Xót xa 2 chị em mất cha vì bệnh thế kỷ, mẹ đang chờ… tử thần gọi tên
Căn bệnh thế kỷ đã cướp cha của hai em, nay cũng sắp cướp mẹ. Điều an ủi là hai chị em xét nghiệm khỏe mạnh bình thường. Dù vậy, tương lai của hai chị em đang rất mịt mờ, ảm đạm.
Tôi đã cố gắng kìm lại sự xúc động của mình trước khuôn mặt nhòa nước mắt của một cháu bé 9 tuổi khi cháu nói lên mong muốn của mình. “Cháu muốn sau này trở thành một bác sĩ để có thể chữa hết bệnh cho mẹ của cháu chú à”, cháu bé thổ lộ. “Thế cháu có biết mẹ mắc căn bệnh gì không ?”, tôi hỏi. Cháu bé lắc đầu. Tôi thấy lòng mình nhói lại, quay mặt đi nén một sự thương cảm đến trực rơi nước mắt. Cái lắc đầu của cháu bé 9 tuổi này là nỗi đau và sự khốn cùng đến tuyệt vọng mà gia đình cháu đang gặp phải. Đó là cảnh mà cháu bé 9 tuổi Phạm Tú Như và chị gái Phạm Thị Tươi (17 tuổi). Hai em đã mồ côi cha cách đây 3 năm, giờ trong cảnh mẹ các cháu đang dần chết mòn bởi căn bệnh thế kỷ hành hạ.
Khuôn mặt nhạt nhòa nước mắt của cháu bé 9 tuổi Phạm Tú Như khi nói đến bệnh tình của mẹ cháu.
Khi tôi đến thăm gia đình chị Nguyễn Thị Hồng Thắm (ở ấp Trung Điền, xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu, mẹ ruột 2 cháu Tươi, Như) thì được mẹ chồng chị- bà Phạm Thị Thoa- cho biết, bệnh của chị Thắm đang ở giai đoạn cuối nên chị đã được mẹ ruột đưa về tỉnh Sóc Trăng để chăm sóc. Những ngày cuối cùng, chị Thắm cũng muốn ở bên các con nhưng vì căn bệnh ngặt nghèo, chị nén nỗi đau xa con, không muốn các con chứng kiến mẹ từng ngày ra đi. Vì thế căn nhà nhỏ của gia đình vốn đã chật hẹp, nay trở nên tối tăm hơn.
Cháu Phạm Tú Như và chị gái Phạm Thị Tươi đã mồ côi cha, nay đang đứng trước cảnh từng ngày mẹ chờ tử thần gọi tên.
Bà Phạm Hồng Thoa (62 tuổi) cho biết, trước đây vì cuộc sống khó khăn nên cha mẹ các cháu phải đi làm thuê, làm mướn ở xa. Rồi không biết lý do gì mà cha các cháu mắc phải căn bệnh thế kỷ. Cách đây 3 năm, cha các cháu- anh Phạm Văn Trung- ra đi để lại 2 đứa con thơ dại và một “bản án tử hình” cho vợ. Lúc đó, cả gia đình suy sụp khi trụ cột không còn, một mình chị Thắm đã làm những gì có thể dù cuộc đời chị cũng đang chờ “tử thần gọi tên” để nuôi 2 đứa con ăn học. Đến giờ, cháu Tươi đã học được lớp 9, còn cháu Như học lớp 3, đó đã là một sự cố gắng của người mẹ bất hạnh này. Giờ căn bệnh ngày càng nặng hơn, sức cạn kiệt không còn lao động kiếm tiền nuôi con được nữa, cuộc sống của chị Thắm chỉ đang được đếm từng ngày mà thôi.
Các cháu còn quá nhỏ chưa hiểu hết nỗi khốn cùng của gia đình đang gặp phải.
“Thật sự tôi đang rơi vào cảnh bế tắc. Tôi sợ khi mình không còn, tương lai của 2 đứa con gái không biết sẽ ra sao với cái tiếng mồ côi. 2 con của mình có được đến trường nữa hay không. Tôi rất mong những vòng tay giúp đỡ, mở lòng thương xót tạo điều kiện giúp cho 2 con tôi được đến trường như bao bạn bè khác. Đây cũng là động lực giúp tôi sống có ích trong thời gian còn lại của mình để nuôi dạy các con tốt hơn”, lời khẩn thiết đứt từng gan ruột trong đơn cầu cứu của chị Thắm nghe đến thắt lòng.
Cháu Tươi ốm yếu, thường xuyên bị xỉu ngay lớp học.
