Xoay quanh vụ ca khúc Quốc ca trong trận Việt Nam – Lào bị tắt tiếng trên YouTube: Đơn vị phát sóng là ai?
Những thông tin về đơn vị tiếp sóng trận đấu giữa Việt Nam – Lào tại AFF Cup đang được dư luận quan tâm.
Vừa qua, trận giao đấu đầu tiên giữa đội tuyển Việt Nam – Lào tại AFF Cup 2020 đã nhận sự quan tâm của hàng triệu người hâm mộ. Tuy nhiên ở phân đoạn hát Quốc ca của đội tuyển Việt Nam, dòng chữ “Vì lý do bản quyền âm nhạc, chúng tôi buộc lòng phải tắt tiếng ở phần lễ Chào cờ. Sau lễ Chào cờ, tín hiệu âm thanh sẽ trở lại bình thường, mong quý vị khán giả thông cảm” đã khiến dư luận dấy lên sự bức xúc.
Nhiều người cho rằng trường hợp này xảy ra do phía đơn vị BH Media nắm bản quyền sở hữu. Tuy nhiên, phía đơn vị này lại khẳng định đơn vị tiếp sóng là Next Sport đã chủ động tắt tiếng để tránh việc mất doanh thu. Ngay lập tức, nhiều người đã thắc mắc Next Sport là đơn vị nào lại nhận được nhiều sự quan tâm đến vậy.
Khoảnh khắc hát Quốc ca của Đội tuyển Việt Nam được phía đơn vị Next Sport tắt tiếng vì lý do bản quyền
Next Sport là kênh YouTube trực thuộc đơn vị phát hành là Next Media. Kênh YouTube này ra mắt lần đầu tiên vào tháng 4/2013 và cho đến nay đã có tổng lượt view lớn với hơn 628 triệu lượt xem.
Đây là kênh tổng hợp tin tức thể thao Việt Nam và Quốc tế, thu hút lượt xem “khủng” của người hâm mộ. Bằng chứng là trong trận đấu giữa Lào và Việt Nam vừa qua, tổng lượt view mà kênh YouTube này thu được là hơn 6,7 triệu view và nhanh chóng lên thẳng top 1 trending YouTube.
Trận đấu giữa Việt Nam – Lào giúp kênh YouTube này sở hữu hơn 6,7 triệu lượt xem và có cho mình top 1 trending YouTube
Kênh YouTube Next Sport được thành lập từ năm 2013 và cho đến nay đã có hơn 628 triệu lượt xem
Được biết, Next Media (CTCP Giải pháp Truyền hình Thế hệ mới) là 1 công ty trong lĩnh vực truyền thông thể thao và kỹ thuật số. Đơn vị cũng nắm bản quyền của các giải thể thao trong nước và sản xuất các chương trình, giải đấu lớn. Trước đó, đơn vị này cũng nắm bản quyền các trận đấu của Đội tuyển Việt Nam tại vòng loại 2 World Cup 2022, Copa America 2021 và Euro 2020.
Video đang HOT
Trên trang web chính thức của công ty Next Media, đơn vị này khẳng định cung cấp được các dịch vụ tiếp thị thể thao 360 độ tốt nhất thị trường bằng cách tận dụng quyền truyền thông thể thao của chính họ nhằm tiếp thị kỹ thuật số nội bộ.
Ca khúc bỗng bị "đổi chủ" trên YouTube: Chơi theo luật của sân chơi chung?
Tình trạng những người sáng tạo bỗng bị "đánh gậy" bản quyền sản phẩm của mình trên YouTube xảy ra không chỉ ở Việt Nam mà cả quốc tế.
Chuyện không của riêng ai
Câu chuyện bản quyền nhạc số gây chú ý khi nhạc sĩ Giáng Son bức xúc bị "đánh gậy" bản quyền ca khúc "Giấc mơ trưa". Bài hát do nhạc sĩ Giáng Son sáng tác, khi đăng lên Youtube lại nhận được thông báo xác nhận quyền sở hữu.
Bởi, sản phẩm giống với bản "Giấc mơ trưa" do BH Media (thay mặt Hồ Gươm Audio) sở hữu trước đó. Nữ nhạc sĩ khẳng định, cô không hề ký bản quyền với Hồ Gươm Audio Video và BH Media.
Ca sĩ Kpop IU cũng có sản phẩm âm nhạc bất ngờ có "chủ mới" là công ty Trung Quốc, trong khi bản gốc thuộc về phía IU
Không riêng Giáng Son, nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung từng rơi vào tình huống tương tự. Anh đăng lên kênh YouTube playlist gồm 20 ca khúc do chính mình sáng tác. Nhưng sau đó, một đơn vị đã đánh bản quyền playlist này.
Hay diễn viên Gia Bảo cũng bất bình khi loạt vở cải lương như "Tiếng trống Mê Linh", "Nửa đời hương phấn"... thuộc sở hữu của dòng tộc của anh được phát miễn phí trên Youtube, sau nhiều năm bỗng bị BH Media báo cáo vi phạm bản quyền. Sau đó BH Media đã gỡ báo cáo vi phạm.
Chuyện những người sáng tạo bỗng một ngày phát hiện tác phẩm của mình bị "đổi chủ" sở hữu không phải chuyện mới. Thậm chí, đất nước có ngành công nghiệp âm nhạc phát triển mạnh như Hàn Quốc cũng rơi vào thế tréo ngoe.
