‘Xôi gà Tân Định’ 30 năm ai từng ghé; mẹ bán con phiên dịch với khách Tây
Hàng xôi của cô Hạnh đã trở nên quen thuộc với người lao động nghèo, học sinh,… không chỉ vì ngon rẻ mà còn ở cái tình.
Hơn 30 năm qua, xe xôi gà Tân Định trên đường Hai Bà Trưng (P.8, Q.3, TP.HCM) của vợ chồng cô Trần Thị Hạnh (50 tuổi) tối tối vẫn nghi ngút khói thơm nức, làm xao xuyến biết bao tâm hồn ăn uống, không chỉ người Sài Gòn mà còn cả khách nước ngoài.
Xe xôi 6 người bán không kịp
Bắt đầu dọn hàng lúc 5 giờ chiều, xe xôi gà Tân Định của vợ chồng cô Hạnh không chỉ gắn bó với phần lớn sinh viên, học sinh, người lao động nghèo mà còn cả Việt Kiều, người ngoại quốc. Vốn dĩ, xôi gà Tân Định được nhiều người biết đến là vì cái tình, cái nghĩa của cô chủ hiền lành.
Vừa thoăn thoắt xới xôi, cô Hạnh vừa cười tươi rói rồi nói: “30 năm nay không khi nào tôi nghỉ bán quá 3 ngày, nghỉ lâu khách lại tìm gọi vì “nhớ” xôi của tôi. Vậy đó nên mệt thì mệt chứ bỏ bán không đành”.
Gia đình cô Hạnh giải lao sau giờ “cao điểm”
Chế biến da gà chiên phải mất rất nhiều công đoạn, nhiều vị khách rất thích món này
Video đang HOT
Em Trần Hoàng Trang được biết đến là “google dịch” của xe xôi gà Tân Định
“Có hôm bán suốt buổi mà không nhìn đến mặt nhau vì khách quá đông”, em Trần Hoàng Trang (con cô Hạnh) nói.
Mỗi hộp xôi thơm ngon sẽ có đầy đủ những thành phần trứng non, da gà chiên giòn, gà xé, xíu mại, đùi gà, cải chua, lòng mề gan luộc, ruốc khô, mỡ hành. Đặc biệt, nước rưới lên xôi được làm từ nước luộc lòng gà, xíu mại nên có vị rất đặc biệt. Nhiều vị khách dí dỏm bảo: “Tôi có thể húp nước chang ở đây như nước súp!”.
Mỗi ngày vợ chồng cô Hạnh bán trên dưới 50 kg nếp, giá trung bình mỗi phần xôi thập cẩm đầy ắp có giá dao động từ 20.000 – 25.000 đồng/hộp. Hết hộp này rồi đến hộp khác, những mẻ xôi đầy ắp chẳng mấy chốc vơi đi.
Cô Hạnh cho biết: “Tùy vào khách muốn ăn món nào thì mình cho vào hộp thôi, như khách muốn mua một hộp chỉ có trứng non thôi hoặc chỉ có da gà thôi, nếu khách muốn bỏ thêm đồ vào thì tôi thêm 5.000 đồng”.
Sau khi tốt nghiệp, Trang quyết định ở nhà phụ mẹ bán xôi
Mỗi hộp xôi thơm ngon sẽ có đầy đủ những thành phần trứng non, da gà chiên giòn, gà xé, xíu mại, đùi gà, cải chua, lòng mề gan luộc, ruốc khô, mỡ hành, trứng cút
Mẹ bán, con phiên dịch
Thời còn trẻ, gia đình khó khăn nên cô Hạnh phải bôn ba làm thuê làm mướn khắp nơi tìm kế sinh nhai. Rồi “trời xui đất khiến” cô học được cách làm xôi, từ đó cô chuyển hẳn sang bán xôi kiếm sống. Đến khi lập gia đình, vừa sinh được hai đứa con thì chồng cô đột ngột qua đời. Không ai san sẻ gánh nặng, một thân một mình cô gồng gánh bán xôi nuôi hai con.
Cô Hạnh vừa làm vừa kể: “Sau đó rất lâu, tôi mới gặp ổng, rồi cùng nhau làm lụng chăm lo cho các con. Hằng ngày, ổng đi giao xôi và phụ những việc lặt vặt khác”. Nhờ xe xôi này mà cô nuôi sống cả gia đình, lo cho các con ăn học đến nơi đến chốn. Đặc biệt, người con gái lớn tên Trang tốt nghiệp cả hai trường, một trường cao đẳng, một trường đại học.
