Xóm “trói” con ở Đồng Nai

Theo dõi VGT trên

29 t.uổi, chị Nguyễn Thị Tuyếtxóm chài Thái Hòa (phường Long Bình Tân, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) đã có 4 đứa con. Ngày ngày, hai vợ chồng đi cào hến, đứa lớn đi học cấp 1, ba đứa nhỏ được… buộc vào mạn thuyền.

Đó cũng là tình trạng chung của phần lớn hộ dân ở xóm chài này. Không có t.iền cho con đi học mầm non, nhà trẻ, những đ.ứa b.é được bố mẹ dùng mọi biện pháp để cách ly với thủy thần.

Cuộc sống nổi trôi trên những chiếc bè, những đ.ứa b.é ngay từ khi sinh ra đã phải đối mặt hiểm nguy sông nước. Cách đây 3 năm, chị Nguyễn Thị Nga (31 t.uổi), một cư dân của xóm chài Thái Hòa, mất đứa con hai t.uổi chỉ vì một phút sơ ý để cháu rơi xuống sông.

“Lúc đó, cháu chỉ mới lẫm chẫm biết đi. Tui nghĩ cháu không thể trèo ra được phía ngoài mạn thuyền. Sau khi tắm cho cháu xong, tui quay trở vào trong lấy áo quần. Vừa bước ra thì không thấy cháu ở đâu. Tui chưa kịp hoảng hồn thì đã nghe cái “ùm”. Tôi lao ngay xuống sông. Khi vớt được lên thì cháu đã c.hết vì ngạt nước”, chị Nga đau xót kể.

Xóm trói con ở Đồng Nai - Hình 1

Đ.ứa t.rẻ đeo túi khí ngồi trong lòng cha. Ảnh: L.Q.M

Điều khiến người dân xóm chài càng thêm kinh sợ là con sông này ngày càng trở nên hung dữ, chứ không hiền hòa như trước. Những con sóng ngầm, những vùng nước xoáy khiến đ.ứa t.rẻ vừa rơi xuống đã bị cuốn đi. “Tui lao xuống sông khi vẫn còn thấy bóng con mình vừa rớt xuống. Nhưng rồi cháu bị nước cuốn đi, phải 3 tiếng đồng hồ sau, tui mới tìm được xác cháu”, chị Nga kể.

Để bảo vệ con của mình, những ông bố, bà mẹ ở xóm chài đành phải buộc con vào mạn thuyền, vào bàn ghế, kèo cọc trong nhà bè. Những đ.ứa b.é mới tập đi chỉ có thể đi loanh quanh trong bán kính chưa đầy 1m.

Chị Nguyễn Thị Tuyết (29 t.uổi) có 3 đứa con nhỏ đều bị buộc vào mạn thuyền. Ngày ngày, chị Tuyết cùng chồng ngược sông Đồng Nai để kiếm tôm, cá mưu sinh qua ngày. Không có t.iền gửi con vào nhà trẻ, hai vợ chồng lấy dây dù quấn quanh bụng con, chỗ quấn dây chèn thêm một lớp áo để con khỏi bị bầm tím. Đứa con lớn buổi ngày đi học, trưa về một tay thay bố mẹ chăm sóc 3 em nhỏ.

Xóm trói con ở Đồng Nai - Hình 2

Chị Tuyết buộc con trước khi cùng chồng đi đ.ánh cá

Hết trói lại buộc

Những đ.ứa b.é con em xóm vạn chài vốn đã nghèo khổ, nay càng thêm mặc cảm với bạn bè cùng trang lứa. Lớn thêm một chút, tụi nhỏ không còn bị buộc dây nữa, có thể chạy nhảy từ bè này sang bè khác, hoặc lên bờ chơi nhảy dây, b.ắn bi.

Video đang HOT

Tuy nhiên, đề phòng lũ trẻ sảy chân rơi xuống nước, người dân xóm chài lại buộc vào người mỗi cháu một can nhựa, túi khí. “Mấy đứa này đang độ t.uổi hiếu động, nhưng lại chưa biết bơi. Vợ chồng tui đành phải buộc cái can nhựa vào người cháu. Nếu sơ sảy, cháu còn bám được vào đó mà trồi lên thở”, chị Nga cho biết.

