Xoắn buồng trứng: Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị
Buồng trứng là bộ phận sinh sản quan trọng của phụ nữ và một tình trạng bệnh ở khu vực này có thể làm ảnh hưởng chức năng của toàn bộ cơ quan này. Cùng tìm hiểu về bệnh xoắn buồng trứng để bảo vệ sức khỏe của chính mình.
Buồng trứng là cơ quan quan trọng nhất đối với phụ nữ để thực hiện chức năng sinh sản. Nhưng có một căn bệnh nguy hiểm có thể xảy ra ở bộ phận này mà không phải ai cũng có đủ hiểu biết để nắm rõ, đó là xoắn buồng trứng. Đây là một hiện tượng nguy hiểm không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của buồng trứng mà còn có thể dẫn đến khả năng tử vong.
Bởi thế mà bài viết này sẽ chia sẻ thông tin hữu ích về căn bệnh này và cách phòng ngừa cũng như điều trị phù hợp.
1. Xoắn buồng trứng là gì?
Buồng trứng bị xoắn xảy ra khi chúng bị chùng lật và co lại xung quanh các mô hỗ trợ. Khi ấy sẽ gây ra tình trạng cắt đứt nguồn cung cấp máu cho buồng trứng và dẫn đến những cơn đau nhói ở khu vực này. Hiện tượng xoắn buồng trứng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và phổ biến nhất là nhóm phụ nữ ở tuổi sinh sản từ 20 – 40 tuổi. Hiện nay, hơn 65% trường hợp xoắn buồng trứng gây ra ở phần ống dẫn trứng, vòi trứng.
Khi bị xoắn thì buồng trứng thường ít khi nào tự trở lại trạng thái như ban đầu mà sẽ dẫn đến tình trạng vỡ nứt, nhiễm trùng, nhiễm độc và mất máu cấp… Không chỉ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản mà căn bệnh lạ này còn dẫn đến nguy cơ tử vong rất cao.
2. Nguyên nhân gây xoắn buồng trứng
Tuy vẫn chưa có những nguyên nhân cụ thể cho căn bệnh xoắn buồng trứng nguy hiểm nhưng trong nhiều trường hợp, các căn bệnh về buồng trứng như u nang có thể dẫn đến hiện tượng này. Những lần hoạt động mạnh, đi tàu xe bị xóc nhiều hay tình trạng trống ổ bụng sau khi sinh… chính là những điều kiện dẫn đến xoắn buồng trứng.
Trong giai đoạn mang thai, mức độ hormone cao hơn cũng có thể làm giãn các mô trong cơ thể, kể cả dây chằng cố định buồng trứng. Bởi thế mà chúng dễ bị xoắn hơn.
3. Dấu hiệu và triệu chứng của xoắn buồng trứng
Video đang HOT
Những cơn đau dữ dội đột ngột ở vùng bụng dưới hoặc vùng xương chậu kèm theo hiện tượng buồn nôn, sốt, chảy máu bất thường và chuột rút là những dấu hiệu nên được quan tâm của bệnh xoắn buồng trứng.
Các triệu chứng xoắn buồng trứng cũng có những nét tương đồng với triệu chứng của sỏi thận, viêm ruột thừa, nhiễm trùng đường tiết niệu và viêm dạ dày ruột. Do đó, bạn có thể dễ nhầm lẫn chúng với nhiều căn bệnh khác. Chúng thường xuất hiện đột ngột mà không kèm theo lời cảnh báo nào nên tốt nhất là khi phát hiện tình trạng bất thường này thì hãy đến khám bác sĩ ngay.
4. Điều trị xoắn buồng trứng như thế nào?
Khi phát hiện những triệu chứng của bệnh thì bạn nên đến cơ quan y tế để kiểm tra và thực hiện theo lời chỉ dẫn của bác sĩ. Ban đầu, các bác sĩ sẽ tiến hành khám bệnh bằng các biện pháp đánh giá và khám nghiệm vùng chậu để xác định vị trí của cơn đau. Khi ấy, biện pháp siêu âm âm đạo được khuyến cáo để theo dõi được tình trạng buồng trứng, ống dẫn trứng và lưu lượng máu.