Nhìn cháu Tươi và Như ốm yếu, xanh xao, chúng tôi hỏi thăm tình hình sức khỏe của 2 cháu thì được bà Thoa cho biết, bản thân cháu Tươi rất yếu. Cháu đi học thường hay bị xỉu ngay tại lớp. Bà Thoa nói gia đình đã nhiều lần đưa 2 cháu đi xét nghiệm và kết quả 2 cháu bình thường. “Chú thấy đó, hai cháu nội của tôi ốm yếu lắm nhưng đến nay kết quả xét nghiệm ở Bạc Liêu không thấy bị gì nên tôi phần nào an tâm. Nhưng với thể trạng của hai cháu hiện giờ tôi cũng không biết sao nữa. Gia đình cũng mong được đưa các cháu lên các bệnh viện tuyến trên để xét nghiệm lại nhưng chưa có khả năng”, bà Thoa tâm sự.
Cháu Như với cơ thể gầy còm như chị gái.
Chia sẻ thêm với chúng tôi, bà Thoa rất lo lắng cho tương lai của 2 cháu nội mình. Cha mất, mẹ giờ sống ngày nào hay ngày đó nên 2 cháu đang phải sống tạm với ông bà nội. Trong khi đó, ông bà nội đã ngoài 60 tuổi, người bệnh, người đau nên cũng chẳng lo cho 2 cháu được trọn vẹn. Ông bà chỉ có thể nuôi được ngày một, ngày hai nên tương lai của các cháu trở nên mịt mờ ở phía trước. Dường như con đường đến trường của các cháu đang ngắn lại, hẹp dần và biết đâu một ngày kia khi mẹ các cháu từ giả cõi đời này thì con đường ấy cũng tắt theo.
“Con mong làm sao có tiền chữa bệnh cho mẹ con để mẹ còn lo cho 2 chị em con đi học”
Cháu Phạm Tú Như nói với tôi là cháu rất thích học. Nhưng với tình cảnh hiện nay, tôi không biết rồi cháu có được học hành đến nơi đến chốn hay không. Cháu còn quá nhỏ để có thể hiểu hết những gì đang xảy ra trong gia đình của cháu. Cháu còn bày tỏ với tôi rằng, với cháu hiện giờ là làm sao mẹ cháu hết bệnh, đi làm kiếm tiền nuôi chị em cháu ăn học. “Con mong các cô các chú cho con ít tiền để trị bệnh cho mẹ con, để mẹ con hết bệnh mà lo cho chị em con. Con cám ơn các cô các chú nhiều lắm”, cháu Như vừa nói vừa khóc nức nở. Lời chia sẻ của cháu bé 9 tuổi làm những người có mặt ai cũng sụt sùi.
Video đang HOT
Tương lai của 2 cháu gái này rất cần sự sẻ chia của các tấm lòng hảo tâm.
Nói về trường hợp của 2 cháu Tươi và Như, ông Trương Đông Hải- Phó Chủ tịch UBND xã Long Điền Đông- chia sẻ, hoàn cảnh gia đình 2 cháu thuộc diện hộ nghèo ở xã. Cha các cháu đã mất, giờ mẹ cháu cũng đang lâm trọng bệnh, tương lai của 2 cháu sẽ trở nên bế tắc. “Qua Dân trí, chúng tôi mong các nhà hảo tâm chia sẻ, giúp đỡ để các cháu vượt qua khó khăn, có điều kiện học tập tốt hơn”, ông Hải bày tỏ.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1803: Bà Phạm Hồng Thoa, ấp Trung Điền, xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu 2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email:quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội * Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Huỳnh Hải
Theo Dantri
"Cháu ơi, đừng gục ngã"
Tiếng thét ấy của ông Bạ vang lên mỗi lần bé Ngân hộc máu, ngất lịm. Lúc ấy, ông Bạ như muốn truyền lửa kiên cường, bất khuất, đầy "chất lính" đến đứa cháu nhỏ để nó vượt qua ngưỡng cửa tử thần.
Nỗi lòng người lính
Người lính già Lại Văn Bạ với xấp đơn cầu cứu mong tìm lại sự sống cho cháu
Trong lá đơn đẫm nước mắt của người lính Lại Văn Bạ (80 tuổi), thương binh 2/4, nạn nhân chất độc hóa học màu da cam, Cựu tù chính trị Phú Quốc, thành viên tập thể Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân gửi đến Báo điện tử Dân trí khiến chúng tôi không thể kìm lòng.
"Tháng 3/1965 nghe theo tiếng gọi của Đảng và Nhà nước tôi tạm gác lại hạnh phúc gia đình, cha mẹ già, tự nguyện làm đơn tái ngũ và tiếp tục tham gia quân đội tại Sư đoàn Sào Vàng hoạt động tại địa bàn Bình Định - Quảng Nam - Quảng Ngãi - Phú Yên. Trong khi đang chiến đấu, bản thân tôi bị thương và bị bắt vào ngày 22/9/1966. Đến tháng 7/1967, tôi bị chuyển ra nhà tù Phú Quốc. Tháng 3/1973, tôi được thả tự do. Trong quá trình bị giam giữ tại Phú Quốc bản thân tôi bị tra tấn dã man, tàn bạo, hiện nay để lại nhiều di chứng thương tích" - Ông Bạ tâm sự.