Lũ trẻ xóm chài đứa nào cũng lếch thếch cái can nhựa, túi khí, chỉ mong lớn thêm chút nữa để được học bơi. Nhưng dường như với độ t.uổi còn quá nhỏ của chúng, học bơi xong chưa chắc đã thoát khỏi tay hà bá, khi ngay cả những người lớn trong xóm chài cũng khiếp sợ con sông này.

Hỏi về khát vọng lên bờ, chị Nguyễn Thị Tuyết thở dài: “Dẫu biết lên bờ là không phải lo con rớt xuống sông, nhưng lên bờ công ăn việc làm không có, lấy gì nuôi nhau? Cả nhà tui chỉ có đứa lớn nhất học lớp 1 được miễn học phí, ba đứa nhỏ đi nhà trẻ đều tốn t.iền cả, nên đành buộc con vào thuyền thôi”…

Những đ.ứa t.rẻ sau khi đã học bơi thuần thục đều theo cha mẹ trên chiếc thuyền nhỏ ngược sông Đồng Nai đ.ánh cá. Giấc mơ đến trường càng thêm xa vời khi những con cá, con tôm ngày càng vơi dần, lũ trẻ phải lên bờ nhặt ve chai, bán vé số…

Xóm vạn chài Thái Hòa gồm hơn 100 chiếc bè san sát nằm trên khúc sông Đồng Nai chảy qua Biên Hòa. Những người già trong xóm vạn chài kể rằng, từ những năm 1970, nhiều người miền Bắc đã vào đây sinh sống, đ.ánh bắt cá và dựng nhà, kết bè trên khúc sông này. Dần dần, những người dưới miền Tây cũng ngược con nước tìm về đây kiếm kế sinh nhai.

Xóm chài ngày một đông đúc. Bà Nguyễn Thị Ngọc Hà, Phó Chủ tịch UBND phường Long Bình Tân, cho biết, xóm vạn chài Thái Hòa có gần 100 gia đình, trong đó có 11 hộ thuộc diện nghèo. “Người dân chủ yếu sinh sống bằng nghề đ.ánh bắt thủy sản, kinh tế bấp bênh, nên nhiều t.rẻ e.m không được đến trường”, bà Hà nói.

Theo Lê Quang Minh

Làng điểm chỉ ở Thái Bình

Không chữ, không đất, không vốn... Còn đó hàng trăm con người vẫn lấy thuyền làm nhà, lấy sông làm chợ, lấy ngón tay thay bút... Tương lai họ sẽ về đâu?

Làng hoa văn - làng điểm chỉ

Nằm rải rác từ ven sông xã Hồng Tiến (huyện Kiến Xương, Thái Bình) kéo dài tới cửa biển Cồn Vành (huyện T.iền Hải, Thái Bình), làng chài Cao Bình còn được gọi là làng hoa văn - làng điểm chỉ bởi khoảng 70 % người dân ở đây mù chữ.

Cái tên làng hoa văn xuất phát từ việc người dân nơi đây chỉ biết điểm chỉ vào các văn bản hành chính như: Giấy đăng ký kết hôn, thủ tục vay vốn ngân hàng, sổ hộ khẩu... Cho đến thời điểm này, mặc dù số người biết chữ đã tăng lên nhưng nhiều người trong số họ vẫn có thói quen sử dụng phương pháp điểm chỉ thay cho chữ ký.

Tìm đến Cồn Vành, nơi đa số thuyền chài của Cao Bình tập trung về sau khi đi biển. Mặc dù kinh tế ở mức trung bình, nhưng với nhiều người dân xóm Cao Bình, việc cho những đứa con nhỏ theo con chữ cũng giống như kiếp mưu sinh theo con nước đầy vơi.

Làng điểm chỉ ở Thái Bình - Hình 1

Ngay từ khi sinh ra, t.rẻ e.m xóm chài đã phải sống cảnh thuyền nhà, sông chợ.

