Xôn xao clip nữ nhân viên đại lý xe ô tô Hyundai vén váy, tranh cãi gay gắt với khách hàng
Cho rằng đại lý xe ô tô Hyundai đã có chính sách không thỏa đáng đối với yêu cầu bảo hành xe của mình, gia đình chủ xe đã đến đại lý làm việc. Tại đây, 1 nữ nhân viên đã xảy ra tranh cãi với gia đình chủ xe, đồng thời có hành động vén váy. Đoạn clip ghi lại sự việc hiện đang gây chú ý.
Ngày 9/1, một đoạn clip ghi lại sự việc nữ nhân viên của đại lý xe ô tô Hyundai tranh cãi gay gắt với khách hàng, thậm chí còn có hành động vén váy đã xuất hiện trên mạng xã hội khiến nhiều người xôn xao.
Đoạn clip được chia sẻ chóng mặt trên các trang MXH – Ảnh chụp màn hình.
Theo hình ảnh trong đoạn clip, sự việc được ghi lại tại 1 đại lý xe ô tô Hyundai. Tại đây, nữ nhân viên của đại lý đứng trước mặt 1 khách hàng là nữ giới, quay lưng về phía 1 khách hàng khác là đàn ông rồi tranh cãi với nhiều lời lẽ gay gắt.
Chưa rõ sự tình trước đó ra sao, chỉ biết được trong đoạn clip thì nữ nhân viên có nói “ Em chưa có tụt quần nha“, kèm theo đó là hành động đưa tay vén chiếc váy của mình lên cao.
Nữ khách hàng trong sự việc vừa cầm điện thoại để livestream lại sự việc, vừa lớn tiếng đáp lại lời cô nhân viên: “ Ừ đúng rồi, em tụt ra đi rồi chị cho em vào trại mại dâm“.
Cô nhân viên cũng ngay sau đó tiếp lời “ Xin lỗi chị nha, mại dâm trước mặt chị đó” rồi quay sang nói với người khách hàng nam “ Này anh muốn không, mại dâm trước mặt anh này“.
Sau cùng, nữ nhân viên này chỉ tay vào mặt nữ khách hàng và nói: “ Tôi bán xe, không có “bán hoa” “.
Nữ nhân viên chỉ tay vào khách hàng tranh cãi gay gắt – Ảnh cắt từ clip
Sự việc xảy ra trước sự chứng kiến của nhiều người là nhân viên và khách hàng của đại lý xe Hyundai. 1 số người được cho cũng làm việc tại đại lý này đã chạy lại can ngăn sự việc, kéo cô gái nhân viên ra đồng thời yêu cầu nữ khách hàng dừng quay clip. Tuy nhiên cuộc tranh cãi vẫn tiếp tục khá lâu sau đó.
Trên mạng xã hội, nhiều ý kiến trái chiều đã được cư dân mạng để lại dưới đoạn clip này. Theo đó, đa số ý kiến đều cho rằng hành động và lời lẽ của nữ nhân viên đại lý xe là thiếu tế nhị, nên bình tĩnh và kiềm chế hơn.
Chị T.Hoàng bình luận: “ Nhân viên gì mà cãi lộn với khách thế kia thì còn bán hàng sao được nữa, hành động cũng chẳng tế nhị chút nào. Cô nhân viên này nên bình tĩnh hơn“.
“ Trời ơi nhân viên gì mà kỳ cục quá, đã chửi lộn lại còn vén váy thế kia. Có gì thì gọi quản lý ra, làm như này vừa mất mặt mình vừa ảnh hưởng đến cả cửa hàng” – bạn Q.Như viết.
Nhiều nhân viên khác của đại lý ra can ngăn sự việc nhưng không được – Ảnh cắt từ clip.
Tuy nhiên, một số ý kiến khác lại nhận xét người phụ nữ khách hàng cũng đã có hành động khiêu khích, khi chưa rõ sự việc thì chưa thể quy chụp lỗi do ai.
