Xôn xao danh sách bình chọn các food reviewer “kém chất lượng” nhất, loạt cái tên đình đám bị lọt top
Cuộc bình chọn các food reviewer “kém chất lượng” đang khiến dân mạng quan tâm.
Tối 27/04, trong nhóm Hội review đồ ăn có tâm (một cộng đồng review ẩm thực với hơn 666k thành viên trên Facebook) xuất hiện bài đăng bình chọn các food reviewer bị đánh giá là “kém chất lượng” nhất. Sau 1h đăng tải, poll thu hút hàng chục nghìn lượt bình chọn và 1,4k comment.
Cuộc bình chọn khiến dân tình xôn xao
Theo đó, chủ topic đặt vấn đề về việc các food reviewer gần đây liên tục khiến người theo dõi thất vọng khi chụp ảnh, quay clip, mô tả, viết lách có phần “nói quá”, trong khi sự thật không được như vậy. Cuộc bình chọn này được mở ra để các thành viên trong hội đánh giá xem đâu là những food reviewer “kém chất lượng” nhất.
Đây là danh sách bầu chọn dạng mở, tức là người tham gia có thể đề xuất thêm nhân vật, sau đó những người khác có thể nhìn thấy và ấn chọn. Sau 1h, loạt gương mặt food reviewer có tiếng bị lọt top:
Ninh Tito – food vlogger lâu năm và nổi tiếng top đầu với 789k subscribers trên YouTube đồng thời cũng đang là người nhận hơn 3,8k vote trong danh sách “kém chất lượng”
ngocfoods – food blogger Hà Nội có 216k theo dõi trên TikTok và 74k followers trên Instagram đứng thứ 2 với gần 2,1k vote
Vị trí thứ 3 là “Duy Nến” – chủ kênh YouTube Hà Nội Phố đang bị chỉ trích những ngày gần đây vì cách review ngô nghê, sai lệch
Video đang HOT
Tiểu Màn Thầu – TikToker Hà Nội hơn 712k theo dõi đứng thứ 3 với gần 900 vote
Một số cái tên nổi tiếng khác được nhắc đến phía dưới danh sách là Quân Beann, Ăn Sập Hà Nội, Công Vũ (Chú Bé Hà Nội), Tôm La Cà, Mỏ Khoét, Pít ham ăn…
Dưới phần bình luận, không ít người cho rằng danh sách này lập ra có ích cho họ trong việc tìm tên tuổi đáng tin khi tham khảo ăn uống, du lịch, cà phê… Đồng thời, đây cũng là dấu hiệu cho những nhân vật được nhắc đến cần nhìn lại, rút kinh nghiệm, sửa đổi… Một số người khác lại cho rằng danh sách này chỉ phản ánh được một phần, không đánh giá được toàn cục. Không ít người được bầu chọn do hiệu ứng đám đông, chứ những người tham gia chưa thực sự am hiểu.
Danh sách bình chọn vẫn đang ngày càng tăng thêm lượt vote. Nhưng nhìn chung đây chỉ là một danh sách xuất phát từ bộ phận nhỏ dân mạng và mang ít nhiều yếu tố cảm tính, chưa được kiểm chứng. Nếu có những food reviewer bạn yêu thích bị gọi tên, đừng quá hoang mang. Mỗi người mỗi quan điểm, huống hồ ăn uống thì càng phức tạp hơn. 9 người 10 ý, hãy cứ quan tâm và ủng hộ những nhân vật mình yêu thích bạn nhé!
Nguồn: Tổng hợp
Hậu "hoàng kim": Bánh canh 300 ngàn đồng, gỏi đu đủ Ty Thy giờ ra sao?
Thị trường ẩm thực Việt Nam ngày càng phong phú, có rất nhiều "chiêu trò" để một món ăn hoặc hàng quán trở nên nổi tiếng, biết đến rộng rãi. Tại TP.Hồ Chí Minh, trong 3 năm gần đây, công thức "tai tiếng", "siêu to khổng lồ", "đắt tiền",...trở thành yếu tố giúp không ít quán ăn hút thực khách.
Tuy nhiên, những quán ăn "hiện tượng mạng" của nhiều năm trước liệu có còn là địa điểm được ưa chuộng trong thời điểm hiện tại?