Xuống thuyền của gia đình anh Trần Quang Sơn và chị Bùi Thị Yến, thứ tài sản đáng giá nhất là đống lờ (tên một loại lưới đ.ánh tôm, cá nhỏ). Ngồi giữa đống lờ khâu lại những vết thủng, giọng chị Yến buồn buồn: "Cưới nhau được 15 năm, có 3 con trai, nhưng cố gắng lắm cũng chỉ cho 2 đứa nhỏ đi học, còn con trai lớn phải đi biển phụ bố mẹ". Rít hơi thuốc lào dài, anh Sơn chen ngang câu nói của vợ: "Kinh tế thì vẫn đủ cho con đi học nhưng chắc cũng phải tính toán lại thôi. Cho con nó học biết chữ là đủ rồi!". Anh Sơn cho biết thêm, do không có nhà trên đất liền nên hai con nhỏ anh phải gửi nhà họ hàng ở xóm Cao Bình để ngày ngày theo trẻ con cùng xóm tới trường đi học của xã cách 5km. Dưới sông, đứa con trai lớn hơn 10 t.uổi của anh chị vẫn hồn nhiên vui đùa cùng đám bạn cùng xóm mà không để ý đến nỗi niềm của bố mẹ.

Cách đó vài thuyền, Phạm Văn Kiên và Trần Thị Dinh có lẽ là gia đình trẻ nhất khi mới chưa đầy 20 t.uổi đã có 2 mặt con. Giống như những người phụ nữ khác của làng chài, công việc của Dinh là ngồi vá lưới những khi nghỉ đi biển. Khi được hỏi về tương lai, như đã hằn sâu trong đầu nên chị Dinh nói như đọc thuộc lòng: "Em muốn lên bờ lắm rồi! Từ bé lớn lên trên sông nước, nhưng từ ngày sinh con, em thường xuyên bị say sóng. Thời gian gần đây, những lần ra biển em chỉ nằm ôm con cho chồng rảnh tay đ.ánh cá chứ không giúp được gì". Có lẽ đang phải chịu áp lực công việc và hoàn cảnh gia đình nên chồng Dinh gắt: "Lên bờ thì ở đâu? Mà biết làm gì để sống? Từ bé chỉ biết bơi và bắt cá chứ có biết làm gì đâu?". Một câu nói đầy bế tắc của người thanh niên chưa đầy 20 t.uổi có hai mặt con.

Tam đại đồng thuyền

Khác với những thuyền ở cửa biển Cồn Vành, nằm một góc sông nhỏ của xã Lam Phú (huyện T.iền Hải, Thái Bình) có một nhóm thuyền của làng chài Cao Bình. Với những gia đình đang sống theo mô hình "Tam đại đồng thuyền" thì họ thường chọn một góc sâu vào đất liền để tập kết. Đại gia đình ông Phạm Văn Cầm là một ví dụ điển hình.

Năm nay 70 t.uổi, ông Cầm có 9 người con. Sinh ra trên sông nước, đến giờ, tất cả những gì ông làm được là cho 5 đứa con trai 5 chiếc thuyền để mưu sinh, những người con cũng theo nghiệp ông bà, hằng ngày lênh đênh sông nước kiếm sống và chưa một lần được cầm bút, nắn nót theo con chữ.

Làng điểm chỉ ở Thái Bình - Hình 2

Tờ đăng ký kết hôn được điểm chỉ của vợ chồng Phạm Văn Năm và Trần Thị Dung

Rất vui vẻ, ông nói: "Làm nghề này cũng nhọc lắm. Ngày trước còn chèo thuyền, cứ khô mái chèo là lại hết đồ ăn. Nhưng bây giờ thì khác. Thuyền chạy bằng dầu, mỗi lần ra khơi, chi phí tối thiểu cho một thuyền khoảng 300.000 đồng, trong khi kết quả thu về chỉ đủ chi phí và ăn uống nên cũng không có điều kiện cho con cháu đi học".