Anh N.T.Tú chia sẻ: “ Chẳng rõ đầu đuôi ra sao nên không khẳng định ai đúng, ai sai được. Cô nhân viên hành xử thế là thiếu chuyên nghiệp nhưng chị khách cũng nói nhiều câu khiêu khích. Có thể trước đó cô gái kia bị xúc phạm nên mới nóng nảy như vậy“.
“ Không có lửa sao có khói, người ta là đàn bà con gái không ai lại ngang nhiên làm trò hề cho thiên hạ coi. Mà hành động quay phim người khác post lên mạng rồi bôi bác người ta mà chưa được sự đồng ý là vi phạm pháp luật nha” – chị T.X.Mai đồng quan điểm.
Mâu thuẫn do chế độ bảo hành, người nhà chủ xe mang băng rôn đến biểu tình trước cổng đại lý
Theo tìm hiểu, đoạn clip trên được quay tại Đại lý Huyndai Ngọc An vào ngày 9/1 vừa qua. Và cuộc tranh cãi được cho là do mâu thuẫn chế độ bảo hành.
Cụ thể, theo thông tin trên báo Đời sống và Pháp luật, bà Lê Thị Hoàng Yến (SN 1987, ngụ Q.Bình Tân, TP.HCM) đã mua chiếc xe ô tô 5 chỗ hiệu Huyndai Elantra vào ngày 17/1/2017 với giá tiền là 680 triệu đồng theo hình thức trả góp. Bà Yến cũng cho hay, xe của được bảo hành đến 100.000 km hoặc 3 năm kể từ ngày mua.
Đến ngày 11/11 vừa qua, xe của bà Yến bỗng dưng chết máy. Lúc này, bên bảo hiểm và đại diện hãng xe Hyundai là Trạm bảo hành Hyundai Ngọc Ẩn đã có mặt ghi nhận và kéo xe về Trạm bảo hành Huyndai Ngọc An địa chỉ 563 Kinh Dương Vương (Q.Bình Tân) để kiểm tra.
Đại lý Hyundai Ngọc An nơi xe của bà Yến đang được sửa chữa – Ảnh: ĐS&PL
Qua kiểm tra, chuyên viên kỹ thuật của Hyundai xác định xe của bà Yến bị hỏng do thủy kích (xuống nước), đại diện công ty bảo hiểm kết luận chiếc xe không nằm trong diện bảo hành, do vậy bà Yến không được bảo hiểm chi trả chi phí sửa chữa xe.
Ông Hồng Khắc Ái Nhân (Phó Tổng Giám đốc Hyundai Ngọc An) cho biết: “ Chiếc xe này trong một lần di chuyển đã đi vào con đường có ổ gà. Khi xe chạy đến đó thì bể máy, chảy nhớt, chảy dầu ra. Sau đó, chủ xe gọi bảo hiểm đến. Bảo hiểm quan sát, ghi nhận và trả lời không thuộc phạm vi bảo hiểm. Sau khi khách hàng đem xe đến đây, chúng tôi đã mời kỹ thuật của Hyundai xuống kiểm tra. Có bảo hành hay không thì quyết định thuộc về Hyundai chứ không phải chúng tôi. Chúng tôi chỉ là đơn vị thực hiện.
Khi Hyundai xuống có làm bản giám định đầy đủ, mở lốc máy, tháo các bộ phận cần thiết và cũng có chủ xe ở đó. Họ có chụp hình lại tất cả. Hyundai sau khi kiểm tra thì khẳng định, xe bị vào nước và kết luận xe này không nằm trong diện bảo hành. Chúng tôi đã làm đúng với chức năng của mình“.
Chiếc xe được cứu hộ sau khi gặp sự cố – Ảnh: Facebook
Đồng thời, về phía công ty bảo hiểm Bưu Điện – PTI nơi bà Yến mua gói bảo hiểm cho xe của mình, ông Mai Anh Dũng (Phó Trưởng văn phòng đại diện Giám định bồi thường của Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Bưu Điện – PTI) cũng đã có văn bản trả lời về phương án giải quyết tổn thất xe của bà Yến.
