Xông vào nhà thuốc giật… thuốc
Phát hiện người đàn ông đem bao thuốc đến giao cho nhà thuốc tây, 2 tên trộm đã canh bên ngoài rồi giật bao thuốc bỏ chạy thì bị công an phát hiện bắt giữ.
Ngày 7/11, công an phường 19, quận Bình Thạnh, TPHCM cho biết đã bàn giao 2 nghi can Nguyễn Minh Tuấn (32 tuổi, sống lang thang) và Trần Thanh Đại (43 tuổi, ngụ phường 8, quận 4) cho công an phường 21, quận Bình Thạnh để điều tra về hành vi “trộm cắp tài sản”.
Theo thông tin ban đầu, khoảng 9h30 sáng cùng ngày, Tuấn chở Đại bằng xe gắn máy BKS 51X5 – 7304 lưu thông trên đường Ngô Tất Tố ra đường Xô Viết Nghệ Tĩnh. Khi đến trước nhà thuốc tây Phan Quỳnh ở số 71P đường Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh thì cả 2 phát hiện một người đàn ông chở theo 2 bao nilon đang dừng xe trước nhà thuốc.
Nhà thuốc tây Phan Quỳnh nơi xảy ra vụ trộm
Trong lúc người đàn ông đem 1 bao thuốc vào giao cho nhà thuốc tây thì bên ngoài Đại tiến lại gần trộm bao thuốc nhảy lên xe do Tuấn đợi sẵn bỏ chạy.
Nghe tiếng tri hô của nạn nhân, lực lượng công an phường 19, quận Bình Thạnh đang tuần tra gần đó đã truy đuổi và bắt gọn 2 tên trộm cùng tang vật.
Tại cơ quan công an, cả 2 đã thừa nhận hành vi của mình.
Theo nhân viên của nhà thuốc Phan Quỳnh thì số thuốc bị trộm trị giá khoảng 1 triệu đồng.
Đình Thảo
Video đang HOT
Theo Dantri
VN "chiếm huy chương vàng về lớn thuốc kháng sinh vì dùng thuốc vô tội vạ"
Theo cảnh báo của Tổ chức Y tế Thế giới, nước mình chiếm huy chương vàng về lờn thuốc kháng sinh vì dùng thuốc vô tội vạ, nhất là ở trẻ con.
Nếu nghĩ lạm dụng thuốc là chuyện chỉ có ở các nước thừa thuốc, thừa tiền thì lầm.
Vào hai thập niên trước, lúc nền kinh tế không khủng hoảng, khi nạn thất nghiệp chưa là gánh nặng của toàn xã hội, nước Đức được các quốc gia khác ở châu Âu đặt cho cái tên vừa khen vừa trách là "kho dược của thế giới" do số lượng thuốc men dư thừa ở nước này.
Hiện nay, tuy kinh phí dành cho y tế rõ ràng vẫn đang thâm hụt đến độ khâu nào cũng phải thắt lưng buộc bụng, ở Đức vẫn đang có không dưới 70.000 mặt hàng dược phẩm, trong số đó gần 40% là thuốc chỉ bán theo toa.
Đáng nói hơn nhiều, theo tiếng kêu báo động ai oán của hiệp hội dược phẩm ở Đức, là tình trạng người dân dùng thuốc quá nhiều, mặc dù thầy thuốc bên đó bị các hãng bảo hiểm y tế trói tay thật chặt để không thể biên toa hào phóng như bên mình.
Bệnh thêm vì thuốc
Vì dùng quá nhiều dược phẩm từ nhiều hãng sản xuất khác nhau nên thầy thuốc có muốn cũng không thể kiểm soát phản ứng tương tác bất ngờ giữa các loại thuốc trong một toa thuốc. Một mặt, các hãng thuốc có mong cũng không thể thực hiện mô hình xét nghiệm để kiểm định phản ứng bất lợi của sản phẩm gà nhà với mấy chục ngàn dược phẩm khác.
Mặt khác, thầy thuốc cho dù có tận tâm cách mấy cũng khó lòng trở tay cho kịp nếu người bệnh bên cạnh toa thuốc của thầy này lại dùng thêm toa của bác sĩ chuyên khoa khác. Đừng quên là hầu như ngày nào ở Đức cũng có thêm vài loại thuốc mới thuộc loại bán không cần toa trong các cửa hàng kinh doanh với sức khỏe.