Khách đến mua xôi đông nghịt, 6 người bán vẫn không xuể
Xe xôi đầy ắp đồ ăn
Mỡ hành trộn ruốc là một trong những nguyên liệu không thể thiếu của xôi gà Tân Định
“Thay vì phải thuê người làm thì nay em ở nhà phụ mẹ bán luôn, nhiều lúc khách nước ngoài đến mua xôi mẹ không biết nói nên họ bỏ đi, nay có em bán phụ thì có thêm khách nước ngoài tới mua. Em cũng có chút vốn tiếng Anh đủ xài”, Hoàng Trang cười tít mắt nói.
Tính đến nay, thương hiệu xôi gà Tân Định cũng tồn tại hơn 30 năm, đã có biết bao thế hệ học sinh, sinh viên trưởng thành cùng xe xôi này. “Thời gian trôi qua thật nhanh, mấy đứa nhóc mỗi chiều đi học về tạt ngang đây mua một hộp ăn dọc đường, mấy cô cậu sinh viên tối tối ghé mua hộp xôi về ăn lót dạ ngày nào giờ lớn hết rồi. Nhưng họ vẫn nhớ và tìm đến khi có dịp”, cô Hạnh bồi hồi nói.
Cô Hạnh kể lại kỷ niệm về những đứa trẻ năm xưa: “Có mấy đứa học sinh ăn xôi của cô từ cái hồi nhỏ xíu, giờ tụi nó đi du học hết rồi, mấy chục năm quay về lại đến tìm cô để ăn xôi. Tụi nó hỏi, lâu quá không biết cô có còn bán ở đây nữa không”.
Theo Thanhnen
Món ruốc xào mướp 'bắt cơm'
Mỗi năm, cứ đến mùa mưa, khắp các chợ ở miền quê đâu đâu cũng bán các loại hải sản khô. Ruốc khô là nguyên liệu chế biến rất nhiều món ngon, khoái khẩu nhất là món ruốc xào mướp vốn rất "bắt cơm".
Nguyên liệu cho món ruốc xào mướp
Theo kinh nghiệm của các ngư dân đi biển, mùa ruốc về thường theo đợt. Đợt một vào khoảng đầu năm từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch, đợt hai từ tháng 8 đến tháng 10 âm lịch. Để đánh bắt ruốc, ngư dân thường dùng ánh sáng đèn dụ đàn ruốc tập trung rồi lấy vợt xúc hoặc cào ruốc ở tầng nổi vào ban ngày với loại lưới dày.
Công đoạn chế biến món ruốc xào mướp đơn giản và nhanh tiện. Đầu tiên, mua ruốc đem về rửa sạch, nếu ruốc khô nên ngâm cho mềm rồi lược đi lược lại nhiều lần cho con ruốc thật sạch. Trước khi cho mướp vào xào chung, người nội trợ phải phi thơm hành tím xắt nhỏ với dầu ăn. Cho ruốc vào xào sơ.
Mướp hương là loại thực phẩm rất mát lành, bổ khí, an thai, tiêu độc và giảm nhức xương khớp, hợp với mọi lứa tuổi. Mua về, dùng dao hai lưỡi gọt vỏ, đem rửa hết mủ, xắt từng miếng cho vào chảo trộn chung với ruốc, nêm nếm gia vị, xào nhanh khi mướp chín thì cho hành lá vào đảo đều với mướp rồi tắt bếp, nhấc xuống.
Mướp giữ nhiệt rất tốt và sẽ còn tự chín tiếp sau khi nấu xong. Bởi vậy, trong lúc xào, nhớ thăm dò khi nào miếng mướp vừa đủ chín là nhấc xuống. Nếu xào lâu miếng mướp sẽ chín mềm rất khó gắp. Cái độc đáo của món này ở chỗ, khi xào, thịt và mùi thơm của con ruốc thấm vào từng miếng mướp, làm miếng mướp mềm mại và ngọt lịm.
Mùa đông ăn cơm với canh thì có vẻ hơi lạnh lẽo còn ăn với đồ khô nhiều cũng chán, chỉ có món này là hợp nhất. Món này ăn còn hơi nóng cùng với cơm trắng thì khỏi chê.
Theo Thanhnien
Các món Dim Sum của Hong Kong Nếu bạn đến Hồng Kông thì đừng cho qua 10 món Dim Sum nhé! Nó là món ăn độc đáo và được rất nhiều người ưa thích. Dù là hấp, luộc, nướng hay chiên thì sự đa dạng và hương vị ngon tuyệt của các món Dim Sum sẽ khiến thực khách, thậm chí những người sành ăn phải đau đầu chọn lựa....