Về khó khăn trong công việc, ông Cầm cũng cho biết thêm, với các thuyền lớn, được trang bị hòm đông lạnh, người ta đi một chuyến hàng tháng, được bao nhiêu cá thì bảo quản trong hòm nên về vẫn bán được. Còn với người dân làng chài, cứ bắt được mẻ cá nào là phải vòng vào bờ bán luôn, mà mỗi lần vòng đi vòng về tốn càng thêm tốn, nghèo lại càng nghèo thêm.

Nhìn bà Cầm thoăn thoắn nhảy từ thuyền nọ sang thuyền kia để về lấy tập giấy tờ của gia đình cho chúng tôi xem, không ai nghĩ là bà đã gần 70 t.uổi. Giở gói nylon cũ được gấp qua loa đựng toàn bộ giấy tờ "sinh mạng" của đại gia đình, chúng tôi nhìn thấy tờ giấy đăng ký kết hôn của cậu con trai thứ 6 bên chồng là điểm chỉ còn bên vợ là chữ ký có viết đầy đủ họ tên. Nhưng ở sổ vay vốn ngân hàng thì người vợ lại điểm chỉ. Khi được hỏi thì cô gái Trần Thị Dung (23 t.uổi) tủm tỉm: "Em có biết ít chữ nhưng bây giờ tìm bút để ký mất thời gian lắm, cứ chấm tay điểm chỉ cho nhanh!". Nụ cười an phận của một người vợ trẻ.

Ngoài đại gia đình ông Cầm thì vẫn còn rất nhiều đại gia đình khác cũng đang phải sinh sống trong hoàn cảnh tương tự.

Làm gì trên bờ?

Do cả điều kiện khách quan lẫn chủ quan, cuộc di dân của Cao Bình từ thuyền lên đất liền còn lắm trở ngại và gian nan. Trao đổi với chúng tôi, Bí thư xã Hồng Tiến (huyện Kiến Xương) Trần Văn Luyến nói: "Cao Bình hiện có 171 hộ với gần 800 nhân khẩu, dù hết sức cố gắng nhưng chính quyền địa phương mới chỉ cấp được đất cho 80 hộ để lên bờ xây nhà. Hơn nữa, chính bản thân người dân làng chài cũng rất hoang mang về sinh kế khi lên bờ nên chúng tôi vẫn chưa vận động triệt để được!".

Làng điểm chỉ ở Thái Bình - Hình 3

Cán bộ địa phương đang hướng dẫn ông bà Cầm các thủ tục hành chính

Trưởng thôn Nguyễn Văn Thiệu cho biết, trong số 80 hộ được cấp đất nhưng không phải ai cũng đủ t.iền để xây nhà, hơn nữa, có những hộ xây được nhà xong thì lại bỏ không, quay lại thuyền sinh sống vì ở trên bờ họ cũng chẳng biết làm gì. "Muốn lên bờ lắm, nhưng cũng chưa biết làm gì để sống! Nếu có học được nghề đan lưới thì dưới thuyền chồng lại đi biển một mình!"- chị Bùi Thị Yến phân vân.

Ngay đối với những hộ đã được cấp đất để lên bờ cũng đang gặp khó trong việc xóa mù chữ cho con cái. Trường học duy nhất của xã Hồng Tiến cách xóm Cao Bình khoảng 5km đường đê. Thế nên khi bố mẹ đi biển các bé phải tự đi bộ từ nhà đến trường. Những ngày nước lớn, người trong thôn thường đưa các cháu lên thuyền và chở đến gần trường để rút ngắn quãng đường đi bộ. Nhưng những ngày nước kiệt thì các cháu rất ngại đi.

"Thôn đã đề xuất xin một giáo viên về dạy tại thôn Cao Bình nhưng vẫn chưa được duyệt. Còn Đồn biên phòng Cồn Vành thì cho mượn phòng và tổ chức cán bộ dạy ngay tại nơi tập kết thuyền nhưng cũng không được mấy người theo học"- anh Thiệu cho biết thêm.

