Xót xa cảnh người dân “phá”… vườn đào trước Tết
“Chỉ tính riêng 10 gốc đào cổ thụ nở bung hoa thì vụ này đã thất thu ít nhất khoảng 50 triệu đồng, đó là còn chưa kể gần 600 gốc đào tơ trị giá hàng trăm triệu đồng cũng đang đâm nụ, chuẩn bị nở hoa”, một người trồng đào ngậm ngùi cho biết.
Mặc dù còn hơn 10 ngày nữa mới đến Tết Nguyên đán nhưng những “vựa đào” tại TP Bắc Giang đã nở hoa rực rỡ. Người trồng đào đứng ngồi không yên lo mất Tết.
Những ngày này, người dân tại các xã Dĩnh Trì, Dĩnh Kế của TP Bắc Giang đều đổ ra vườn đào, không phải để chăm sóc, chuẩn bị thu hoạch mà để… “phá” vườn đào, trồng lại cho vụ Tết năm sau. Theo những người dân, đó là công việc thường diễn ra vào sau Tết, nhưng năm nay do hoa đào nở sớm nên bất đắc dĩ họ phải phá đi, chấp nhận “trắng tay”.
Chưa đến Tết Nguyên đán nhưng hầu hết các vườn đào đã nở bung.
Chị Nguyễn Thị Phương, người dân thôn Núm, xã Dĩnh Trì, TP Bắc Giang cho biết: “Trông vườn đào hàng trăm gốc thi nhau nở rộ mà tôi thấy xót xa vô cùng. Công chăm sóc cả năm trời nay coi như trắng tay hoàn toàn. Người nông dân chúng tôi làm ăn đều phụ thuộc tất cả vào thời tiết, nếu thời tiết không ủng hộ thì chúng tôi phải chấp nhận rủi ro rất lớn”.
Theo chị Phương, gần nửa tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán mà khách đến mua đào chủ yếu chọn những cây đào mới bắt đầu kết nụ, chứ không ai chọn mua những cây hoa đã tàn, cả vườn đào nở rộ như vậy chẳng biết sẽ tính sao.
“Dù có bán rẻ cũng chẳng ai mua, chỉ còn cách chặt bỏ hoặc bứt hết lá, chờ năm sau trồng tiếp. Nguồn thu nhập chính để trang trải cuộc sống gia đình trong dịp tết đều trông chờ vào vụ đào này cả.”
Để có được một gốc đào phục vụ Tết, người trồng phải mất công chăm sóc ít nhất 3 năm. Còn đối với những gốc đào đẹp hơn thì cần thời gian lâu hơn nữa. Ngay khi Tết vừa qua đi, người dân đã phải bắt tay vào việc trồng và chăm sóc cây. Đến khoảng cuối tháng 10, đầu tháng 11 thì tuốt lá và tăng cường chăm bón, chọn thời cơ để thúc hoặc hãm cho đào nở hoa.
Đào nở sớm khiến người dân đối mặt với nỗi lo thất thu.
Anh Vũ Mạnh Hải, người trồng đào tại xã Dĩnh Kế, TP Bắc Giang cho biết: “Gia đình tôi có 600 gốc đào cổ thụ lẫn đào tơ, nếu thuận lợi thì sẽ thu khoảng 200 triệu đồng. Nhưng tính đến thời điểm này đã có 10 gốc đào cổ thụ nở bung hoa. Mười gốc đào này bằng ba ruộng đào tơ của gia đình, chắc chắn vụ này ít nhất thiệt hại khoảng 50 triệu đồng. Đó là chưa kể hàng chục gốc đào tơ đang đâm nụ, cứ thời tiết này thì vài ngày nữa chắc sẽ bung hoa hết”.
Theo anh Hải thì năm nay người trồng đào miền Bắc thiệt hại lớn, có nhiều gia đình đầu tư vào một ruộng đào, đến khi hoa đồng loạt nở rộ thì dở khóc dở cười khi “được ăn cả, ngã về không”.
Video đang HOT
Nhiều vườn đào đã bị người dân bứt hoa, chặt bỏ cành.