Theo đó, PTI đã phối hợp với khách hàng giám định thiệt hại xe. Kết quả giám định thể hiện phần động cơ xe bị vỡ không do đâm va với vật thể từ bên ngoài. Hạng mục thấp nhất có khả năng xảy ra va chạm đầu tiên là tấm ốp che động cơ bên dưới không có dấu vết va chạm. Cổ hút khô ráo không có nước, màu nhớt bình thường không có nước lẫn vào. Do đó, vụ tổn thất xe của bà Yến không thuộc phạm vi bảo hiểm của PTI.
Chiếc xe được sửa chữa tại Hyundai Ngọc An – Ảnh: Facebook
Trước những kết luận từ phía Hyundai Ngọc An và công ty bảo hiểm, bà Yến cho rằng không thỏa đáng. Chia sẻ cùng báo Đời sống và Pháp luật, bà Yến nói:
“ Đại diện phía hãng xe đã làm biên bản hiện trường tại chỗ, mặc dù chưa tháo rã máy hay kiểm tra họ vẫn từ chối bảo hành với những ngôn ngữ kỹ thuật hết sức vô lý. Sau đó, họ hướng dẫn tôi qua làm việc cùng bảo hiểm. Trong khi đó, ngày 20/11, bên bảo hiểm cho rằng sau khi kiểm tra kỹ bên ngoài và dựa theo hình ảnh thực tế thì lỗi thuộc về hãng xe. Là một người tiêu dùng, tôi rất hoang mang khi cả hãng xe lẫn bảo hiểm không bên nào chịu trách nhiệm về sự cố hư hỏng, thiệt hại. Tôi sẽ trưng cầu giám định để xác định xem lỗi thuộc về ai nhưng Hyundai Ngọc An đề nghị tôi không nhờ cơ quan giám định, mặc dù tôi đã yêu cầu rất nhiều lần“.
Bà Yến cũng thông tin thêm, vào ngày 6/12 phía hãng xe Hyundai đã thống nhất, lập biên bản sẽ mang xe của bà về sữa chữa miễn phí. Tuy nhiên sau 4 ngày, Hyundai Ngọc An lại thông báo xe của bà Yến bị thủy kích và không sửa chữa hay có bất cứ trách nhiệm nào.
“ Họ yêu cầu tôi tự liên hệ lại bảo hiểm, phía Hyundai Ngọc An sẽ hỗ trợ đòi quyền lợi bảo hiểm. Với cách hành xử như vậy, thêm một lần nữa cho thấy họ muốn phủi tay và “lật mặt” với khách hàng“, bà Yến bức xúc nói.
Người nhà chủ xe mang băng rôn đứng trước cổng Hyundai Ngọc An – Ảnh cắt từ livestream Facebook.
Mâu thuẫn giữa chủ xe và đại lý xe Hyundai Ngọc An dù đã kéo dài nhiều ngày nhưng đến nay vẫn chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”. Trên các tài khoản Facebook được cho là người nhà của bà Yến liên tục livestream, đăng tải các hình ảnh cho thấy họ đã mang băng rôn, khẩu hiệu đến trước cổng Hyundai Ngọc An để phản đối.
Theo helino.ttvn.vn
Tài xế làm hỏng ô tô của khách, khách sạn phải đền
Chủ thể của hợp đồng bảo hiểm là chủ xe và công ty bảo hiểm, khi người làm công của khách sạn làm hư chiếc xe thì bên thứ ba chính là khách sạn.
Số báo trước Pháp Luật TP.HCM có bài phản ánh vụ tài xế của khách sạn ở Cà Mau trong lúc di chuyển xe của khách vào nơi giữ xe đã đụng vào cột bê tông làm ô tô Mazda hư, thiệt hại 270 triệu đồng. Có nhiều ý kiến khác nhau về việc công ty bảo hiểm hay chủ khách sạn phải chịu số tiền này. Người thì cho rằng tòa sơ thẩm tuyên công ty bảo hiểm phải chịu là có lý, người lại bảo cấp phúc thẩm xử phía khách sạn phải chịu là đúng.