Họ vẫn thế, ngày qua ngày lênh đênh trên sông nước. Mong ước lên bờ rồi vẫn phải quay về cuộc sống "Đi cá, về đồ". Cố gắng cho con cái đi học xóa mù chữ rồi lại phải quay về đi biển phụ gia đình... Tương lai của Làng hoa văn sẽ tươi đẹp như cái tên hoa văn hay mãi luẩn quẩn vẫn chỉ là Làng điểm chỉ?

Trưởng thôn Nguyễn Văn Thiệu khái quát cho chúng tôi nghe về những nguy cơ người dân Cao Bình thường gặp:

- Phụ nữ phải sinh con khi thuyền đang ngoài biển, người mẹ và đ.ứa b.é phải chịu tiếng máy nổ, mùi dầu tối thiểu phải gần 1 ngày trên biển.

- Do thường xuyên say sóng nên phụ nữ thần kinh yếu sẽ mắc bệnh rối loạn tuần hoàn não.

- Lênh đênh trên biển nên các thuyền cứ gặp nhau là đàn ông lại mang rượu ra uống, hiện nay trên các thuyền, rượu nhiều hơn gạo.

- Việc phải phụ thuộc vào mức nước để thả lưới nên người đi biển thường bị loạn đồng hồ sinh học.

Theo Xuân Phú (T.iền Phong)

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Trường Đại học Luật Hà Nội nói gì về bằng tiến sĩ của Thượng tọa Thích Chân Quang?
22:45:08 25/06/2024
Hàng xóm thương xót vợ chồng già t.ử v.ong trong nhà không ai biết ở Nam Định
23:10:21 25/06/2024
Cháy nhà ở Đà Lạt, 3 cháu bé t.ử v.ong
13:44:05 24/06/2024
Hà Nội: Dùng xe bồn tưới cây giữa trời mưa tầm tã
11:07:27 24/06/2024
Cháy xưởng giấy tại làng nghề Phong Khê, Bắc Ninh
16:44:53 24/06/2024
Xe buýt cán t.ử v.ong người phụ nữ ở cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất
23:05:23 25/06/2024
Mẫu thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước sẽ được cấp từ ngày 1/7
11:21:45 24/06/2024
Cháy chùa Thuyền Lâm ở Huế, 200m2 chính điện bị thiêu rụi
11:41:16 24/06/2024

Tin đang nóng

Sao nam bị đuổi khỏi showbiz vì hét cát-xê quá cao, thành công lớn nhất là cưới được mỹ nhân siêu giàu
06:55:33 26/06/2024
Xây nhà mới sát cạnh anh trai, phá dỡ xong xuôi anh mới sang đưa điều kiện khiến tôi ngỡ ngàng
07:06:09 26/06/2024
Choáng váng phát hiện toàn bộ số vàng trong két sắt biến mất, gặng hỏi mãi thì chồng thẽ thọt: "Em phải tha thứ thì anh mới dám nói"
07:28:23 26/06/2024
Đám cưới đẹp như cảnh phim của tài tử có gương mặt trẻ thơ nhất Hollywood và vợ cũ Elon Musk tại làng cổ
06:44:32 26/06/2024
Trạm cứu hộ trái tim: Lộ thời điểm An Nhiên có bầu Gôn, tiểu tam bắt đầu được tẩy trắng?
07:54:05 26/06/2024
Những món đồ không nên diện đi làm dù đang là mốt được giới trẻ yêu thích
07:48:26 26/06/2024
Chi mạnh 300 triệu làm phim ngắn nhưng lại bị ví như quảng cáo game, "idol Top Top" bức xúc
04:30:25 26/06/2024
Phim hay xuất sắc xứng đáng nổi tiếng hơn, dàn cast đẹp điên đảo khiến khán giả u mê
05:52:27 26/06/2024

Tin mới nhất

Mưa lớn gây sạt lở đường lên Khu du lịch Cầu kính Rồng Mây, Lai Châu

05:51:25 26/06/2024
Nhận được tin báo, lãnh đạo huyện Tam Đường đã có mặt tại hiện trường nắm bắt tình hình, động viên cán bộ, nhân viên khu du lịch nhanh chóng khắc phục hậu quả. Huyện sẽ sẵn sàng hỗ trợ khi cần.