Theo quan sát của PV Dân trí, đã có rất nhiều vườn đào chỉ còn trơ lại gốc, lá và hoa đều bị bứt xuống, rụng đỏ cả vườn. Thậm chí những cây đào cổ thụ đang nở hoa cũng bị người dân chặt bỏ đi không thương tiếc. Theo người dân địa phương, một khi đã nở hoa, cành đào có giá hàng chục triệu đồng cũng gần như không còn giá trị, bởi sẽ không ai mua đào đang tàn về chơi tết. Nên chỉ còn cách chặt bỏ, bứt hoa để sang năm trồng và bán tiếp.
Lý giải hiện tượng đào Tết bất ngờ nở rộ, chị Nguyễn Thị Hoài, người dân trồng đào ở xã Dĩnh Trì cho biết, do năm nay là năm nhuận có tới hai tháng 9 nên việc chăm sóc và chọn thời điểm đào nở hoa cực kỳ khó. Hơn nữa thời gian gần đây thời tiết ấm lên cũng khiến cho hoa đào nở rộ bất thường.
Do đào đã nở hết nên chỉ còn bứt lá để chờ vụ sau trồng lại.
“Nếu như thời tiết lạnh quá, dù có thúc ép thì đào cũng không thể nở, ngược lại nếu thời tiết ấm lên mà hãm lại thì đào vẫn sẽ nở sớm. Để ngăn không cho đào nở, chúng tôi đã huy động cả nhà ra đồng cuốc cho đứt rễ, thậm chí đánh bật cả gốc lên nhưng vẫn không hãm đào nở được”.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Viết Xuân, Chủ tịch UBND xã Dĩnh Trì cho biết: Năm nay, do hiện tượng đào nở trước tết nên cũng gây ảnh hưởng, thiệt hại một phần tới đời sống của bà con trong vùng. Hiện nay, do chưa tới thời điểm bán và tiêu thụ đào (khoảng 25 tết), nên chưa thể xác định được bà con có “mất mùa” đào hay không. Mặc dù chưa có thống kê cụ thể về thiệt hại do đào nở hoa sớm nhưng địa phương vẫn đang phối hợp với bà còn tìm phương án khắc phục, giúp đỡ bà con.
Những gốc đào cổ thụ trị giá hàng chục triệu đồng của người nông dân bị đánh gốc, chặt cành.
Theo ông Xuân, người nông dân nói chung và người trồng đào nói riêng đều phụ thuộc vào yếu tố thời tiết. Nếu như thời tiết thuận lợi, đào nở đúng mùa thì bà con sẽ có thu, còn nở sớm hoặc muộn thì thường bà con sẽ không bán hoặc để sang năm. Nghề trồng đào phục vụ dịp tết Nguyên đán cổ truyền cũng là một nguồn thu của người dân trong vùng nhưng đây không phải là nguồn thu chính của bà con.
Cùng chung nỗi niềm với những người trồng đào ở Bắc Giang, người trồng đào ở Nghệ An cũng đang “méo mặt” vì đào nở rộ. Các chủ vườn đào lo lắng vì không có cách nào hãm cây đào khoe sắc.
Cả năm trông vào dịp Tết nhưng người dân Tết này, các vườn đào Nghệ An cầm chắc không có khách. Cả năm trời bỏ của bỏ công, giờ lại đối diện nguy cơ lỗ lớn.
Một vườn đào ở xã Trung Thành (Yên Thành, Nghệ An) nở rộ.
“Vào dịp này năm ngoái thì đào còn búp chứ năm nay thì đào đã rụng gần hết hoa” – chủ vườn đào ở Quỳ Hợp chia sẻ.
Một gốc đào đẹp ở xã Châu Hồng, huyện Quỳ Hợp nở bung.
Vườn đào của anh Phan Bá Trung ở Yên Thành. Theo anh Phan Bá Trung, “năm nay đào nở sớm nên việc bán đào gặp rất khó khăn nên giá rẻ lắm. So với năm ngoái thì đào năm nay giá chỉ bằng một nửa. Trung bình đẹp 100.000 – 150.000 đồng/cành, xấu thì chỉ từ 50-70 ngàn đồng/cành. Tính số tiền thu được còn không đủ tiền công, tiền phân”.
Vườn đào nhà chị Trịnh Thị Lan nở sớm quá, không có người đặt hàng: “Chỉ mong từ giờ đến tết có thể bòn gắng để kiếm tiền vốn, chứ thế này thì lỗ nặng quá! Mất Tết rồi!”.