Rời khỏi song sắt nhà tù chính trị Phú Quốc sau chuỗi ngày chịu cảnh "địa ngục trần gian", ông Bạ tìm về gia đình thì tiếp tục nhận nỗi đau mất cha, người mẹ già mắt mờ, vợ và hai đứa con gái sống trong cảnh cơ cực, héo mòn. Không thể tham gia kháng chiến vì thương tích nặng, ông Bạ sống cùng vợ con tại quê nhà tại tỉnh Hà Nam.
Lá đơn cầu cứu khẩn thiết ông Bạ gửi đến Báo Dân trí
Tưởng rằng mọi bất hạnh, khổ đau đã qua với ông Bạ, nhưng 5 lần liên tiếp vợ ông đều sảy thai. Đến khi sinh được đứa con trai thì phát triển không bình thường. Qua xét nghiệm của cơ quan y tế, ông Bạ như ngã quỵ khi biết bản thân bị nhiễm chất độc màu da cam.
Đất nước thống nhất, ông Bạ cùng gia đình "không lành lặn" của mình Nam tiến vào vùng đất cao nguyên Di Linh lập nghiệp. Mọi khó khăn đều như tan biến khi hai cô con gái của ông yên bề gia thất. Tuy nhiên những ngày tháng bình yên ấy qua đi nhanh chóng thay vào đó là cơn bão tố bệnh tật. Cũng kể từ ấy, người lính già bắt đầu cuốn vào vòng xoáy của định mệnh với hành trình khắp nơi đi tìm sự sống cho đứa cháu ngoại Trần Kim Ngân (13 tuổi) đang mắc căn bệnh ký sinh trùng não.
"Không biết bao nhiêu lần tôi cùng đứa con gái ruột là Lại Thị Bay và cũng là mẹ của cháu Ngân làm đơn cầu cứu gửi đi khắp nơi nhưng đều vô vọng. Nhìn đứa trẻ bị ký sinh trùng đang từng ngày ăn mòn lớp não mà lòng tôi quặn thắt, đòn roi tra tấn dã man khi bị địch bắt cũng không bằng nỗi đau này" - Ông Bạ nghẹn ngào.
Di chứng từ những trận đòn tra tấn dã man của địch không đau bằng cảnh ông Bạ phải bất lực nhìn đứa cháu ngoại chết dần, chết mòn vì căn bệnh ký sinh trùng não
Qua con đường đất đỏ, quanh co, gập ghềnh với đầy "ổ voi, ổ ngựa",PV Dân trí đến được nơi bé Kim Ngân đang ở. Căn nhà nhỏ xiêu vẹo, không điện, không nước nằm nép mình giữa núi đồi hùng vĩ tĩnh lặng đến lạ thường. Trước mắt chúng tôi, dưới tán cây ngay lối dẫn vào là một cô bé ngồi trên xe lăn, gương mặt xinh xắn, đôi mắt đen to tròn đang cặm cụi tô vẽ trên cuốn sách đã ngả màu, mất trang. Kim Ngân năm nay 13 tuổi những đã phải "gánh" trong não 4 con ký sinh trùng từ khi lên 10 tuổi.
"Cháu ơi! Đừng gục ngã"
Kim Ngân khó nhọc nuốt từng miếng cháo trắng
Những tiếng thét lên của ông Bạ trong mỗi lần bé Ngân hộc máu, ngất lịm. Lúc ấy ông Bạ như muốn truyền lửa kiên cường, bất khuất, đầy "chất lính" đến đứa cháu nhỏ của mình để nó vượt qua ngưỡng cửa tử thần.
Mặc cho viên đạn còn găm sâu trong xương chậu, mặc cho di chứng những trận đòn tra tấn dã man của địch, ông Bạ vẫn dùng chút sức lực cuối đời để đi tìm sự sống cho Ngân.
Chị Lại Thị Bay (mẹ bé Kim Ngân) kể: "Khoảng 3 năm trước, con gái tôi đang học tại lớp 3A2 Trường tiểu học Phú Hiệp thì đột nhiên gục xuống bàn. Vợ chồng tôi đưa con đi khám ở nhiều bệnh viện thì được các bác sĩ chuẩn đoán cháu bị ký sinh trùng não. Cuộc sống vốn chỉ đủ ăn qua ngày nên khi con đổ bệnh, gia đình và ông ngoại của cháu chạy đôn, chạy đáo, cầm cố nhà đất để điều trị cho cháu. Khi không còn khả năng thì chúng tôi đi gõ cửa, cầu cứu báo đài, các cơ quan tổ chức xã hội".