Chúng tôi giới thiệu bài viết của ThS Từ Thanh Thảo (giảng viên Trường ĐH Luật TP.HCM) về vụ kiện hy hữu này.
Lỗi thuộc về tài xế khách sạn
Sau khi tham khảo hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm, tôi cho rằng vấn đề mấu chốt trong vụ việc này là việc xác định tư cách người thứ ba trong quan hệ tranh chấp.
Khái niệm người thứ ba trong pháp luật nói chung và Luật Kinh doanh bảo hiểm nói riêng được hiểu là tất cả đối tượng không phải là một bên chủ thể của quan hệ hợp đồng. Trong vụ việc này, chủ thể của hợp đồng bảo hiểm là giữa chủ xe và Công ty Bảo hiểm PVI Bến Thành. Do đó, khi người làm công của khách sạn Hoàng Gia gây thiệt hại cho tài sản của chủ xe thì bên thứ ba chính là khách sạn Hoàng Gia.
Việc tài xế của khách sạn điều khiển xe của chủ xe vào nhà xe của khách sạn là thực hiện công việc do khách sạn giao chứ không phải là do chủ xe giao. Chủ xe giao chìa khóa cho tài xế của khách sạn xuất phát từ việc chủ xe là người đang lưu trú tại khách sạn nhằm để thực hiện hợp đồng lưu trú chứ không phải là trường hợp chủ xe cho phép tài xế có quyền quản lý, sử dụng chiếc xe.
Hành vi giao chìa khóa của chủ xe cho tài xế trong trường hợp này không phải là hành vi chuyển giao quyền quản lý, sử dụng tài sản nên không liên quan gì đến hợp đồng bảo hiểm. Chỉ khi nào chủ xe có hợp đồng giao xe cho tài xế của khách sạn chạy xe để phục vụ công việc riêng của chính chủ xe, khi đó nếu tài xế gây thiệt hại cho xe thì mới hoàn toàn thuộc trách nhiệm bồi thường của công ty bảo hiểm. Khi đó phía khách sạn mới không được xem là bên thứ ba trong tranh chấp.
Khách sạn Hoàng Gia nơi xảy ra vụ việc. Ảnh: TRẦN VŨ
Ngoài ra, việc tài xế của khách sạn gây thiệt hại cho chủ xe không phụ thuộc vào việc tài xế ngồi trong xe hay hành vi tác động bên ngoài làm hư hỏng xe. Bởi vì bản chất và hậu quả là giống nhau, tức là đều gây thiệt hại cho chủ xe. Cạnh đó, việc tài xế có giấy phép lái xe hay chưa chỉ liên quan đến trách nhiệm hành chính theo các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ chứ không liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Theo quy định tại Điều 584 BLDS năm 2015, người có hành vi gây thiệt hại thì phải bồi thường. Người gây thiệt hại chỉ không phải chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại. Trong vụ việc này, thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của tài xế là người làm công cho chủ khách sạn nên chủ khách sạn phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 600 (bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra) của BLDS năm 2015.
Chủ khách sạn phải bồi hoàn tiền
Công ty bảo hiểm đã thực hiện việc bồi thường cho chủ xe là xuất phát từ quan hệ hợp đồng bảo hiểm giữa hai bên. Còn việc chủ khách sạn bồi thường cho chủ xe là quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của BLDS. Đây là hai quan hệ pháp luật khác nhau và không thay thế cho nhau. Bởi lẽ việc công ty bảo hiểm bồi thường thiệt hại cho chủ xe là hành vi gánh chịu thiệt hại thay cho bên mua bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm giữa hai bên chứ công ty bảo hiểm không có trách nhiệm gánh chịu hậu quả thay cho người thứ ba.