Thái Cường – Nguyễn Duy – Ngọc Tú
Theo Dantri
Làm theo lời Đảng, lời Bác để bà con noi gương
Dù tuổi đã cao nhưng già làng -đảng viên Alăng Cần vẫn vững vàng như cây lim, cây táu giữa đại ngàn. Ông thường nói: "Là đảng viên thì phải gương mẫu đi trước để dân bản theo sau".
Già Alăng Cần bên vườn keo của gia đình. Ảnh: VGP/Lưu Hương
Già làng Alăng Cần năm nay đã 73 tuổi nhưng luôn là người đi đầu trong mọi hoạt động ở địa phương để bà con dân tộc Cơ Tu, thôn Phú Túc, xã Hòa Phú, Hòa Vang, TP Đà Nẵng tin yêu, noi gương.
Một lần đã tin, mãi mãi giữ niềm tin
Già làng Alăng Cần (thôn phú túc, xa Hoa Phú, H. Hoa Vang, TP Đa Năng), giác ngộ cách mạng khi 20 tuổi, làm người dẫn đường cho cán bộ cơ sở tại địa bàn xã 1 (huyện Đông Giang, Quảng Nam).
Già làng Alăng Cần cho biết ngày ấy nhờ cán bộ cách mạng về thôn bản hoạt động cách mạng, vận động nhân dân theo Đảng, theo Bác, nhờ đó niềm tin về Đảng đã bắt rễ trong ông. Dù biết lam cach mang la gian khô, khó khăn nhưng khi đã quyết tâm thì dù ăn củ mài, củ sắn, ngủ rừng, vượt suối, ròng rã trường kỳ vẫn một lòng theo Đang làm cách mạng đên cung.
Khi ây, ông đươc cơ sơ cach mang chon lam giao liên, tiêp tê, dân đương cho bô đôi. Nhiêu đông chi can bô, bô đôi Khu 2 Hoa Vang đa đươc dân lang che chơ trong suôt nhưng năm khang chiên trương ky.
Phát hiện co cơ sở cach mang tại xã, địch bô rap săn lung dư dôi, ông đã cùng dân làng Cơ Tu đưa can bô lên nui để bí mật để tiếp tục hoạt động.
Do địch chốt chặt các con đường xuống đồng bằng nên việc tiếp tế lương thực rất khó khăn, người dân bản lang Cơ Tu phải bí mật vao sâu giưa đai ngan tim cu chup, cu mai, hai rau đê vưa nuôi sông dân lang va hô trơ can bô.
Trong một lần làm nhiệm vụ bảo vệ khu căn cứ, giữ đường Túy Loan, ông bị thương nặng ở vai, dù vậy ý chí của ông vẫn không sờn và tiếp tục hoạt động cách mạng bởi ông nói, với ông đã "một lần tin Đảng là mãi mãi giữ lòng tin".
Tư sư trương thanh vê y thưc va hanh đông, năm 1975, sau hơn 10 năm hoạt động cách mạng, Alăng Cần vinh dư đươc Chi bô xã 1 (Đông Giang, Quảng Nam) kêt nap vào hàng ngũ Đang.
"Giây phút được đứng vào hàng ngũ Đảng là giây phút vô cùng tự hào, nước mắt rưng rưng. Đây không chỉ là vinh dự lớn lao sau bao nhiêu năm tin, theo Đảng mà bản thân ý thức được là Đảng viên phải luôn là tấm gương sáng, cống hiến hết mình cho dân, cho nước...
Với hơn 40 năm tuổi Đảng, 50 năm theo cách mạng, nhắc đến Đảng, đến Bác Hồ, già làng Alăng Cân luôn tư hao va biêt ơn vì nhơ Đang chi đương dân lôi, ngươi Cơ Tu được sống tự do, ấm no, hạnh phúc.
Nhờ sự vận động tích cực của già làng, những mô hình trồng cây ăn quả đã mang lại thu nhập cao cho đồng bào Cơ Tu. Ảnh: VGP/Lưu Hương
Đảng viên phải làm trước
Sau khi đất nước thống nhất, ông trở về quê hương. Từ năm 1976 -1986, ông làm Trưởng Công an xã, rồi chuyển làm công tác Đảng tại xã Hòa Phú. Sau khi nghỉ hưu, ông được bà con dân bản tín nhiệm và bầu làm già làng thôn Phú Túc, xã Hòa Phú cho đến nay.