"Thời hoàng kim" của những quán ăn lề đường
Năm 2018, quán bánh canh cua giá 300 nghìn đồng, tọa lạc tại đường Phạm Văn Chí (Quận 6) nổi tiếng khắp mạng xã hội. Báo chí, YouTuber đổ xô review khiến thực khách cũng hiếu kỳ, kéo tới ăn thử. Ở thời điểm đó, quán bánh canh này chỉ cần mở 3 tiếng đồng hồ là có thể bán hết với số lượng lớn.
Sau đó 1 năm, bún nước cô Huyền nằm trên đường Nguyễn Công Hoan (Quận Phú Nhuận) cũng "một bước lên mây" khi được các Food Vlogger review, thậm chí hàng loạt nghệ sĩ lăng xê. Không chỉ đến để thưởng thức, mọi người còn tò mò vì nghe rằng ở đây có "món chửi" từ bà chủ quán. Lượng khách ngày càng đông, chỉ có một người đứng bếp nhưng thực khách vẫn chịu khó chờ đợi.
Quán bún nước cô Huyền từng gây sốt nhờ bà chủ "hay chửi".
Vào năm 2020, những quán ăn do người chuyển giới sáng lập trở thành điểm đến ưa chuộng cho giới trẻ, ngoài Cát Thy (bán bánh tráng trộn), thì Ty Thy (Quận 6) với món gỏi đu đủ ba khía cũng được quan tâm. Thời "hoàng kim" của quán, một ngày có thể tiêu thụ hơn 100kg đu đủ, chưa tính đến món ăn đi kèm.
Đây là 3 quán ăn từng nổi đình nổi đám trên mạng xã hội. Những quán ăn ở thời điểm đó chưa cần bàn đến hương vị, chỉ xét riêng sự tò mò của thực khách cũng có thể thu về số tiền không nhỏ.
Hậu "thời hoàng kim", liệu quán hot còn đông khách?
Bắt đầu từ năm 2020, tình hình kinh tế ít nhiều bị ảnh hưởng do dịch Covid-19, nhiều nhà hàng hoặc quán ăn cũng vì vậy phải đóng cửa. Vào lúc này, câu hỏi đặt ra về những quán ăn "hiện tượng mạng" lại bắt đầu được quan tâm.
Quán bánh canh 300 nghìn đồng đã trở nên bình lặng hơn, nhưng cô chủ quán vẫn không có phút ngơi tay ngay từ thời điểm mở quán vào 16 giờ. Lượng khách tuy không đông nhưng khá ổn định, con hẻm nhỏ luôn tấp nập người ra vào. Không gian được bài trí khoảng 4-5 chiếc bàn nhưng hầu như không có khi nào trống.
Cô Loan, chủ quán bánh canh 300 nghìn đồng.
Cô Loan (60 tuổi, chủ quán) cho biết, do dịch nên tình hình buôn bán trong năm trước khá "bết bát", những ngày đầu năm 2021 mới khởi sắc lại một chút. Nói về thời điểm "hoàng kim", cô chia sẻ: " Trong cái được cũng sẽ có cái mất, thời gian đó bất thình lình nên cũng sẽ xảy ra những chuyện không mong muốn. So với với thời điểm đó, tôi bằng lòng với thực tại bởi thay vì làm ào ào, tôi có thể chiều khách, khiến họ hài lòng hơn với món ăn ".
Dù qua thời "vàng son" nhưng bà chủ cũng không hề ngơi tay.
Hiện tại, quán chỉ thường xuyên bán cho khách quen, nhưng thi thoảng vẫn được một số người hiếu kỳ ghé tới để thưởng thức. Dẫu là quen hay cũ thì mọi người sau khi ăn đều có chung cảm nhận rằng món ăn nhà cô rất ổn. Được biết, quán đã có thâm niên hơn 30 năm, đồ ăn đều được cô chủ chọn lựa và chế biến nên đảm bảo được độ tươi, đây cũng là bí quyết để "giữ chân" khách hàng dù qua thời nổi tiếng.
Quán hầu hết lúc nào cũng đông khách, vẫn có người lựa chọn bánh canh 300 nghìn đồng.
Không giống như bà Loan, cô Huyền ở quán bún nước lại có cách "nổi tiếng" khá khác biệt. Theo đó, sự nổi tiếng của cô bắt đầu từ "tai tiếng", do thường xuyên...vừa làm vừa chửi, mức độ âm thanh lớn và liên tục cứ 5 phút/lần. Mới đây, quán ăn còn bị "phốt" trên mạng xã hội do nhiều người cảm thấy quá ồn ào, thiếu văn minh.