Ai cấm nổi bệnh nhân cần tìm đâu đó một chút hy vọng? Nói chi chuyện uống trật, người dân nước Đức đã bao lần xôn xao chuyện chết toi vì uống đúng thuốc, như trường hợp bệnh nhân mất mạng sau khi nhỏ mắt theo đúng toa thuốc của bác sĩ nhãn khoa, chẳng qua vì trong thuốc nhỏ có hoạt chất ảnh hưởng trên huyết áp trong khi bệnh nhân đang uống thuốc hạ huyết áp theo y lệnh của bác sĩ tim mạch. Hậu quả của hai mặt giáp công khiến tim ngừng đập!
Lạm dụng thuốc ở xứ mình chắc chắn đang và sẽ tiếp tục là vấn nạn của sức khỏe cộng đồng.
Không đục nước khó béo cò
Không kể đến kinh phí cả tỉ euro phải mất hằng năm vì chi phí điều trị hậu quả của lạm dụng thuốc, đáng lo hơn nhiều là số tử vong ở Đức vì phản ứng tương tác bất lợi do dùng nhiều thuốc cao gấp bốn lần số nạn nhân mất mạng vì tai nạn giao thông. Đó cũng là động cơ khiến ngành dược ở Đức đã từ nhiều năm mạnh dạn vận động mọi người tìm cách giới hạn mức độ nguy hại của việc lạm dụng thuốc bằng một số biện pháp cụ thể như:
- Hoàn chỉnh chức năng kiểm soát phác đồ điều trị chuyên khoa thông qua sự can thiệp của bác sĩ gia đình để tránh tình trạng múa gậy vườn hoang của thầy thuốc.
- Cải thiện chức năng tư vấn của nhà thuốc, đồng thời với giải pháp thống kê vi tính tất cả dữ liệu liên quan đến thói quen dùng thuốc của mỗi bệnh nhân để y sĩ đoán kịp thời can thiệp khi phát hiện dấu hiệu lạm dụng thuốc theo kiểu một toa dùng cả năm.
- Tăng cường biện pháp thông tin giáo dục y tế trên phương tiện truyền thông đại chúng để người bệnh góp phần kiểm soát công việc của thầy thuốc.
- Giới hạn việc lạm dụng liệu pháp đặc hiệu thông qua biện pháp hội chẩn bắt buộc của các thầy thuốc chuyên khoa, thay vì mạnh ai nấy chữa, phước chủ may thầy.
Trông người mà ngẫm đến ta
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, nước mình có mặt trong danh sách dùng thuốc quá nhiều nếu tính trên bình quân đầu người.
Đó là chưa kể đến các mặt hàng đông dược, thực phẩm chức năng đang thả nổi vì thiếu biện pháp chế tài. Lạm dụng thuốc ở xứ mình chắc chắn đang và sẽ tiếp tục là vấn nạn của sức khỏe cộng đồng vì thử hỏi có bao nhiêu:
Người bệnh tự động mua thuốc không cần y lệnh của thầy thuốc?
Bệnh nhân đang "bị" điều trị cùng lúc bởi nhiều thầy thuốc chuyên khoa không hề hội ý với nhau?
Người mua thuốc chưa bao giờ được tư vấn về liệu trình, liều lượng và tác dụng phụ ở nhà thuốc?
Khách hàng mua thuốc chỉ được bán theo toa nhưng không cần toa vì nhà thuốc thuận mua vừa bán?
Toa thuốc có cả chục loại thuốc đặc hiệu được dùng năm này qua tháng khác mà không cần tái khám?
Thực phẩm chức năng được quảng cáo cường điệu như thần dược trị bá bệnh dù chưa hề được xác minh tác dụng qua nghiên cứu theo tiêu chí thực nghiệm?
Sản phẩm Đông dược theo kiểu "gia truyền" được chào hàng tràn lan theo kiểu đa cấp dù không ai biết rõ hư thực thế nào, độc tính ra sao?
Sức khỏe phải gắn liền với túi tiền. Đừng quên là người dân xứ mình vẫn chưa có thu nhập bằng người Đức. Ấy thế mà số dược phòng ở TP.HCM nhiều hơn ở Frankfurt! Ấy thế mà nhiều loại thuốc, nhất là thực phẩm chức năng có giá bán cao hơn bên Đức! Càng nói về bệnh, về thuốc ở xứ mình càng "nghe qua ngậm đắng nuốt cay thế nào"!
Theo BS Lương Lễ Hoàng
Pháp luật TPHCM
Tăng cường bảo quản chất lượng thuốc trong mùa hè Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu giám đốc các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc trên địa bàn tăng cường công tác đảm bảo chất lượng thuốc chữa bệnh, thực hiện đúng các quy định hiện hành trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh thuốc. Theo ông Nguyễn Văn Yên, Phó Giám đốc Sở Y...