Nhạc sĩ Giáng Son bất bình vì ca khúc do chính mình sáng tác lại bị "đánh gậy" bản quyền trên YouTube
Nhiều sản phẩm của các nghệ sĩ Kpop như "Waiting" (Younha), "Morning Tears" (IU), "Already One Year" (Brown Eyes Girls), "From me to you" (Davichi)... cũng từng bị một số công ty Trung Quốc tuyên bố sở hữu bản quyền trên YouTube. Trong khi đó, bản gốc của các ca khúc thuộc quyền sở hữu từ công ty quản lý của các nghệ sĩ tại Hàn Quốc.
Vấn đề này được giới chuyên môn Hàn Quốc lý giải, do những kẽ hở về bản quyền của YouTube.
Có thời điểm, nền tảng này chưa yêu cầu sát sao về bản quyền nên nhiều bài hát được đăng tải mà chủ sở hữu không đăng ký bản quyền trên YouTube. Lợi dụng điều đó các công ty khác nhanh chóng "nhảy" vào đăng ký.
Phải theo luật của sân chơi chung
Bản quyền trên nền tảng số hiện nay ở Việt Nam vẫn là vấn đề mới mẻ. Bảo vệ bản quyền trong môi trường kỹ thuật số vẫn luôn là đề tài được bàn luận với biết bao cuộc hội thảo, trao đổi. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm bản quyền vẫn diễn ra.
Luật sư Phạm Duy Khương - Giám đốc điều hành ASL Law nhận định, việc xảy ra các vi phạm cần phải xem xét các bên có hiểu luật và đang vận dụng đúng luật hay không. Xét về pháp lý, pháp luật của Việt Nam có những quy định khá đầy đủ vấn đề về bản quyền.
Anh cho biết, bản quyền một tác phẩm có nhiều loại như quyền phân phối, quyền truyền tải tác phẩm tới công chúng, quyền biểu diễn tác phẩm...
Các bên sẽ cấp cho nhau từng quyền. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết các quyền đó. Phải xem xét thực tế các bên được cấp quyền nào và họ được làm gì với quyền đó.
Theo luật sư Phạm Duy Khương, không phải ai cũng hiểu hết các quyền trong vấn đề bản quyền
"Đặc thù của lĩnh vực bản quyền là có yếu tố lỗi. Lỗi không xác định có cấu thành hành vi xâm phạm hay không, mà chỉ quan tâm rằng, cứ có hành vi xâm phạm thì bất cứ lỗi vô ý hay cố ý đều là xâm phạm", Giám đốc ASL Law phân tích.
Hiện tại, YouTube vận hành một hệ thống quản lý bản quyền tự động là Content ID. Hệ thống này tự động xác định nội dung thuộc sở hữu của chủ sở hữu bản quyền trên YouTube.
Content ID giúp chủ sở hữu bản quyền xác nhận quyền sở hữu bằng cách tự động tìm bài hát gốc hoặc video gốc được sử dụng trong clip trên YouTube.
Cơ chế của YouTube là tạm thừa nhận người tuyên bố đầu tiên là người có quyền với sản phẩm đó. Ai thấy không phù hợp thì khiếu nại, cung cấp bằng chứng sẽ được YouTube phản hồi và xử lý. Nếu YouTube không phản hồi khiếu nại, người sáng tạo có thể khởi kiện nền tảng này.
"Thực tế, YouTube không xác định ai sai, ai đúng trong hành vi này. Sai hay đúng sẽ căn cứ việc người đăng lên hay sử dụng sản phẩm xảy ra ở môi trường nước nào, đối chiếu với pháp lý của môi trường nước đó.
Nếu thực sự là hành vi xâm phạm bản quyền, vẫn sẽ chịu các chế tài như bình thường.
Chúng ta chơi trên nền tảng quốc tế thì phải theo luật của họ", luật sư Khương nói thêm.
YouTube vận hành việc quản lý bản quyền bằng hệ thống tự động Content ID
Trong khi đó, Chuyên gia Sở hữu trí tuệ Đỗ Chiến Thắng (Giám đốc Trung tâm Quyền tác giả Việt Nam) cho rằng, việc các vi phạm vẫn xảy ra là do bản thân những người sáng tạo có hiểu đúng, hiểu trúng về bản quyền hay không.
"Việc các nền tảng số dừng tác phẩm (gỡ bỏ/đánh bản quyền - PV) trên các nền tảng số đều có lý do. Vấn đề chính là người sáng tạo phải tìm hiểu lý do để xử lý vấn đề. Luật Sở hữu trí tuệ hay các luật liên quan ở Việt Nam đều có quy định rất rõ ràng, cụ thể để có thể xử lý các trường hợp", anh bày tỏ.
Theo The Korea Herald, cách để xử lý khi bị xâm phạm bản quyền trên YouTube là gửi trực tiếp khiếu nại bản quyền lên YouTube.
Đồng thời, chính chủ sở hữu bản quyền các sản phẩm âm nhạc cũng phải tích cực thực hiện quyền của mình.
Vỗ tay khen cái... dở! Cô gái mở đường - một ca khúc ý nghĩa dành tặng các cô gái Việt Nam trong thời kháng chiến gian khổ, được biến tấu với lối ăn mặc hở hang. Điều đáng ngạc nhiên, trong khi công chúng thấy chướng tai gai mắt thì giám khảo, huấn luyện viên vốn là những nghệ sĩ có tiếng lại vỗ tay khen hay....