Một trẻ bị điện giật t.ử v.ong khi trèo trạm biến áp gỡ diều

05:47:41 26/06/2024
Khi người dân xung quanh phát hiện và tổ chức ứng cứu thì cháu T đã rơi vào tình trạng nguy kịch. Cháu được đưa đến cơ sở y tế nhưng không qua khỏi.

Ông Đinh Tiến Dũng thôi làm đại biểu Quốc hội

18:20:36 25/06/2024
Quốc hội chiều 25.6 đã bỏ phiếu đồng ý cho ông Đinh Tiến Dũng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, thôi làm đại biểu Quốc hội.

Nỗ lực ổn định chỗ ở cho đồng bào trước mùa mưa lũ ở vùng sạt lở núi

17:10:20 25/06/2024
Các địa phương trong huyện đang tập trung làm mới 500 ngôi nhà cho đồng bào theo Chương trình mục tiêu quốc gia giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt.

Liên tiếp xảy ra các vụ đuối nước thương tâm, Thanh Hóa ra Công điện khẩn

17:09:11 25/06/2024
Trong khi đó, bản thân t.rẻ e.m thiếu các kỹ năng phòng, chống đuối nước, an toàn trong môi trường nước, cứu và tự cứu đuối nước.

TP Hồ Chí Minh: Sóng lớn đ.ánh chìm 1 tàu cá trên khu vực biển Cần Giờ

16:07:42 25/06/2024
Trạm Biên phòng Cần Thạnh đang cứu vớt 1 tàu cá bị sóng lớn đ.ánh chìm trên vùng biển thuộc huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh.

Kịp thời cứu lái xe khách mắc kẹt trong cabin sau va chạm với xe tải

14:58:04 25/06/2024
Trước đó, vào thời điểm trên, xe khách biển kiểm soát 18F-000.58 chở 43 người chạy hướng Bắc - Nam va chạm với xe tải biển kiểm soát 77C-183.56 chở dăm gỗ chạy hướng đường Long Vân - Long Mỹ lên huyện Vân Canh.

Bỏ đề xuất cấm tuyệt đối vượt đèn vàng, tài xế thoát cảnh 'tiến, lùi đều sai'

13:58:31 25/06/2024
Tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ mới nhất, ban soạn thảo đã bỏ quy định cấm vượt đèn vàng dù đang đi trên vạch dừng hoặc qua vạch dừng.

Tai nạn lao động 10 người thương vong ở Hà Nội: Làm gì để tránh sự cố bất ngờ?

13:48:15 25/06/2024
Công an xác định nguyên nhân ban đầu của vụ tai nạn lao động khiến 10 người thương vong ở Hà Nội do đứt dây cáp máy vận thăng nâng hàng.

Đôi nam nữ thương vong trong phòng trọ ở Bắc Giang nghi do mâu thuẫn tình ái

13:48:10 25/06/2024
Công an thị xã Việt Yên đang phối hợp cùng lực lượng chức năng tỉnh Bắc Giang điều tra nguyên nhân đôi nam nữ thương vong tại phòng trọ ở thị trấn Nếnh.

Ớn lạnh cảnh xe đầu kéo rải cuộn thép xuống đường khi đang chạy

13:44:23 25/06/2024
Xe đầu kéo đang chạy không buộc hàng kỹ làm cuộn thép rải xuống đường gây nguy hiểm cho các phương tiện lưu thông phía sau.

10 bị cáo hầu tòa phúc thẩm vụ sai phạm tại dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi

13:24:40 25/06/2024
Ngày 25/6, TAND cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ sai phạm xảy ra tại dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giai đoạn 2.

Có thể bạn quan tâm

Bãi dài Quảng Ninh - hoang sơ và thơ mộng

Du lịch

08:49:55 26/06/2024
Nằm bên bờ vịnh Bái Tử Long xinh đẹp, bãi biển Bãi Dài trải dài gần 2km, với bờ biển thoai thoải cát trắng và làn nước trong vắt có thể nhìn thấu tận đáy.

