Xót xa cảnh nông dân đốn dừa chặn “đặc sản”-con đuông phá vườn
Một cây dừa trồng phải mất tới 3 năm với nhiều công chăm bón mới có thể cho trái thu hoạch được ở Bến Tre. Còn đuông dừa, là thứ côn trùng ký sinh có khả năng tàn sát loại cây đặc sản của xứ dừa nổi tiếng này, cũng nổi danh là “đặc sản”.
Từ xưa, dân quê Bến Tre đã xem đuông dừa là một trong những món ăn dân dã nhưng giàu dinh dưỡng. Có thể nói, nguồn gốc của món ăn này xuất phát từ Bến Tre nơi có diện tích trồng dừa lớn nhất nước.
Trước kia, nguồn đuông dừa khá khan hiếm do hầu hết loại côn trùng này chỉ sống trong tự nhiên, thỉnh thoảng người dân mới bắt được và đem bán. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người dân ở miền Tây đã tự tìm ra phương pháp nuôi đuông dừa để sẵn sàng cung cấp nguồn đuông cho các nhà hàng.
Mỗi con đuông sau khi chế biến có thể bán với giá 25 ngàn đồng/ con.
Anh Tư ở xã Hữu Định, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre đang tự tay “hạ sát” một cây dừa đang cho trái trong vườn nhà do bị đuông ăn thủng tàu hủ cây.
Đuông là ấu trùng của loài kiến vương chuyên gây hại trên thân cây dừa, Chúng đục lỗ trên phần ngọn non cây dừa để đẻ trứng, ấu trùng này ăn tàu hũ dừa rồi phát triển khiến cây dừa chết dần từ ngọn. Vì vậy người trồng dừa rất sợ loại “đặc sản” dù chúng là món ăn khoái khẩu của dân nhậu miền sông nước Nam Bộ.
Hiện nay, số người dân ở đây thấy lợi nhuận kinh tế nuôi đuông dừa mang lại cao nên đã lén nuôi do giá trị thương phẩm cao.Trong quá trình nuôi, thành trùng đuông dừa có khả năng bay ra ngoai va phát tán lây lan khiến dừa có thể bị đuông đục phá chết hàng loạt.
Bến Tre là tỉnh có diện tích dừa lớn nhất của cả nước với trên 67.000ha. Để góp phần bảo vệ diện tích vườn dừa không bị đuông dừa gây hại đến diện tích vườn dừa trong tỉnh, trước đó UBND tỉnh Bến Tre đã có chỉ thị về việc nghiêm cấm nhân, nuôi, phát tán đuông dừa./.
Anh Tư cho biết nếu không chặt hạ để bắt đuông, khi con đuông trưởng thành sẽ lột xác hóa thành kiến vương bay đi đục lỗ ăn vào các cây dừa khỏe mạnh còn lại.
Sau khi chặt bỏ tàu dừa, lột bẹ, những lỗ thủng do đuông ăn thủng cả thân cây dừa hiện ra rõ mồn một như vết đạn bắn.
Video đang HOT
Để chặt một cây dừa bỏ đi khi đang cho trái nhưng bị đuông ăn thủng cần ít nhất 3 nhân công làm việc trong vòng 2 tiếng đồng hồ.
Những người nông dân miệt vườn miền Tây Nam Bộ không khỏi xót xa khi phải chặt bỏ những cây dừa đang cho trái, trổ hoa chỉ để… bắt đuông đục thân dừa.
Cận cảnh những con đuông trắng muốt đang được xem là “đặc sản bàn nhậu” bò ra từ tàu hủ dừa đã bị đục nát trong suốt quá trình đuông gặm nhấm.
Những nhát dao dứt khoát của anh Tư đang chặt bỏ công sức trồng trọt của chính mình bao năm qua để ngăn” đặc sản” đuông lây lan ăn qua các cây khác trong vườn đang cho trái.
Bổ thân dừa ra, mỗi con nằm một lỗ. Mỗi một cây dừa to khỏe có đến khoảng vài chục đến hơn 100 con đuông. Người dân chọn đúng thời điểm để chặt dừa và bắt những con đuông mập ú, béo tròn. Mỗi con đuông phải to bằng ngón tay cái, những con mọc cánh cũng ăn được và rất ngon.
Những con đuông vừa bắt được từ thân cây dừa vừa được anh Tư chặt xuống ngày 31.12/2017 tại huyện Châu Thành. Có hàng chục con to tròn, béo trắng và có cả những con đã có cánh, phải cắt mõm ngay không đuông sẽ cắn vào tay.
Đuông dừa vừa bắt được còn nghe mùi thối của tàu hũ dừa đã bị gặm nhấm nát bét bốc mùi đặc trưng, phải rửa sạch, và được người dân địa phương chế biến rất khéo tay.
Đuông dừa có thể chế biến thành nhiều món và món nào cũng “hớp hồn” đối với dân nhậu. Điều trớ trêu là món đặc sản này lại mang lại nỗi sợ hãi của người nông dân Bến Tre!
Theo Danviet
Người Hà Nội lội bùn bắt chuột đồng
Từ sau rằm Trung thu, nhiều người dân ngoại thành Hà Nội lội bùn, dùng chó đánh hơi... để bắt chuột đồng.
Người dân huyện Thạch Thất (Hà Nội) nổi tiếng với nghề bắt chuột đồng để làm thực phẩm cho gia đình và bán ở chợ. "Chuột đồng là món đặc sản không thể thiếu trong những mâm cỗ ở quê tôi", một người dân cho hay.
Một năm người dân Thạch Thất bắt chuột hai lần và dịp tháng 3-4 khi lúa hết vụ chiêm, và tháng 8 khi hết vụ mùa.
"Chuột vụ mùa dịp cuối năm có thể đạt tới 800 gram", anh Đỗ Năm Yên ở thôn 9 Hạ Bằng (Thạch Thất) cho biết.
Người dân đưa chó ra đồng để đánh hơi và xua đuổi chuột. Năm người trong 3 giờ có thể bắt được 5-7 kg chuột.
Bẫy thép được đặt dọc lối mòn di chuyển của chuột.
Chiếc bẫy chuột do người dân tự chế, tự động thít chặt khi chuột chạy vào.
"Mỗi tổ chuột thường có hai lỗ thông lên trên, chỉ cần dọa một đầu và đầu kia đặt bẫy thì thế nào cũng trúng", anh Yên nói.
Chuột đồng thường có màu lông vàng óng, bụng màu trắng.
Mùa thu chuột ăn lúa, ăn rễ cây và cỏ nên béo núc.
Giá chuột bán buôn khoảng 80.000 đồng mỗi kg, nếu làm sạch giá bán lẻ là 160.000 đồng.
Ngọc Thành
Theo VNE
Trang trại nuôi heo rừng lai theo hướng "đặc sản" ở Đắk Nông Thời gian qua, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh triển khai mô hình chăn nuôi heo rừng lai phát triển, nhân rộng. Mô hình này có nhiều ưu điểm về quy trình chăm sóc, giá trị sản phẩm, thị trường tiêu thụ ưa thích... mang lại hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, nhiều hộ gia đình vì muốn xuất bán nhanh hay...