Những phương pháp chẩn đoán khác cũng có thể được áp dụng là siêu âm bụng, xét nghiệm máu hoặc các xét nghiệm hình ảnh như chụp CT hoặc chụp MRI có thể được bác sĩ thực hiện. Nếu phát hiện được tình trạng bệnh thì cách duy nhất để điều trị chính là phẫu thuật. Về cơ bản, có hai loại phẫu thuật: nội soi ổ bụng hoặc mổ cắt buồng trứng.
Trong điều kiện bình thường thì phương pháp mổ cắt buồng trứng sẽ không gây ra biến chứng. Thường thì bác sĩ chỉ mổ để cắt bỏ phần buồng trứng bị xoắn và vẫn đảm bảo được hoạt động và chức năng sinh sản của phần còn lại. Bởi thế, bạn cần phải kịp thời khám và điều trị để giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của buồng trứng bị xoắn.
Huyết trắng màu nâu: Khi nào bình thường, khi nào cần đi khám bác sĩ?
Theo Kênh14
Nguyên nhân và phương pháp điều trị dậy thì muộn ở nam giới.
Tuổi dậy thì là một bước ngoặt lớn trong các giai đoạn phát triển của con người, đó là lúc cơ thể phát triển từ một đứa trẻ thành người lớn.
Tuổi dậy thì diễn ra trong nhiều năm, và độ tuổi mà nó bắt đầu và kết thúc cũng khác nhau với mỗi người.Hiện nay độ tuổi dậy thì trung bình của các bạn nam thường dậy thì ở tuổi từ 12 đến 16, nhưng cũng có thể dậy thì sớm hơn hoặc muộn hơn.
Dậy thì nam bình thường như thế nào?
Tuổi dậy thì là một bước ngoặt lớn trong các giai đoạn phát triển của con người, đó là lúc cơ thể phát triển từ một đứa trẻ thành người lớn. Tuổi dậy thì diễn ra trong nhiều năm, và độ tuổi mà nó bắt đầu và kết thúc cũng khác nhau với mỗi người.Hiện nay độ tuổi dậy thì trung bình của các bạn nam thường dậy thì ở tuổi từ 12 đến 16, nhưng cũng có thể dậy thì sớm hơn hoặc muộn hơn. Khi dậy thì, các bạn nam sẽ có những thay đổi về thể chất, sinh lý và tâm lý.
Ảnh minh họa.
Dấu hiệu nam giới dậy thì muộn?
Những thay đổi về thể chất khiến các bạn nam khác dễ dàng phát hiện như:
- Tăng nhanh sự phát triển về chiều cao, khung xương phát triển theo dáng người nam giới như vai rộng, khung chậu hẹp.
- Giọng nói trầm hơn.
- Mọc lông mu, lông nách, và râu.
- Mùi cơ thể có thể rõ rệt hơn.
- Kích thước tinh hoàn và dương vật sẽ lớn hơn, đặc biệt có hiện tượng phóng tinh lần đầu.
Vì vậy, nếu trong độ tuổi trên vẫn chưa thấy các dấu hiệu dậy thì, không thấy bất kỳ dấu hiệu của sự thay đổi cơ thể, đặc biệt là sự phát triển của cơ quan sinh dục như tinh hoàn, dương vật, hoặc không có mộng tinh (xuất tinh) thì có thể liệt vào danh sách dậy thì muộn.
"Thủ phạm" gây dậy thì muộn?
Dậy thì muộn có thể do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu xuất phát từ các yếu tố như: di truyền, bệnh mạn tính, vấn đề về tuyến yên, tuyến giáp, chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý...
- Nguyên nhân đầu tiên cần nghĩ tới khi thấy trẻ dậy thì muộn là do gen di truyền, khi trong gia đình có bố mẹ, cô dì, chú bác, anh em, chị em, hoặc anh em họ (gần) chậm dậy thì. Với trường hợp này thì không cần biện pháp can thiệp. Trẻ sẽ phát triển sau so với bạn cùng tuổi và không ảnh hưởng đến quá trình phát triển chung của cơ thể cũng như khả năng sinh sản. Dậy thì muộn cũng có thể xảy ra khi tuyến yên hoặc tuyến giáp - các tuyến sản xuất hormon quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển cơ thể gặp vấn đề.