"Tháng 6/2013, khi con tôi đang nằm điều trị tại bệnh viện Nhi Đồng 1, tôi đã gửi cháu nhờ bác sĩ coi giùm để cầm đơn cầu cứu đến nhiều báo, đài tại TP.HCM nhờ thông tin tìm sự giúp đỡ nhưng họ không tiếp nhận, quay lại bệnh viện nhìn cảnh con gái nằm chết dần, chết mòn tôi ứa nước mắt đành ngậm ngùi, lủi thủi đưa cháu về quê" - Chị Bay cay đắng nhớ lại.
Gia đình bé Kim Ngân đang rơi vào cảnh cùng đường, bất lực để những con ký sinh trùng ăn mòn lớp não của bé Kim Ngân
Sinh mạng của bé Ngân như ngọn đèn trước bão
Chị Bay cho biết thêm, dù gia đình thuộc diện hộ nghèo, có thẻ bảo hiểm y tế nhưng các khoản tiền đi lại, bồi dưỡng sức khỏe cho bé Ngân và các loại thuốc ngoài danh mục khiến gia đình chị không thể xoay sở. Từ tháng 8/2014 đến nay, Kim Ngân phải nằm tại nhà, cầm cự sự sống bằng vài viên thuốc giảm đau.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Phan Xuân An - Phó Chủ tịch UBND xã Gia Hiệp (huyện Di Linh, nơi mẹ con chị Bay cư ngụ) xác nhận, hoàn cảnh của gia đình chị Bay là hết sức khó khăn. "Mấy năm qua, chúng tôi cũng cố gắng vận động, tạo mọi điều kiện để giúp đỡ cháu Ngân chữa trị bệnh tình và chia sẻ gánh nặng với chị Bay. Tuy nhiên, địa phương còn nghèo nên sự giúp đỡ có giới hạn" - Ông an kể.
Bà Nguyễn Thị Tuyết, Uỷ viên Hội chữ thập đỏ huyện Di Linh (tỉnh Lâm Đồng) khẳng định, trường hợp của bé Kim Ngân hết sức đáng thương, trước đây em là một học sinh rất giỏi, ngoan ngoãn. Nhưng từ khi bị căn bệnh ký sinh trùng não, cháu bé luôn phải chịu đau đớn và bệnh tình ngày càng trầm trọng. Gia đình bé Ngân lại thuộc diện khó khăn, một mình bơ vơ sống giữa rừng, không điện, không có nước sạch sử dụng. Ba Kim Ngân cũng là một người đàn ông không bình thường nên tất cả gánh nặng về kinh tế, chăm sóc con đều do một mình chị Bay lo liệu.
"Sau gần 3 năm lo cho bé Ngân thì gia đình cháu cũng đã cầm cố hết tài sản nhưng bệnh tình vẫn chưa thuyên giảm. Chính quyền địa phương cũng tổ chức quyên góp, ủng hộ nhưng số tiền không thâm thía vào đâu" - Bà Tuyết cho biết.
Danh hiệu ông Bạ cùng các bạn tù bị giam giữ tại nhà tù Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang được chủ tịch nước phong tặng
Ông Bạ sẵn sàng đánh đổi mọi danh hiệu chỉ mong giữ lại được sinh mạng cho đứa cháu gái nhỏ của mình
Không khí kỷ niệm 40 năm giải phóng Đất nước đang lan tỏa khắp mọi miền, nền hòa bình hôm nay có một phần đóng góp xương máu của người lính già, Cựu tù chính trị Phú Quốc Lại Văn Bạ. Năm 2012, ông Bạ cùng những bạn tù năm xưa đã vinh dự đón nhận danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân" về thành tích đặc biệt suất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Ở tuổi xế chiều, thành viên của tập thể "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân" ấy chỉ ước nguyện nhận được sự cứu giúp kịp thời của đồng đội, của các mạnh thường quân và những tấm lòng nhân ái cùng chung tay, giữ lại sinh mạng cho đứa cháu ngoại đang thoi thóp, chịu cảnh đớn đau bởi 4 con ký sinh trùng hoành hành trong não.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1757: Chị Lại Thị Bay, địa chỉ thôn 3, xã Gia Hiệp, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng ĐT: 0162.7345.173 2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email:quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội * Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Trung Kiên
Theo Dantri
Nhân viên nhà băng nào có thu nhập mơ ước nhất hiện nay? Báo cáo tài chính của một số nhà băng lớn vừa công bố cho hay, thu nhập của nhân viên vẫn trên 20 triệu đồng/tháng - mức thu nhập đáng mơ ước hiện nay. Dữ liệu từ báo cáo tài chính riêng quý I/2015 của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV - mã chứng khoán BID) vừa công...