Trong những năm tháng ấy, già làng Alăng Cần đã có nhiều đóng góp làm thay đổi nhận thức, giúp bà con dân bản về sinh sống định canh, định cư; xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, xây dựng đời sống văn hóa mới, phát triển kinh tế, thoát nghèo.
Già Alăng Cần nhớ lại: Những ngày đầu đât nươc thông nhât, nha ngươi Cơ Tu nao cung ngheo, thiêu đoi triên miên, bà con thôn bản phai lên rưng đôt rây lam nương, sống du canh du cư không ổn định.
"Định canh, định cư" là chính sách lớn, đúng đắn của Đảng, Nhà nước nhưng việc vận động bà con thôn bản thực hiện cũng khó khăn bởi "du canh, du cư" đã là tập quán bao đời nay của đồng bào. Hiểu vậy nên già Alăng Cần vận động người thân trong gia đình mình làm trước, từ đó thuyết phục bà con làm theo.
Để dần xóa bỏ những hủ tục lạc hậu (tảo hôn, ma chay, cưới xin tốn kém, lễ hội đâm trâu...), ông kiên trì đến từng nhà để vận động, phân tích cho bà con hiểu đúng. Ông cũng tham gia hoà giải thành công nhiều vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp trong bà con dân tộc với nhau, giữ vững tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Cũng nhờ vào uy tín, sự kiên trì của già làng Alăng Cần mà đồng bào dần chuyên đôi cơ câu cây trông, vât nuôi, phat triên kinh tê rừng, giúp bà con từng bước thoát nghèo, có thu nhập ổn định.
"Mình được người thôn bản tôn trọng, tin cậy bầu làm già làng thì phải luôn tìm hiểu, lắng nghe ý kiến của bà con. Bà con có khó khăn gì thì tìm cách giúp đỡ, nhờ đó bà con mới nghe, mới tin và làm theo", già làng Alăng Cần cho biết.
Hiện thôn Phú Túc có 112 hộ với trên 426 nhân khẩu, trong đó 109 hộ là người đồng bào Cơ Tu. Nhờ sự quan tâm của Đảng, của chính quyền địa phương và sự vận động kiên trì của già làng Alăng Cần trong bao năm qua nên đến nay tại thôn Phú Túc, đường giao thông nông thôn đã khang trang, sạch đẹp; 100% hô đông bao Cơ Tu không con ơ nha tam, nhà nhà co điên thăp sang, mang lươi phat thanh đa đên tưng gia đình. Ngoài ra, người dân thôn bản còn được chính quyền hỗ trợ phục dưng nha Gươl truyền thống, công chiêng, sản xuất rượu cần để lưu giữ nét văn hoa truyên thông dân tộc mình.
Ông Nguyễn Văn Vân, Bí thư xã Hòa Phú cho biết: Trươc đây, đông bao vung cao con ngheo lăm, nhưng giơ thì khac rôi, cai đoi, bệnh tật, thât hoc, hủ tục lạc hậu đa thât sư bi đây lui.
Ngày nay bà con đã có ý thức tham gia phát triển kinh tế, tạo ra thu nhập ổn định như mô hình trồng cây bơ, cây chuối, trồng cây đậu xanh, cây lúa nước, nuôi gà thả vườn, nuôi vịt, trồng cỏ nuôi bò, trồng rừng, mở rộng mô hình ươm keo giống cung cấp cho nhiều tỉnh/ thành miền Trung... đời sống hòa thuận, no ấm nên ngươi Cơ Tu ơn Đang, ơn Bac Hô nhiêu lăm. Được như vậy là do địa phương có những đảng viên gương mẫu như già Alăng Cần, nói được, làm được theo lời Đảng, lời Bác, làm gương cho bà con
Theo Lưu Hương
Chinhphu.vn
Khánh kiệt vì chồng bị tai nạn nằm liệt ở bệnh viện 5 năm trời Cách đây 5 năm, trong một lần vào núi đốn keo, anh Trần Minh Hoàng bị cây đè gãy cổ. Hậu quả là anh bị liệt tứ chi, nằm bất động một chỗ, thời gian anh nằm viện nhiều hơn ở nhà khiến gia đình rơi vào tình trạng khánh kiệt. Anh Trần Minh Hoàng (sinh 1975, trú xã Hòa Nhơn, huyện Hòa...