- Một số người dậy thì muộn do có nhiễm sắc thể bất thường, như là với các bạn nam mắc hội chứng Klinefelter (clai- phen- tơ) khi được sinh ra có nhiều hơn 1 nhiễm sắc thể X (XXY thay vì XY). Tình trạng này có thể làm chậm phát triển giới tính.
- Trẻ mắc một số bệnh mạn tính cũng có thể gây ra sự chậm trễ trong tuổi dậy thì như: đái tháo đường typ 1, bệnh thận, hoặc hen suyễn vì những bệnh này có thể làm chậm quá trình phát triển của cơ thể.
- Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong vấn đề dậy thì sớm hay muộn. Một người đang bị suy dinh dưỡng cũng có thể phát triển muộn hơn những người có một chế độ ăn uống cân bằng đủ chất. Trường hợp ăn không đủ bữa, biếng ăn, rối loạn ăn uống hay thường xuyên áp dụng chế độ giảm cân quá mức sẽ khiến cơ thể không thể phát triển với tốc độ bình thường được.
Ảnh hưởng dậy thì muộn đến trẻ?
Dậy thì muộn không những ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể khiến trẻ không phát triển thể chất được như các bạn cùng trang lứa, và việc đó lại dễ ảnh hưởng tâm lý. Thiếu niên thường cảm thấy mặc cảm, tự ti khi thấy mình trẻ con hơn so với các bạn. Tuy nhiên, việc dậy thì muộn còn khiến cho hệ nội tiết, cơ quan sinh dục của nam giới không hoạt động, nên thường không có ham muốn tình dục, hạn chế khả năng sinh sản, ảnh hưởng lớn nếu đến tuổi lập gia đình mà các bạn nam vẫn chưa thể dậy thì "thành công".
Điều trị dậy thì muộn cho trẻ trai
Khi các bạn trai khoảng 18 tuổi mà chưa thấy có dấu hiệu dậy thì, thì nên đi khám để được tư vấn và điều trị để không ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của cơ thể. Tùy vào nguyên nhân mà bác sỹ phát hiện khi tiến hành thăm khám, xét nghiệm mà có thể đưa ra các phương pháp điều trị đặc hiệu. Nếu thiếu hụt nội tiết tố sẽ được bổ sung với hàm lượng phù hợp, nếu do các bệnh lý thì sẽ phải tìm cách khắc phục bệnh lý. Càng điều trị sớm, thì khả năng điều trị thành công sẽ càng cao hơn.Vì thế nên đi khám Nam khoa nếu nghi ngờ nam giới dậy thì muộn.
Kết luận
Giai đoạn dậy thì được coi là một giai đoạn "khủng hoảng" bởi trong thời gian này có rất nhiều sự thay đổi cơ thể, cho đến sinh lý, tâm lý. Và nhất là những bạn có hiện tượng dậy thì muộn lại càng hoang mang hơn, vì thế trong giai đoạn này cha mẹ và con cái nên có sự trao đổi nhiều hơn, bởi vì cha mẹ là người lớn, có những hiểu biết, trải nghiệm nhiều hơn nên có thể cùng con chia sẻ, nếu sớm phát hiện các vấn đề bất thường có thể sớm điều trị.
Theo CSTY
Cảnh báo các dấu hiệu suy giảm estrogen ở phụ nữ độ tuổi tiền mãn kinh Phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh không chỉ có dấu hiệu khác thường về chu kỳ kinh nguyệt, tính cách thay đổi mà còn xuất hiện các dấu hiệu suy giảm estrogen. Tình trạng này hoàn toàn có thể phát hiện sớm thông qua những biểu hiện bên ngoài mà chúng ta ít để ý đến. 1. Suy giảm estrogen -...