Xôi bảy sắc xứ Mường Khương
Ngoài màu sắc đẹp mắt, món xôi còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc, được đồng bào người Nùng Dín (Mường Khương, Lào Cai) hết giữ giữ gìn và trân trọng.
Tới các phiên chợ Lào Cai, ngoài hình ảnh những cô thiếu nữ căng tràn xúng xính váy áo sắc màu, bạn còn dễ dàng bắt gặp những thúng xôi bảy màu dẻo thơm, đậm đà hương vùng cao.
Xôi ngũ sắc, xôi bảy sắc là nét văn hóa của nhiều dân tộc Tây Bắc. Người Nùng Dín xứ Mường Khương còn có truyền thuyết về bảy màu xôi của mình. Câu chuyện gắn với lịch sử gìn giữ quê hương thuở xa xưa. Mỗi màu xôi là màu của một tháng của cuộc chiến 7 tháng tại mảnh đất này những ngày tháng cũ. Màu xanh lá gừng là màu của mùa xuân, màu đỏ thẫm tượng trưng cho máu những người anh hùng đã hi sinh, màu vàng của đau thương li tán, màu đỏ tươi biểu tượng cho chiến thắng hào hùng của người Nùng Dín.
Đặc biệt hơn, sắc bảy màu của xôi không được tạo bởi bất cứ loại hóa chất hay phẩm màu nào, tất cả chì từ bàn tay khéo léo, sự sáng tạo và hiểu biết về các loại hoa và lá cây, người phụ nữ Nùng Dín mà thành. Xôi vàng là hoa cay hoa vàng phơi khô luộc với chút muối rôi đem ngâm gạo. Xôi đỏ tươi dùng lá xôi đũa luộc kỹ. Xôi tím là lá xôi đũa giã cùng tro bếp. Xôi xanh nước biển lấy màu từ tro bếp hòa với lá xôi hoa.
Xôi xanh lá gừng có phần phức tạp hơn dùng gạo nếp đã ngâm ra màu vàng rồi ngâm lại nước xôi hoa màu xanh nước biển. Xôi màu nâu cũng phức tạp không kém xôi xanh lá gừng. Trước hết phải ngâm gạo màu đỏ tươi sau lại đem ngâm nước lá xôi đũa giã gio. Nhưng xôi đỏ thẫm mới là kì công hơn cả.Loại xôi này phải dùng gạo nếp đã nhuộm đỏ sau đó ngâm với lá xôi hoa với một tỷ lệ ít. Thông thường ngâm nước xôi hoa lần thứ hai. Khi ngâm gạo nếp màu đỏ sẽ giảm màu cờ tạo thành màu đỏ thẫm, không phải màu nâu, cũng không phải màu tím mà là màu đen thẫm.
Video đang HOT
Gạo nấu xôi xũng không phải loại nếp trắng đục hạt tròn như thông thường mà phải dùng nếp nương hạt to, dài. Trước khi nấu, nếp phải ngâm nước khoảng 12 tiếng, ngâm tiếp với lá cây khoảng 3 tiếng rồi đem nấu trong khoảng 2 tiếng, cầu kỳ ngần ấy thì giờ mới có được xôi ngon.
Xôi bảy màu không chỉ có hương vị dẻo thơm của nếp nương mà còn thơm lừng, hăng hăng vị lá rừng, giản dị và đằm thắm. Ai đã từng thưởng thức đều không thể quên hương vị núi rừng ấy. Xôi ngon thường ăn kèm muối vừng đen và thịt gà nướng. Một chiều miền núi khói sương bảng lảng , nghe cái nghi ngút thơm tho phả vào khoang mũi khoang miệng mà thấy sao khoan khoái lạ lùng.
Người Nùng Dín cho rằng ăn xôi bảy màu vào ngày tết sẽ gặp nhiều may mắn. Đây cũng là món ăn không thể thiếu trong ngày 1/7 âm lịch, ngày tưởng nhớ cuộc chiến tranh 7 tháng của cha ông khi xưa.
Theo Đẹp
[Chế biến] - Xôi khoai mì nước cốt dừa
Dù nấu bằng nồi cơm điện nhưng món xôi khoai mì vẫn dẻo thơm, ngon ngọt và béo ngậy.
Nguyên liệu:
- 300g nếp
- 300g khoai mì (sắn)
- ít lá dứa
- Dừa nạo, nước cốt dừa, mè rang (tùy thích)
Cách làm:
Bước 1: Khoai mì lột vỏ, ngâm nước 4 giờ cho bớt độc, cắt khối nhỏ. Lá dứa rửa sạch. Nếp vo sạch, để ráo.
Bước 2: Trộn nếp, khoai với 1/2 muỗng cafe muối, cho hỗn hợp vào nồi cơm điện với lá dứa, thêm 450ml nước sôi.
Đậy nắp, nhấn nút nấu chín.Xới xôi ra bát, rắc ít đường, dừa nạo, mè rang vàng, chan nước cốt dừa (tùy thích).
Xôi khoai mì dùng theo kiểu xôi ngọt thế này đậm đà, béo, bùi, dẻo thơm.Nếu không thích dùng theo kiểu xôi ngọt, thì rắc ruốc tôm sấy hoặc ruốc thịt với mỡ hành cũng rất thơm ngon nhé.
Chúc các bạn ngon miệng với món xôi khoai mì thơm ngon!
Theo Eva
[Chế biến] - Xôi bắp Khác với món xôi bắp bạn vẫn thấy, cách đồ xôi này sẽ khiến món xôi bắp trở nên thật đặc biệt, thơm phức và béo mềm vị cốt dừa cực hấp dẫn. Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau để đồ xôi bắp: 500gr gạo nếp 2 trái bắp ( nếu k thì 1 hộp bắp hộp) 100ml nước cốt dừa...