Ghi nhận thực tế, quán chỉ có mình cô Huyền đứng bếp từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều, thông thường thực khách phải chờ hơn 30 phút. Vào ngày cuối tuần, quán bún nước kiêm mì trộn muối ớt đặc biệt này vẫn rất đông khách, chủ quán thì liên tục nói lớn, xưng "bạn - tôi" khá dễ thương.
Khách hàng chờ đợi và thưởng thức món ăn tại quán vẫn tấp nập.
Theo cô Thương (Gò Vấp), thực khách quen của quán chia sẻ: " Bà chửi ai chứ không chửi khách, chiều khách số 1 luôn. Cô ăn ở đây 5-6 năm rồi, cô biết. Nói chung, khách quen vào là bà ấy biết có ăn hành hay thêm bò như thế nào nên cô rất ưng ý ". Một nam thực khách vừa từ Hà Nội vào cũng hiếu kỳ tới thưởng thức, thổ lộ: " Bà này nói nhiều thật, nhưng nghe hay chứ chửi đâu. So với bún ngan chửi Hà Nội thì vẫn chưa thấm gì. Hương vị thì tạm ổn, không quá xuất sắc ".
Chủ quán Ty Thy thường tự tay giã gỏi cho khách, nói chuyện duyên dáng.
Thâm niên không bằng hai quán trên nhưng gỏi đu đủ Ty Thy cũng khá được ưa chuộng, chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Thời điểm hiện tại, khi nhiều quán xá phải đóng cửa thì quán của "người đẹp chuyển giới" này vẫn kinh doanh ổn định.
Quán nằm xa trung tâm thành phố, diện tích không quá lớn nhưng được trang trí nhiều màu sắc, bắt mắt. Một nam thực khách cho biết từng đến cùng bạn trai để ủng hộ cô chủ, và sau đó "mê luôn". Anh chia sẻ: " Gỏi ăn vừa miệng, nhưng ngon nhất là nước sốt chấm với trà tắc, khác biệt những quán tương tự. Trước đây, mình đến quán vì cô chủ duyên dáng nhưng sau đó ghé lại bởi hương vị của đồ ăn, khá chất lượng ".
Quán được bày trí bắt mắt, nhiều màu sắc.
Chủ quán Ty Thy ngoài lúc giã gỏi thì vẫn thường giao lưu, thể hiện sự thân thiện với khách. "Người đẹp chuyển giới" cho biết, thời điểm mới nổi tiếng, có ngày quán bán được hơn 3 tạ đu đủ. Ở hiện tại, dù không kinh doanh lớn được như vậy nhưng lượng gỏi bán ra mỗi ngày vẫn duy trì hơn 100 kg.
Lượng khách đến vẫn ổn định, không quá khác so với thời "hot hit" trên mạng xã hội.
"Thời hoàng kim" chỉ là khoảng thời gian nhỏ để các quán ăn ghi điểm với khách hàng, tận dụng cho sự phát triển được hay không lại hoàn toàn khác. Điều này đồng nghĩa với việc, theo thời gian, những quán ăn không đạt chất lượng trong mắt thực khách chắc chắn sẽ bị "đào thải".
Trước những thông tin được ghi nhận thực tế, có thể thấy rằng thực khách bây giờ đã tinh tường hơn nhiều. Họ biết cách lựa chọn những điểm đến ẩm thực phù hợp, hợp khẩu vị và được tôn trọng thay vì chạy theo đám đông hoặc những bài review "làm màu" trên mạng xã hội. Chính vì thế, ngoài chất lượng thì việc "chiều" lòng khách hàng theo cách riêng mới chính là điểm mấu chốt trong vấn đề kinh doanh bền vững.
Cùng đón xem những tin tức mới nhất về đời sống xã hội tại YAN!
Food Reviewer Nguyễn Cường Nam chia sẻ về lời nói dối xúc động dịp 1/4 Trong cộng đồng giới trẻ xứ Việt, đặc biệt là giới trẻ Sài thành, cái tên food reviewer Nguyễn Cường Nam (hay còn được gọi là Nam Kun) đã không còn quá xa lạ với mọi người. Từ những vlog nhỏ về giới thiệu thức ăn, đến nay Nam Kun đã phát triển thêm nhiều nội dung mới mẻ hơn thu hút sự...