Do vậy, việc công ty bảo hiểm bồi thường cho chủ xe không thay thế hay loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ khách sạn. Khi công ty bảo hiểm đã bồi thường thì chủ xe phải có trách nhiệm chuyển quyền cho công ty bảo hiểm yêu cầu người thứ ba là chủ khách sạn bồi hoàn khoản tiền mà mình đã nhận bồi thường cho công ty bảo hiểm theo quy định Điều 365 BLDS năm 2015; điểm e khoản 1 Điều 17 và khoản 1 Điều 49 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010).
Do đó, tôi cho rằng quan điểm xét xử của tòa án phúc thẩm trong vụ án này là phù hợp với các quy định của pháp luật.
Sửa xe hết 270 triệu đồng
Theo hồ sơ, cha con ông T. đến khách sạn Hoàng Gia, phường 5, TP Cà Mau thuê phòng, ông T. đưa chìa khóa ô tô năm chỗ hiệu Mazda (xe do con ông đứng tên) cho khách sạn để đưa vào nhà xe.
Trong lúc điều khiển xe ra vào nhà xe, tài xế của khách sạn đã vô ý đụng vào cột bê tông làm hư hỏng phần đầu xe. Chủ khách sạn đưa xe về TP.HCM sửa chữa và chấp nhận thêm một số chi phí khác khoảng 12 triệu đồng. Do có mua bảo hiểm thân xe nên chủ xe đã được Công ty Bảo hiểm PVI Bến Thành bồi thường toàn bộ chi phí sửa xe là 270 triệu đồng.
Công ty bảo hiểm khởi kiện buộc chủ khách sạn bồi thường lại khoản tiền này theo quy định về trách nhiệm bồi thường của người thứ ba (Điều 49 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000). Tòa sơ thẩm cho rằng xe có mua bảo hiểm vật chất nên bảo hiểm phải "gánh" hết. Tòa phúc thẩm lại lập luận chủ khách sạn phải chịu vì tài xế của khách sạn làm hỏng xe thì không thể buộc công ty bảo hiểm chi trả phí này...
Án phúc thẩm đúng
TS-LS Nguyễn Thị Kim Vinh (nguyên thẩm phán TAND Tối cao tại TP.HCM), LS Trịnh Công Minh và LS Nguyễn Hữu Thế Trạch (cùng Đoàn LS TP.HCM) đều cho rằng cấp phúc thẩm buộc chủ khách sạn phải bồi thường cho công ty bảo hiểm hơn 270 triệu đồng là đúng. Bởi Điều 49 Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định rõ về trách nhiệm chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn: Trong trường hợp người thứ ba có lỗi gây thiệt hại cho người được bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm đã trả tiền bồi thường cho người được bảo hiểm thì người được bảo hiểm phải chuyển quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn khoản tiền mà mình đã nhận bồi thường cho doanh nghiệp bảo hiểm.
Xe của con ông T. đứng tên bị hư hỏng là do tài xế của khách sạn gây ra. Khi chiếc xe được giao cho tài xế khách sạn để thực hiện việc cất giữ xe là thực hiện công việc do khách sạn giao cho tài xế. Tài sản là chiếc xe được chuyển giao từ chủ xe cho phía khách sạn và phát sinh hợp đồng gửi giữ nên khi xe bị hư hỏng thì khách sạn phải chịu trách nhiệm. Như vậy không thể cho rằng vì chủ xe mua bảo hiểm mà buộc công ty bảo hiểm phải bồi thường.
NGÂN NGA ghi
ThS TỪ THANH THẢO
Theo PLO
Phá cửa thang máy, cứu nữ nhân viên kẹt bên trong Đang sử dụng thang máy lên tầng 5, chị Ly bị kẹt bên trong do thang máy gặp sự cố mất điện, dừng đột ngột. Chiều 6/8, chị Nguyễn Thị Cẩm Ly (25 tuổi) đi vào thang máy của tòa nhà Công ty B.A.P. trên đường 30 Tháng 4 (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng), để lên tầng 5. Các chiến sĩ PCCC...