cấu tạo sống mũi của chúng ta có đặc điểm nửa phần trên là xương, phần dưới là sụn, có hình tháp. Nếu cắt ngang sống mũi sẽ cho hình tam giác. Do đó, chất làm đầy không thể đậu trên đỉnh của tam giác này. Thay vào đó, dần dần chúng sẽ bị phần da phía trên đè xuống và xẹp sang hai bên. Vô hình chung sẽ làm mũi bị bè, to.
Nếu muốn nâng cao sống mũi, thì phải bơm nhiều. Do đó, chất làm đầy sẽ càng bị ép xuống khiến dịch tràn sang hai bên theo nguyên tắc &'nước chảy chỗ trũng'. Đó chính là nguyên nhân khiến mũi bị biến dạng, chưa kể đến việc nhiễm trùng, hoại tử do chất liệu không đảm bảo".
Theo đó, việc tạo chiếc mũi cao bằng chất làm đầy chỉ mang tính chất "đánh lừa" khách hàng bởi vì thủ thuật tiêm filler rất nhanh, cho kết quả ngay. Nhưng về lâu dài sống mũi sẽ bị biến dạng như đa nêu ở trên.
Về những trường hợp môi bị sưng, biến dạng, PGS Sơn cho rằng nguyên nhân do tiêm chất làm đầy không đều, làm vỡ mạch máu khi tiêm và đặc biệt do filler không đảm bảo chất lượng.
Riêng với phương pháp nâng ngực bằng filler, PGS Sơn khuyến cáo đây là cách làm đẹp không được khuyến khích. Bởi ngực có những động mạch, tĩnh mạch rất lớn, tiêm chất làm đầy sẽ gây ra những tai biến nguy hiểm. Trong đó, ngoài việc làm biến dạng ngực, gây viêm, co vón tuyến sữa, hoại tử, filler còn làm tắc động mạch phổi, khi lên não làm tắc động mạch não gây đột quỵ.
"Cho đến nay, chưa có loại filler nào đảm bảo để nâng ngực. Do đó, chúng tôi thống nhất không nâng ngực theo cách này. Tuy nhiên, tại nhiều cơ sở hiện vẫn quảng cáo và thực hiện nâng ngực với filler. Tại đây, chúng tôi đã thực hiện rất nhiều ca tháo bỏ chất làm đầy không đảm bảo ở ngực. Nhiều trường hợp phải phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến vú mới khắc phục được hậu quả", PGS Sơn cho hay.
Theo Alobacsi
Loạt sao Hoa ngữ bị soi mặt cứng đờ, sưng phù vì tiêm botox/filler Những mỹ nhân Hoa ngữ vốn nổi tiếng với nhan sắc cuốn hút giờ lại khiến công chúng giật mình bởi vẻ mặt già nua, "xập xệ" vì làn da căng bóng hay khuôn mặt sưng phù kém tự nhiên của mình. Vẫn biết rằng không phải ai cũng có thể xinh đẹp và căng tràn sức sống như thời trẻ, nên việc...