Bệnh hen ở trẻ có biểu hiện gì?

Sức khỏe

08:48:31 26/06/2024
Có thể tiên lượng trẻ bị hen dựa vào chỉ số tiên đoán hen gồm các yếu tố: Chàm da, cha mẹ bị hen, trẻ bị dị ứng với dị nguyên hô hấp, dị ứng sữa, trứng, viêm mũi dị ứng và khò khè không liên quan đến cảm lạnh.

6 cung hoàng đạo giàu lòng trắc ẩn nhất, ở bên họ bạn không bao giờ lo bị bỏ rơi

Trắc nghiệm

08:41:08 26/06/2024
Sự kiên định và lòng trắc ẩn sâu sắc của 6 cung hoàng đạo này tạo nên một sức mạnh đặc biệt, họ mang lại niềm an ủi và chỗ dựa vững chắc cho những người xung quanh.

Người duy nhất dám công khai mỉa mai Chương Tử Di

Hậu trường phim

08:36:39 26/06/2024
Cô là thầy dạy của nhiều diễn viên Hoa ngữ trẻ hiện tại, cũng là người từng khiến Chương Tử Di không thể phản bác.

Chuỗi "vận xui" dồn dập của Châu Bùi

Sao việt

08:30:39 26/06/2024
Mới nửa năm 2024 trôi qua nhưng Châu Bùi đã phải đối mặt với rất nhiều biến cố. Biến cố mới nhất ập đến với Châu Bùi là chuyện bị quay lén đang thay đồ khi đi chụp ảnh ở studio.

Phương Oanh khoe mặt mộc sau sinh thế nào mà dân tình ào ào vào 'xin vía'?

Làm đẹp

08:26:05 26/06/2024
Phương Oanh đang là mẹ bỉm sữa nhận được nhiều quan tâm hiện tại. Cô cùng chồng doanh nhân vừa tổ chức một lễ đầy tháng hoành tráng cho cặp sinh đôi. Vẻ ngoài của nữ diễn viên Hương vị tình thân sau một tháng sinh con làm nhiều người ng...

"Đệ nhất mỹ nữ" Cảnh Điềm tự hủy hoại nhan sắc vì bơm mặt cắt mí?

Sao châu á

08:25:53 26/06/2024
Những ngày qua, nhan sắc của Cảnh Điềm trở thành tâm điểm bàn tán xôn xao trong dư luận xứ tỷ dân. Đệ nhất mỹ nữ Bắc Kinh bị đ.ánh giá xuống dốc diện mạo.

HYBE lần đầu thừa nhận sao chép vũ đạo của ILLIT

Nhạc quốc tế

08:24:24 26/06/2024
Dù không đưa ra lời xin lỗi chính thức nhưng HYBE đã gián tiếp thừa nhận bằng cách gắn tên tác giả vào video tập vũ đạo của ILLIT.

'Trạm cứu hộ trái tim' tập 48: Nghĩa tẩu tán tài sản, đuổi An Nhiên ra khỏi nhà

Phim việt

08:13:24 26/06/2024
Trong Trạm cứu hộ trái tim tập 48, Nghĩa sang tên toàn bộ tài sản của mình cho người khác rồi yêu cầu An Nhiên dọn ra khỏi nhà mà không cho 1 xu.

4 mẫu váy liền 'hack' dáng đỉnh cao được phụ nữ Pháp diện mãi không chán

Thời trang

08:02:52 26/06/2024
Sau đây là 4 mẫu váy mùa hè tôn dáng đỉnh cao mà phụ nữ Pháp diện từ năm này sang năm khác, chị em rất nên tham khảo nếu muốn nâng tầm phong cách.

Đại Nghĩa: Nghệ sĩ không đủ quyền lực để dàn xếp tin đồn ác ý

Tv show

07:58:02 26/06/2024
Là khách mời của chương trình Kính đa chiều , NSƯT Đại Nghĩa thẳng thắn lên tiếng về những tin đồn ác ý trên mạng xã hội.